Chuyển đổi nội dung của các mệnh đề trong văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp hình thức hóa trong việc thẩm định tính logic của các mệnh đề trong các văn bản pháp luật (Trang 82)

7. Kết cấu

2.2.1.Chuyển đổi nội dung của các mệnh đề trong văn bản pháp luật

hình thức tư tưởng và mã hoá chúng

Việc chuyển đổi nội dung của văn bản pháp luật sang hình thức được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuyển đổi các phán đoán dưới dạng ngôn ngữ thông thường thành phán đoán logic, mệnh đề logic. Thực chất đây là thao tác cô đọng lại nội dung của tư tưởng, chỉnh sửa lại từ ngữ sao cho đảm bảo nội dung nhưng lại có cấu trúc của một phán đoán logic thích hợp nào đó. Đây là phương pháp quy đổi tương đương về nội dung nhằm chuyển từ ngôn ngữ sang các ký hiệu logic của logic học. Đây là bước khởi đầu nhưng lại là giai đoạn quan trọng để xác định cụ thể đâu là một phán đoán và có bao nhiêu phán đoán. Từ phán đoán ban đầu thì có thể xuất hiện những trường hợp nào khác nữa hay không hay từ vấn đề xuất hiện có thể hiểu theo những cách nào để từ đó có thể bao quát được hết những trường hợp có thể xảy ra.

Do đó, trong bước đầu tiên này, ta phải xác định xem các mệnh đề trong các văn bản pháp luật là phán đoán đơn, phán đoán phức hay phán đoán đa phức. Với phán đoán đơn thì đó là dạng phán đoán nào: phán đoán toàn thể khẳng định, toàn thể phủ định, phán đoán bộ phận khẳng định hay phán đoán bộ phận phủ định. Còn với phán đoán phức thì xác định xem đó là phép hội, phép tuyển, phép kéo theo hay phép tương đương.

Ví dụ 1: Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị. (Khoản 2 Điều 11 Hiến pháp 2013).

Mệnh đề trên là một phán đoán đơn trong đó:

Chủ từ (S): hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vị từ (P): bị nghiêm trị Lượng từ: Mọi ()

Hệ từ: bộ phận dùng để liên kết các đối tượng của chủ từ với vị từ là “đều” – biểu hiện quan hệ khẳng định giữa chủ từ và vị từ.

Quan hệ giữa S và P thể hiện ở tính chu diên của chúng. Trong mối quan hệ này mọi đối tượng của lớp S thuộc lớp P (vị từ bao hàm chủ từ), tức là S chu diên (S+) còn P không chu diên (P-).

Ví dụ 2: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. (Khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005).

Đây là phán đoán phức sử dụng phép kéo theo với cấu trúc: Nếu… thì.

Trong đó, hiện tượng S: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại” là điều kiện và có nó thì kéo theo sự tồn tại của hệ quả P: “phải bồi thường”.

Như vậy, nếu đã có điều kiện S thì đương nhiên sẽ có hệ quả P. Điều này thể hiện mối liên hệ nhân quả: có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Và về mặt giá trị logic thì phán đoán kéo theo có giá trị logic đúng vì cả phán đoán điều kiện và phán đoán hệ quả đều có giá trị logic đúng.

Từ đó, ta có cấu trúc hình thức của mệnh đề trên như sau: S → P.

Với cách xác định này, việc tiếp cận các văn bản pháp luật sẽ dễ dàng hơn và có thể kiểm tra tính chính xác về mặt nội dung của các văn bản pháp luật.

Bước 2: Dùng ký hiệu nhân tạo đặt tên cho các phán đoán (ký hiệu: a, b, c…). Việc lựa chọn các ký hiệu nhân tạo nhằm tách nội dung ra khỏi sự phán đoán. Thống kê tất cả các thông tin, các trường hợp xuất hiện xung quanh vấn đề nghiên cứu để có thể đưa ra hệ thống các ký hiệu phù hợp. Ở giai đoạn đoạn này, ta có thể đặt tên cho tất cả những trường hợp đã được xác định ở giai đoạn trước và hệ thống lại những thông tin đó ta sẽ có được một tổng hợp các ký hiệu nhân tạo sau khi gạt bỏ lại nội dung của thông tin. Từ đó, ta sẽ xác định được số lượng các phán đoán được sử dụng trong các văn bản pháp luật mà ta đang nghiên cứu. Việc dùng ký hiệu nhân tạo đặt tên cho các phán đoán tạo ra sự rõ ràng cho các văn bản pháp luật. Bởi vì lúc này ta đã loại bỏ đi được những câu chữ rườm rà, khó hiểu và để lại các ký hiệu dễ nhận biết.

