c. Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện công tác tuyển chọn
2.1.1 Chức năng hoạt động của công ty:
RATRACO là doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Đường Sắt Việt
Nam, hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: Vận tải hàng hoá bằng đường sắt, đường bộ, đường biển, liên vận quốc tế; Kinh doanh kho, bãi; Vận tải hành khách; Thương mại; Quảng cáo; Xuất Nhập khẩu; Du lịch; Khách sạn; Nhà hàng, Đầu tư các dự án về du lịch, khách sạn;…
1-Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt
* - Tổ chức bộ máy quản lý:
Là một công ty cổ phần, mô hình bộ máy quản lý hiện nay của RATRACO được tổ chức phù hợp với đặc điểm quản lý kinh doanh và theo cơ cấu của công ty cổ phần nhằm khai thác hiệu quả cơ sở vật chất và nhân lực hiện có. Bộ máy quản lý của RATRACO được xây dựng trên nguyên tắc quan hệ trực tuyến từ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc đến các phòng ban chức năng công ty, các chi nhánh,
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty
Nguồn : Phòng hành chính - Nhân sự 2 - Đại hội cổ đông:
Là cơ quan cao nhất của Công ty cổ phần vận tải, thương mại đường sắt, Đại hội cổ đông bao gồm 104 thành viên, đại hội cổ đông giải quyết những vấn đề sau:
a) Thông qua quyết định về phương hướng đầu tư và phát triển của Công ty. Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Giám đốc điều hành P - Tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Nhà hàng, khách sạn Cây Xoài V C -hành khách, hàng hóa ViệtNa m rail tour in- out (bound )
b) Thông qua quyết định đầu tư liên doanh của Công ty.
c) Thông qua phương án kinh doanh hàng năm, 5 năm của Công ty. d) Thông qua các bản tổng kết năm tài chính của Công ty.
e) Quyết định giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của Công ty. g) Quyết định thành lập, giải thể các chi nhánh văn phòng địa diện của Công ty.
h) Bầu, thải, miễn các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và ổn định mức thù lao, các quyền lợi khác cho những người đó.
i) Quyết định việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
k) Quyết định đối tượng mua cổ phiếu hoặc trái phiếu, số lượng và cơ cấu cổ phiếu, trái phiếu của mỗi đợt phát hành.
l) Xem xét sai phạm và hình thức xử lý đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc Công ty làm thiệt hại cho Công ty.
m) Quyết định gia hạn hoạt động, giải thể hoặc phá sản Công ty.
3 - Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty bao gồm 5 thành viên là: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác. Hội đồng quản trị của Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty phù hợp với pháp luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
b) Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về việc quản trị Công ty theo điều lệ, nghị quyết của Đại hội cổ đông và pháp luật.
c) Trình Đại hội cổ đông quyết định các vấn đề: Mở rộng hoặc thay đổi phương án hoạt động sản xuất kinh doanh; Vay tiền để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Những vấn đề khác phải thông qua Đại
hội cổ đông.
d) Quyết định phương án tổ chức bộ máy quản lý điều hành Công ty.
e) Bổ nhiệm và bãi miễn các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, đại diện chi nhánh, trưởng các bộ phận nghiệp vụ của Công ty.