Yêu cầu gắn kết hình thức của các mệnh đề văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp hình thức hóa trong việc thẩm định tính logic của các mệnh đề trong các văn bản pháp luật (Trang 68)

7. Kết cấu

2.1.1. Yêu cầu gắn kết hình thức của các mệnh đề văn bản pháp luật

nội dung cần phản ánh

Nội dung và hình thức là hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, trong đó, nội dung như là tổng thể các yếu tố, các mặt, các quá trình của từng đối tượng, còn hình thức như là tổ chức bên trong của nội dung. Vì vậy, việc sử dụng đúng đắn các hình thức logic, sự thống nhất hữu cơ của chúng với nội dung khách quan, giúp vạch ra những vấn đề phức tạp, những mối liên hệ và tính quy luật của hiện thực bị ẩn dấu đối với ta.

Trong nhận thức khoa học, mọi quá trình nhận thức chỉ có thể diễn ra trong những hình thức tư duy xác định; trong khi là phản ánh các hình thức của thế giới khách quan, chúng tổ chức thành quá trình nhận thức, đảm bảo cho quá trình đó phát triển đều đặn. Còn trong nội dung của tư duy không chỉ có yếu tố của tư tưởng tham gia vào quá trình tư duy nhận thức, mà trước tiên là mối liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó, sự tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chính những quá trình đó mới quyết định sự vận động của tư duy, việc nhận được những tư tưởng đáng tin cậy mới và theo đó đặc trưng cho nội dung của quá trình tư duy.

Trong hiện thực vật chất, đặc điểm quan trọng nhất của hình thức là ở chỗ, nó biểu hiện và tổ chức nên nội dung. Áp vào tư duy, vào nhận thức điều đó có nghĩa là các hình thức của tư tưởng tồn tại để chuyển tải nội dung các tri thức vốn được phản ánh trong các tư tưởng đó. Nhưng các tư tưởng của ta chỉ có thể phản ánh các đối tượng, các mối liên hệ và quan hệ của chúng, tức là thứ chất liệu mà hiện thực khách quan mang lại cho ta. Ngoài nội dung vật chất ấy thì các hình thức là trống rỗng, vô dụng. Điều đó chứng tỏ các hình thức của tư tưởng gắn bó chặt chẽ với nội dung của chúng; trong đầu con người không thể xuất hiện bất kỳ tư tưởng nào mà chưa được diễn đạt ở hình thức tương ứng, cũng như mọi hình thức tư tưởng đều thể hiện nội dung xác định. Chỉ có thể gác lại nội dung để xác định hình thức cụ thể nhưng không thể tách hình thức ra khỏi nội dung của tư tưởng. Vì sự nhận thức thực sự diễn ra không phải nhờ các trừu tượng trống rỗng, phi nội dung, mà nhờ các khái niệm vốn là sự phản ánh các sự vật và quan hệ vật chất.

Các hình thức logic tổ chức nên nội dung cung cấp cho con người khả năng khám phá những mối liên hệ sâu sắc trong hiện thực vật chất, những quy luật phát triển quan trọng nhất của nó, liên kết các tri thức mảnh đoạn, phân tán hay thiếu đầy đủ của chúng ta về các đối tượng của thế giới vật chất thành một lý thuyết hoàn chỉnh.

Trong hệ thống pháp luật nước ta, văn bản pháp luật, với tư cách là những văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, là những quy định mang tính bắt buộc chung, được ban hành theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe về việc đảm bảo hình thức thể hiện sao cho có thể chuyển tải đúng, đủ, ngắn gọn và thực hiện được trong thực tế. Yêu cầu này khác với yêu cầu về tính hình thức của pháp luật (hình thức bên trong và bên ngoài) mà trong đó các quy phạm pháp luật được coi là hình thức bên trong của pháp luật. Yêu cầu gắn kết giữa nội dung và hình thức thể hiện chính là yêu cầu về mặt logic của văn bản pháp luật nhằm hướng tới phản ánh khách quan và điều

chỉnh một cách hiệu quả các quan hệ xã hội góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện và hợp lý.

