1.3.7.1. Xuất huyết
Chảy máu là tác dụng phụ hay gặp nhất (ADR > 1/100) có thể xảy ra trên khắp cơ thể: hệ thần kinh trung ương, các chi, phủ tạng, trong ổ bụng, nhãn cầu [3].
Các yếu tố dự đoán mức độ xuất huyết [18][33][39]:
+ Cường độ điều trị: là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nguy cơ chảy máu. INR > 5 được báo cáo là có nguy cơ chảy máu do thừa thuốc chống đông [3].
+ Các đặc điểm khác của bệnh nhân bao gồm: tiền sử chảy máu (đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa), tiền sử đột quỵ, hoặc các bệnh nặng mắc kèm khác như suy thận nặng, thiếu máu, ung thư hoặc tăng huyết áp.
Tần suất và mức độ nghiêm trọng của xuất huyết có thể được giảm thiểu bằng cách giám sát chặt chẽ PT/INR. Biểu hiện sớm của quá liều chống đông có thể được xem xét bởi tổng phân tích tế bào máu, phân đen, chảy máu kinh nguyệt quá mức hoặc rong kinh, chấm xuất huyết, bầm máu, chảy máu lợi, niêm mạc khác [3].
1.3.7.2. Các tác dụng phụ khác
Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng quan trọng khác bao gồm hoại tử da và hoại tử chi. Cơ chế bệnh sinh của tình trạng này chưa được biết đến một cách đầy đủ, tuy nhiên, có sự liên quan giữa hoại tử da do sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K và thiếu hụt protein C hay đồng yếu tố là protein S [3].
Ngoài ra, các bệnh nhân dùng AVK có thể gặp các triệu chứng: rối loạn tiêu hóa (nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…) hay viêm da, nổi mề đay, phát ban, mẩn ngứa. Tăng men gan, phosphatse kiềm, và bilirubin cũng được báo cáo nhưng hiếm xảy ra [3][33].
18