7. Kết cấu
1.1.3. Sự biểu hiện phương pháp hình thức hoá qua một số hình thức cơ
bản của tư duy
Logic học là khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật của tư duy. Các hình thức cơ bản của tư duy như khái niệm, phán đoán, suy luận là những
thể hiện rõ nhất của phương pháp hình thức hóa trong logic học. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát những biểu hiện của phương pháp hình thức hóa thông qua một số hình thức cơ bản của tư duy.
1.1.3.1 Khái niệm
Thông thường, ta định nghĩa: Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy
trừu tượng, trong đó phản ảnh những thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Trong trường hợp cần phân biệt rõ hơn khái niệm với các hình thức khác của tư duy cũng phản ánh đối tượng thông qua các đặc trưng cơ bản của nó - chẳng hạn như lý thuyết khoa học, thì định nghĩa sau
đây chính xác hơn: Khái niệm là hình thức của tư duy trừu tượng, là kết quả của
quá trình khái quát hóa và tách biệt (trong tư tưởng) các đối tượng thuộc về một lớp nào đó theo một số dấu hiệu đặc trưng nhất định của các đối tượng này. Trong định nghĩa này, dấu hiệu bản chất chính là cái giúp ta so sánh được đối tượng này với đối tượng khác, sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
Khái niệm không chỉ là hình thức của tư duy mà còn là trình độ của tư duy. Bất kỳ một thao tác tư duy nào của con người cũng là tư duy bằng khái niệm. Tư duy ngoài ngôn ngừ, ngoài khái niệm là không thể được. Tư duy khái niệm còn đặc trưng cho tư duy lý luận nói chung và tư duy khoa học nói riêng. Mọi hệ thống khoa học dù là tự nhiên hay xã hội, muốn vươn tới tính hoàn thiện khoa học phải kiện toàn hệ thống khái niệm, phạm trù khoa học của mình.
Về mặt cấu tạo, mỗi khái niệm đều do hai bộ phận cấu thành là nội hàm và ngoại diên.
* Nội hàm của khái niệm là tập hợp tất cả các dấu hiệu làm cơ sở cho việc khái quát hóa và tách riêng ra thành một lớp các đối tượng phản ánh trong khái niệm. Như vậy nội hàm của khái niệm chính là tập hợp tất cả các dấu hiệu cơ bản của đối tượng được phản ánh trong khái niệm.
* Ngoại diên của khái niệm là tập hợp những sự vật hiện tượng có chứa những dấu hiệu chung, bản chất được phản ảnh trong khái niệm.
Giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Nội hàm sâu thì ngoại diên hẹp; nội hàm cạn thì ngoại diên rộng. Khi đưa thêm dấu
hiệu vào nội hàm của khái niệm nghĩa là tăng số phần tử trong nội hàm thì một số đối tượng không có dấu hiệu bản chất mới bị loại ra khỏi ngoại diên của khái niệm nghĩa là giảm số đối tượng trong ngoại diên.