Do đó, khi ban hành các văn bản pháp luật trước hết phải chính xác hoá về mặt nội dung theo các khâu sau:

Khâu thứ nhất: Phân giải pháp lý: đây là quá trình phân giải tài liệu pháp luật thành những yếu tố đơn giản nhất, tìm ra những dấu hiệu chung và riêng của từng nhóm quan hệ pháp lý. Chẳng hạn, từ các hợp đồng (mua bán, thuê mướn, vận chuyển…) tìm ra những yếu tố hợp thành những dấu hiệu riêng của từng loại hợp đồng. Trong mỗi loại hợp đồng, lại có những khâu, những mặt khác nhau, cũng phân giải như vậy, để tìm cái chung, phổ biến cho tất cả các khâu, các mặt và cái riêng của từng khâu, từng mặt.

Khâu thứ hai: Tập trung pháp lý: Quan hệ pháp lý cụ thể đều được điều tiết bằng những quy phạm, quy tắc tương ứng. Từ những quy tắc cụ thể, rút ra những quy tắc chung (theo mức độ nhất định nào đó) rồi tập trung chúng lại, trừu tượng hóa và khái quát hóa thành những nguyên tắc chung về mặt này hay mặt khác, ở những mức độ khác nhau.

Khấu thứ ba: Xác lập hình thức: Sau quá trình định hình về mặt nội dung, người ta bắt đầu dùng các hình thức của tư duy để chuyển tải các nội dung đó thông qua khái niệm hoặc phán đoán.

Khâu thứ tư: Xây dựng cụ thể: là khâu cuối cùng bao gồm tất cả những công việc viết và sắp xếp cụ thể các ý, các từ vào các điều, các khoản, các đoạn, các điểm… của văn bản pháp luật sao cho rõ ràng, mạch lạc. Lúc này, việc tuân theo những quy tắc logic và tiến hành những công tác phân giải và tập trung pháp lý trong khuôn khổ tương ứng là yêu cầu bắt buộc.

Trong thời đại ngày nay, thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật, người ta đã dùng những phương pháp logic toán học và máy tính điện tử để làm những công việc phân giải tập trung và chọn lọc, sắp xếp các yếu tố pháp lý trong quá trình xây dựng những văn bản pháp quy lớn. Mỗi ý, mỗi từ đều có dấu hiệu, được

mã hóa và đưa vào chương trình của máy tính điện tử. Máy tính điện tử sẽ phát hiện nhanh những từ đúng nghĩa hay sai nghĩa, những ý trùng lặp hay mâu thuẫn nhau, những cách sắp xếp, trình bày không logic, không hợp lý.

Tuy nhiên, trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật, khi không tuân thủ theo trình tự trên và không tạo được sự gắn kết giữa nội dung và hình thức chuyển tải, các văn bản pháp luật sẽ chứa đựng những quy định pháp luật khiếm khuyết, không chuyển tải chính xác và toàn diện yêu cầu khách quan trong nội dung của những quy định pháp luật. Điều đó thể hiện sự không phù hợp giữa nội dung của các văn bản pháp luật và hình thức chuyển tải nó. Sự không phù hợp này thể hiện khá phổ biến trong hệ thống văn bản pháp luật nước ta hiện nay. Cụ thể:

Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia Hiện nay, dấu hiệu này rất cần được xem xét trong quá trình xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Vì muốn thực hiện tốt các cam kết quốc tế, Việt Nam không chỉ tiến hành việc nội luật hóa mà còn phải rà soát nhằm phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa phù hợp để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế bằng văn bản khác. Ví dụ: theo quy định tại Điều 10 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì chỉ những văn bản quy phạm pháp luật mới bắt buộc phải đăng công báo còn các văn bản chỉ đạo điều hành có hiệu lực rộng rãi như công điện, công văn của cơ quan nhà nước ở trung ương không buộc phải đăng công báo nên cơ quan phát hành công báo không có trách nhiệm đăng tải. Nhưng tại Chương VI Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ lại quy định về tính minh bạch, công khai các luật, quy định và chỉ là các văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ còn có cả công văn, công điện do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ở trung ương ban hành. Vì vậy, giữa Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật với Chương VI Hiệp định song phương nói trên đã có những quy định không phù hợp với nhau. Kể từ khi ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Việt Nam đã và đang rà soát tất cả các văn bản pháp

luật quy định về lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác có liên quan để đảm bảo tính tương thích, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện cam kết quốc tế. Như vậy, nếu văn bản quy phạm pháp luật nào chưa phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia thì đó là lý do để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý bằng biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ và ban hành với những văn bản có liên quan đến điều ước quốc tế đó.

