Yêu cầu đảm bảo tính nhất quán, tính không mâu thuẫn, tính xác

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp hình thức hóa trong việc thẩm định tính logic của các mệnh đề trong các văn bản pháp luật (Trang 74)

7. Kết cấu

2.1.2.Yêu cầu đảm bảo tính nhất quán, tính không mâu thuẫn, tính xác

định và tính có căn cứ trong các văn bản pháp luật.

Một trong những yêu cầu của văn bản pháp luật để đảm bảo nó có thể thực hiện có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn chính là tính nhất quán, không mâu thuẫn trong nội dung của văn bản pháp luật với quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, giữa các văn bản pháp luật cùng điều chỉnh trong một lĩnh vực hoặc các lĩnh vực giao thoa nhau.

Yêu cầu nhất quán trong các văn bản pháp luật thể hiện qua các nội dung sau: - Phải có sự đồng nhất giữa nội dung của mệnh đề trong các văn bản pháp luật với quan hệ xã hội mà các văn bản đó điều chỉnh.

- Phải có sự đồng nhất về nội dung của mệnh đề liên kết với nội dung của các mệnh đề đơn.

- Phải có sự đồng nhất giữa tư duy với ngôn ngữ diễn đạt.

- Phải có sự đồng nhất giữa mệnh đề kết luận với các mệnh đề điều kiện khi áp dụng các văn bản pháp luật.

Yêu cầu về tính không mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật được thể hiện qua các nội dung sau:

- Không được mâu thuẫn trực tiếp hoặc gián tiếp về mặt nội dung của các mệnh đề trong quá trình hiểu và thực hiện các văn bản pháp luật

- Không để mâu thuẫn giữa các mệnh đề trong các văn bản pháp luật khác nhau khi cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cùng lĩnh vực.

- Không để mâu thuẫn giữa mệnh đề điều kiện và mệnh đề kết luận

Yêu cầu xác định về mặt giá trị logic của các văn bản pháp luật được thể hiện ở những nội dung sau:

- Phải xác định giá trị logic cho các mệnh đề trong văn bản pháp luật trước khi sử dụng chúng trong công tác xử lý vi phạm pháp luật.

- Phải xác định chính xác phạm vi và mức độ điều chỉnh của các văn bản pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

- Phải xây dựng các mệnh đề quy phạm chặt chẽ, cụ thể hóa và cá thể hóa các hành vi vi phạm nhằm làm cho các quy định pháp luật không có kẽ hở tạo điều kiện cho những tiêu cực phát sinh.

Yêu cầu có căn cứ trong quá trình xây dựng và áp dụng văn bản pháp luật thể hiện ở những nội dung sau:

- Phải xác định cơ sở, tiền đề thực tiễn cho sự cần thiết phải có các văn bản pháp luật (những văn bản pháp luật ra đời phải phù hợp và đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn)

- Chỉ công nhận một mệnh đề khi có đủ cơ sở để tin mệnh đề đó đúng. - Không được vội vàng kết luận khi chưa có đủ căn cứ chắc chắn.

Việc đảm bảo tính nhất quán, tính không mâu thuẫn, tính xác định và tính có căn cứ của các mệnh đề trong văn bản pháp luật thể hiện sự tuân thủ những yêu cầu của các quy luật logic hình thức trong hoạt động xây dựng pháp luật. Nhưng khi ban hành văn bản pháp luật, không đảm bảo được những yêu cầu trên, sẽ hình thành nên một hệ thống văn bản pháp luật không thống nhất, mâu thuẫn, thiếu tính khoa học, không chặt chẽ. Bao gồm:

Tình trạng không thống nhất giữa các văn bản cùng điều chỉnh về một vấn đề. Tình trạng không thống nhất này không phải ít.