Trong hoạt động nhận thức, các khái niệm được hình thành rất đa dạng với nội hàm và ngoại diên khác nhau, nhưng giữa chúng lại luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa các khái niệm, bằng phương pháp mô hình hoá, đã chuyển tải một cách chính xác mối quan hệ giữa các lớp đối tượng được phản ánh trong hiện thực, nhờ đó chuẩn xác hoá nhận thức về chúng. Quan hệ giữa các khái niệm được xác lập về cơ bản là căn cứ vào lớp đối tượng được xét đến trong ngoại diên của chúng. Chúng gồm các quan hệ sau:
Quan hệ đồng nhất (trùng nhau):
Quan hệ bao hàm
Quan hệ giao nhau
Quan hệ ngang hàng không tương thích
A, B A B B A A D C B
Quan hệ ngang hàng tương thích
Quan hệ đối lập
Quan hệ mâu thuẫn
Trong lĩnh vực luật pháp, xem xét mối quan hệ giữa các khái niệm giúp cho chúng ta sử dụng được chính xác các khái niệm trong từng tình huống cụ thể và với từng đối tượng rõ ràng. Từ đó giúp chúng ta hiểu đúng các đối tượng thuộc loại quan hệ nào để xác định được chính xác đối tượng điều chỉnh của từng ngành luật tránh sự nhầm lẫn, mâu thuẫn hay chồng lấn về đối tượng điều chỉnh giữa các ngành luật cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
1.1.3.2. Phán đoán
Trong thế giới khách quan, các sự vật và hiện tượng tồn tại, vận động và phát triển trong mối liên hệ, tác động qua lại với nhau. Không một sự vật, hiện tượng nào tồn tại riêng lẻ một mình mà không có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Mặt khác, các sự vật, hiện tượng còn có những thuộc tính vốn có của nó. Cho nên, để có thể nhận thức ngày càng đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì các mối liên hệ cũng như những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng không thể không được phản ánh. Hình thức tư duy nhằm phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau và những thuộc tính nhất định của chúng
A B C A B B
được gọi là phán đoán. Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy, được hình thành trên cơ sở liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối tượng hay thuộc tính của nó ở phẩm chất xác định.
Ví dụ: Mọi sinh vật đều phải thực hiện quá trình trao đổi chất.
Hình thức phán đoán là một trong những hình thức của tư duy thể hiện phương pháp hình thức hoá một cách rõ nét nhất. Bản thân cấu tạo hình thức của các dạng thức phán đoán đều chuyển tải trong nó đa phần là các ký tự và ký hiệu của toán học hay logic học mà nhờ đó việc thẩm định tính chính xác của các tư tưởng thông qua hình thức hoá nó xác lập.
- Ví dụ đối với hình thức phán đoán đơn.
Trong phán đoán đơn, cấu tạo của phán đoán đơn gồm 4 loại, với cấu trúc hình thức như sau:
+ S là P (A)
Ví dụ: Mọi tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội + S không là P (E )
Ví dụ : Phòng vệ chính đáng không là tội phạm. + S là P ( I )
Ví dụ: Một số hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm + S không là P ( 0)
Ví dụ: Một số tội phạm không là tội nghiêm trọng
Trong đó S là khái niệm chỉ đối tượng mà khái niệm phản ánh gọi là chủ từ,
ký hiệu: S (subjectum).
P là khái niệm chỉ tính chất, quan hệ của đối tượng gọi là vị từ, ký hiệu: P (praedicatum).
Trước chủ từ S có một lượng từ phổ dụng: (All: Tất cả, toàn thể), hoặc lượng từ tồn tại: (Existence: Sự tồn tại). Các ký hiệu A, E, I, O là các ký hiệu được lấy từ gốc từ latinh Affrimo và Nego
Giữa các phán đoán đơn có các mối quan hệ cơ bản và tương ứng với đó là các quan hệ về mặt giá trị logic của chúng. Quan hệ này bằng việc hình thức hoá thông qua các giá trị 1 và 0 dùng để diễn tả tính chân thực của một hình thức phán đoán khi chuyển tải nội dung phản ánh về hiện thực. Quan trọng hơn, chính việc xác lập về mặt giá trị logic của các phán đoán trong quan hệ với nhau trên hình vuông logic thông qua hệ giá trị 1; 0 đã chuyển tải trong nó những phương pháp tư duy logic chuẩn xác và chặt chẽ, khoa học trong quá trình phản ánh đối tượng.
Đối chọi trên A E Thứ Thứ
bậc bậc I Đối chọi dưới O
Ví dụ: trên hình vuông logic, phán đoán A và I là quan hệ lệ thuộc (hay còn gọi là quan hệ thứ bậc, trong đó phán đoán nào có lượng toàn thể gọi là bậc trên, phán đoán nào có lượng bộ phận gọi là bậc dưới). Đó chính là quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận trong nó.