Khi những văn bản pháp luật được ban hành không đúng các quy định về thể thức và thủ tục ban hành thì cũng dẫn đến tình trạng không phù hợp giữa nội dung và hình thức. Văn bản pháp luật có thể thức không đúng quy định của pháp luật biểu hiện ở việc thiếu những đề mục cần thiết hoặc được trình bày các đề mục không đúng quy định của pháp luật, như: Văn bản quy phạm pháp luật không có năm ban hành trong đề mục số, ký hiệu văn bản; văn bản áp dụng pháp luật không có trích yếu; địa danh trong văn bản được viết không đúng (ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm…); thể thức không phù hợp với thủ tục thông qua văn bản… Văn bản pháp luật có thể có sự vi phạm về thủ tục trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc không thực hiện những thủ tục là cơ sở để xác định tính hợp pháp cho văn bản áo dụng pháp luật, như: Không thành lập hội đồng kỷ luật trước khi ra quyết định kỷ luật công chức; không thành lập hội đồng tuyển chọn thẩm phán trước khi ra quyết định bổ nhiệm thẩm phán…

Sự không phù hợp giữa nội dung và hình thức của các văn bản pháp luật còn thể hiện ở chỗ văn bản pháp luật không đáp ứng về yêu cầu khoa học. Cụ thể:

Thứ nhất, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội. Đây là những văn bản mà trong đó có các quy định cao hơn hoặc thấp hơn thực trạng kinh tế - xã hội, không phù hợp với đời sống vật chất và ý thức xã hội, gây cản trở cho tiến trình phát triển của xã hội. Sự không phù hợp có thể chỉ thuộc về một phần nội dung văn bản, cũng có thể là toàn bộ văn bản. Những văn bản pháp luật này thường không có tính khả thi, khó

với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục trong xã hội. Đây chính là biểu hiện của sự không phù hợp giữa pháp luật với đạo đức. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội nhưng pháp luật lại không phải là yếu tố duy nhất để điều chỉnh xã hội. Các quy phạm pháp luật xã hội khác như đạo đức, tôn giáo… cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, để đảm bảo tính khả thi cho văn bản pháp luật, trong quá trình ban hành cũng như tổ chức việc thực hiện văn bản pháp luật, trong quá trình ban hành cũng như tổ chức việc thực hiện văn bản pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền cần thể hiện sự dung hòa mối quan hệ giữa pháp luật và các yếu tố trên. Nhưng trên thực tế không phải khi nào chủ thể ban hành văn bản pháp luật cũng thực hiện có hiệu quả yêu cầu này. Vì thế, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc cũng dễ dàng xảy ra và làm mất đi tính khả thi của những văn bản đó. Đây cũng là dạng khiếm khuyết của văn bản pháp luật cần được xử lý. Thứ ba, việc không đảm bảo yêu cầu về khoa học của văn bản pháp luật còn thể hiện trong sự khiếm khuyết về kỹ thuật pháp lý. Kỹ thuật pháp lý là yếu tố có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của từng văn bản pháp luật. Tính logic, chặt chẽ về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia sắp xếp hợp lý chính là những yêu cầu cơ bản của kỹ thuật pháp lý. Sự khiếm khuyết về kỹ thuật pháp lý của văn bản pháp luật biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, như: Nội dung không đủ để hoàn thiện chủ đề của văn bản; nội dung không tập trung, thống nhất (tản mạn, vụn vặt); nội dung không rõ ràng, thiếu mạch lạc, thiếu chính xác; việc phận chia, sắp xếp nội dung văn bản không đảm bảo tính logic chặt chẽ; sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực, sử dụng từ ngữ không phù hợp với đặc trưng văn phong pháp lý (từ địa phương, từ lóng, từ hoa mỹ, thừa từ, lặp từ…), câu chữ rườm rà, tối nghĩa, không đủ thành phần ngữ pháp, diễn đạt câu thiếu mạch lạc, rõ ràng, không đảm bảo tính nhất quán, logic… Từ đó, làm cho người đọc khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều cách khác nhau và làm giảm đi tính trang trọng, nghiêm túc cũng như hiệu quả tác động của văn bản pháp luật trong hoạt động giao tiếp, điều hành, quản lý.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp hình thức hóa trong việc thẩm định tính logic của các mệnh đề trong các văn bản pháp luật (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)