Ví dụ: Với ví dụ 2 trong Bước 1, ta có thể sử dụng ký hiệu đặt tên cho phán đoán như sau: a: Tổ chức kinh tế có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm

nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; b: được Nhà nước xem xét giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.

Bước 3: Xác định các phép logic, các liên từ logic thích hợp căn cứ trên các từ, các dấu của đoạn văn trong văn bản. Trong một đoạn văn có thể chứa đựng rất nhiều phán đoán đơn và những phán đoán đơn này thường đặt trong mối liên hệ nhất định nào đó với nhau để cung cấp cho người đọc những thông tin nào đó. Vì vậy, nhiệm vụ của giai đoạn này là phải tìm hiểu xem đoạn văn có những liên từ logic nào, những liên từ logic đó nằm trong phép logic nào để ta có thể xây dựng được công thức hoàn chỉnh về đoạn văn.

Các phép logic và các liên từ logic thường sử dụng để liên kết các phán đoán bao gồm:

- Phép hội – “ ˄”. Liên từ logic trong phép hội: và, vừa là… vừa là, tuy… nhưng, chẳng những… mà còn

- Phép tuyển – “v”. Các liên từ logic trong phép tuyển: hoặc là… hoặc là, hay là… - Phép kéo theo – “→”. Các liên từ logic: Nếu… thì, vì… nên

- Phép tương đương – “”. Liên từ logic: nếu và chỉ nếu, khi và chỉ khi. Bước 4: Mã hoá toàn bộ chuỗi suy luận của văn bản

Sử dụng các ký hiệu nhân tạo cùng các phép logic đã xác định được ở bước 2 và bước 3 để xây dựng chuỗi suy luận cho đoạn văn. Đoạn văn cho ban đầu có thể rất dài nhưng sau khi tách nội dung ra để chuyển hình thức là các ký hiệu logic vào đó ta sẽ thu được lược đồ ngắn gọn về thông tin. Chuỗi suy luận này sẽ giúp người đọc nhìn nhận dễ dàng hơn về thông tin mà họ đang tiếp cận. Từ đó giúp khắc phục tình trạng có những cách hiểu khác nhau về cùng một thông tin.

Bước 5: Kiểm tra trật tự lôgíc của suy luận đã mã hoá

Sau khi mã hóa được chuỗi suy luận của văn bản, ta kiểm tra lại xem những liên từ logic đã xác định chính xác chưa, phép logic đã trùng với các liên từ logic đó chưa. Và quan trọng hơn cả là sau khi xây dựng được chuỗi suy luận rồi ta chuyển nội dung vào chuỗi suy luận đó thì sẽ thu được kết quả là chân thực hay giả dối. Nếu giá trị của chuỗi suy luận là chân thực thì chuỗi suy luận phù hợp với nội dung mà đoạn văn đề cập, nếu giá trị là giả dối thì phải kiểm tra lại xem

cách lập luận như thế đã chính xác chưa để từ đó ta có thể tìm kiếm được tri thức đúng về sự vật. Việc kiểm tra này sẽ xác định được loại suy luận để thu được kết quả là loại suy luận nào và suy luận có đúng các quy tắc logic hay không.

Ví dụ: Người dùng nguyên liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó. (Khoản 2 Điều 238 Bộ luật Dân sự).

Bước 1: Chuyển đổi quy phạm pháp luật trên thành mệnh đề logic, ta có: Mệnh đề 1: Nếu người dùng nguyên liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới.

Mệnh đề 2: Tuy trở thành chủ sở hữu tài sản mới nhưng chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2: Đặt tên cho mệnh đề, ta có:

a: người dùng nguyên liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình b: trở thành chủ sở hữu của tài sản mới.

c: phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó

Bước 3: Các phép logic sử dụng trong điều luật trên gồm: Phép kéo theo (→) và phép hội (˄)

Bước 4 và bước 5: Mã hóa điều luật trên ta có cấu trúc hình thức: (a →b) ˄ c

Cấu trúc hình thức này hoàn toàn phù hợp với các liên từ được dùng trong điều luật và khi chuyển nội dung vào ta thấy sự phù hợp giữa hình thức và nội dung.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp hình thức hóa trong việc thẩm định tính logic của các mệnh đề trong các văn bản pháp luật (Trang 82)