Trong quan hệ thứ bậc, quan hệ giữa các phán đoán thể hiện theo quy ước sau:
+ Nếu phán đoán bậc trên chân thực thì phán đoán bậc dưới tất yếu chân thực, nếu phán đoán bậc dưới giả dối thì tất yếu phán đoán bậc trên giả dối
+ Nếu phán đoán bậc trên giả dối thì giá trị logic của phán đoán bậc dưới chưa xác định (có thể chân thực hoặc giả dối)
+ Nếu phán đoán bậc dưới chân thực thì giá trị logic của phán đoán bậc trên là chưa xác định (có thể chân thực hoặc giả dối).
Ta có thể mô tả quan hệ giá trị logic giữa các phán đoán trong quan hệ thứ bậc như sau:
A = 1→ I =1 A = 0 → I = ?
I = 0 → A = 0 I = 1 → A = ?
E = 1 → O = 1 E = 0 → O =?
O = 0 → E = 0 O = 1 → E = ?
Từ bảng giá trị logic được hình thức hoá ở trên, có thể chuyển tải và kiểm chứng nội dung của một trong những phương pháp nhận thức khoa học như sau: trong mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận: nếu có cái toàn thể đúng thì mọi bộ phận trong nó đều đúng, nhưng nếu chỉ có một bộ phận trong nó đúng thì không nhất thiết cái toàn thể sẽ đúng. Ngược lại, chỉ cần một bộ phận trong cái toàn thể sai thì không bao giờ có cái toàn thể đúng, nhưng nếu cái toàn thể sai thì không nhất thiết mọi bộ phận trong nó đều sai. Với phương pháp nhận thức này, nếu áp dụng vào nhận thức một hiện tượng cụ thể (ví dụ như có những văn bản pháp luật ở Việt Nam chưa chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung), có thể lập luận như sau: từ hiện tượng có một số văn bản pháp luật ở nước ta chưa đảm bảo tính chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức thì không thể kết luận rằng toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam là chưa chặt chẽ...v.v. Tương tự như vậy là các lập luận với các tình huống cụ thể khác khi vận dụng phương pháp hình thức hoá trên.
- Ví dụ đối với phán đoán phức.
Phán đoán phức hợp là sự kết hợp của các phán đoán đơn nhờ các liên từ logic. Trong đó, các phán đoán đơn được gọi là các phán đoán thành phần (ký hiệu a, b, c… ). Các liên từ logic trong phán đoán phức chính là các từ nối thể hiện quan hệ giữa các phán đoán thành phần.
Phán đoán phức là hình thức tư duy chuyển tải những hình thức tư tưởng tương đối phức tạp để phản ánh về đối tượng bằng các mệnh đề phức. Khi diễn đạt nội dung tư tưởng, các hình thức biểu hiện thường thông qua các hình thức cơ bản sau:
Phán đoán liên kết (sử dụng phép hội - Λ) – đây là phán đoán phức phản ánh mối quan hệ cùng tồn tại của các đối tượng hay thuộc tính được phản ánh trong các phán đoán thành phần.
Ví dụ: Lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân
Phán đoán phân liệt (sử dụng phép tuyển - v) – đây là phán đoán phức nêu lên mối quan hệ lựa chọn tồn tại giữa các đối tượng hoặc thuộc tính được phản ánh trong các phán đoán thành phần, trong đó nhất thiết phải có một tồn tại.
Phán đoán phân liệt gồm hai loại:
Phán đoán phân liệt tuyệt đối: thể hiện quan hệ lựa chọn tồn tại giữa các đối tượng được phán ánh trong các phán đoán thành phần: sự tồn tại của đối tượng này loại trừ sự tồn tại của các đối tượng khác. Về mặt giá trị logic, phán đoán phân liệt tuyệt đối chỉ đúng khi và chỉ khi có một phán đoán thành phần là đúng và sai khi các phán đoán thành phần cùng đúng hoặc cùng sai.
Phán đoán phân liệt liên kết là phán đoán phân liệt mà trong đó nêu lên quan hệ lựa chọn tồn tại giữa các đối tượng được phản ánh trong các phán đoán thành phần, sự tồn tại của một đối tượng này không loại trừ sự tồn tại của những đối tượng khác. Về mặt giá trị logic của phán đoán này: phán đoán phân liệt liên kết chỉ sai khi và chỉ khi tất cả các phán đoán thành phần đều sai và đúng khi có ít nhất một phán đoán thành phần đúng.
Ví dụ: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân…
Người nào hoạt động hoặc tham gia tổ chức nhằm chống phá chính quyền nhân dân thì…
Phán đoán điều kiện (phép kéo theo - →) – đây là phán đoán phản ánh mối quan hệ giữa các thành phần trong phán đoán phức, trong đó phải có một thành phần tồn tại với tư cách là điều kiện và thành phần còn lại tồn tại với tư cách là hệ quả.
Ví dụ: Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
Phán đoán tương đương (sử dụng phép tương đương - ) – đây là phán đoán phức thể hiện quan hệ hai chiều giữa các phán đoán thành phần. Phán đoán tương đương: “a nếu và chỉ nếu b” là sự kết hợp của hai phán đoán điều kiện: “nếu a thì b” và “nếu b thì a”.
Phán đoán phủ định (sử dụng phép phủ định) – đây là một phán đoán phức
phản ánh sự không tồn tại của đối tượng được nêu ở phán đoán thành phần ở phẩm chất đang xét.
Trong nhiều trường hợp, các mệnh đề được diễn đạt dưới các hình thức phức tạp hơn, khi đó, người ta phải dùng tới các hình thức của phán đoán đa phức hợp (là sự kết hợp tối thiểu là hai phán đoán phức với nhau)
Ví dụ: Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 187 Bộ luật Dân sự 2005).
Trong ví dụ trên, nhà làm luật đã dùng hai phán đoán phức và liên kết chúng lại với nhau bằng dấu “;” để có phán đoán đa phức:
Phán đoán phức thứ nhất: Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu.
Phán đoán phức thứ hai: nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3.3. Suy luận
Tư duy là hình thức cao nhất của sự phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan. Tri thức mà con người thu được từ quá trình tư duy không phải bao giờ cũng được khái quát trực tiếp từ bản thân đối tượng trong hiện thực, mà con người còn có khả năng tự rút ra những tri thức mới từ những tri thức đã biết trước đó. Hình thức tư duy nhờ đó con người kết hợp những tri thức đã biết để rút ra
của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán theo các quy tắc logic xác định.
Sơ đồ suy luận:
………. Suy luận
Ví dụ 1: Phán đoán 1: Theo điều luật về phòng vệ chính đáng: mọi người vì lợi ích của nhà nước, tập thể hoặc bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân hay người khác đều có quyền chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích trên
Phán đoán 2: Thực tế: Nhân viên bảo vệ kho tàng trong khi đang làm nhiệm vụ thì bị bọn cướp tấn công.
Từ phán đoán 1 và phán đoán 2 ta suy ra:
Phán đoán 3: Nhân viên bảo vệ kho tàng được quyền dùng các phương tiện để chống trả.
Bất kỳ suy luận nào cũng bao gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề (còn
gọi là phán đoán xuất phát) là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới.
Kết luận là phán đoán mới thu được bằng con đường lôgic từ các tiền đề. Lập luận là cách thức lôgic rút ra kết luận từ các tiền đề. Trong ví dụ nêu trên (1), (2) là tiền đề; (3) là kết luận.
Quan hệ suy diễn logic giữa các tiền đề và kết luận được quy định bởi mối liên hệ giữa các tiền đề về mặt nội dung. Nếu các phán đoán không có liên hệ về mặt nội dung thì không thể lập luận để rút ra kết luận.