Ví dụ 1: Trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động không được giảm mức vốn pháp định, nhưng tại Điều 34 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định: “Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định khi có những thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án, đối tác, phương thức góp vốn và các trường hợp khác”. Với quy định này, vốn pháp định được hiểu theo cả hai chiều tăng hoặc giảm. Như vậy Điều 34 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP không thống nhất với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ví dụ 2: Sự không nhất quán giữa Luật Đấu thầu sửa đổi, bổ sung 2013 và Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung 2013: Tại Điều 95 Luật Đấu thầu sửa đổi, bổ

sung 2013 về Hiệu lực thi hành của luật có quy định: Bãi bỏ Mục 1 Chương VI Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12. Tuy nhiên, trong Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2013 vẫn giữ nguyên và chuyển thành Mục 1 Chương 4 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2013. Như vậy đã có sự chồng lấn, không thống nhất giữa hai ngành luật này.

Tình trạng thiếu thống nhất gây khó khăn cho sự lựa chọn văn bản pháp luật phù hợp để điều chỉnh để điều chỉnh vấn đề nảy sinh.

Ví dụ 3: Những quy định không thống nhất trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 và Luật Đất đai 2003. Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày” (Điều 39); “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 43 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày” (Điều 46). Như vậy, theo quy định này chúng ta có thể hiểu: nếu khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyêt định giải quyết khiếu nại lần đầu thì họ có quyền khiếu nại lần hai hoặc lựa chọn tòa án để giải quyết. Sau khi đã chọn khiếu nại lần hai mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại này thì họ có quyền khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, cũng về vấn đề này trong lĩnh vực đất đai, Luật Đất đai lại có quy định: “Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất

đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;” (Điểm b, Khoản 2, Điều 138 Luật Đất đai 2003). Như vậy, theo quy định của luật Đất đai 2003 thì người khiếu nại sẽ bị hạn chế quyền lựa chọn cách thức giải quyết khiếu nại, họ sẽ không có quyền khởi kiện ra tòa nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vậy trong thực tế vấn đề này được giải quyết thế nào và quyền lợi của người dân được bảo đảm đến đâu?

Ví dụ 4: Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, chúng ta có thể tìm thấy những quy định về chế tài khác nhau cho những hành vi vi phạm tương tự nhau. Chẳng hạn: Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Nghị định 150/2005/NĐ-CP quy định người nào có hành vi “vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng, chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt gây ô nhiễm hoặc làm mất vệ sinh” thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đến 100.000 đồng. Trong khi đó, hành vi “để chất thải, nước thải gây ô nhiễm nguồn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt của nhân dân” theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 8 Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đây là hai hành vi vi phạm pháp luật tương tự nhau nhưng mức độ và tính chất xử phạt lại khác xa nhau.

Việc các nội dung trong văn bản pháp luật không được giải thích rõ ràng, thiếu nhất quán còn dẫn đến những lập luận mâu thuẫn nhau gây khó hiểu cho người đọc hoặc dẫn đến những cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề.

Ví dụ 5: Khái niệm người chưa thành niên: Bộ luật hình sự, Điều 68 quy định: Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Còn Bộ luật lao

động lại quy định: Điều 161: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Trong khi luật Hôn nhân và gia đình lại quy định như sau: Điều 9: Điều kiện kết hôn. Khoản 1: Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên. Vậy người chưa thành niên là người trong độ tuổi nào ? Thế nào là từ… tuổi trở lên và thế nào là từ đủ … tuổi trở lên. Vấn đề này không phải ai cũng hiểu, từ đó dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, nhiều trường hợp áp dụng khác nhau và hậu quả từ những trường hợp áp dụng đó là rất lớn.

Trong Bộ luật hình sự: Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, khi người chưa thành niên phạm tội thì ở từng loại tuổi lại có mức hình phạt khác nhau. Điều 74. Tù có thời hạn

Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây: 1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, việc không áp dụng hình phạt cao nhất đối với người chưa thành niên còn do tâm sinh lý của họ chưa phát triển đầy đủ nên họ chưa ý thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nào.

Tuy nhiên, hiện nay, người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xảy ra rất nhiều nhưng mức hình phạt mà họ phải gánh chịu cao nhất cũng chỉ là mười tám năm tù và những hình phạt này chưa đủ mức răn đe đối với họ, do đó

số lượng những vụ án đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niện phạm tội gây ra không những không giảm mà còn tăng lên. Từ đó gây nên nhiều bức xúc trong dư luận về những hình phạt dành cho người chưa thành niên phạm tội. Ví dụ, vụ án giết người do Lê Văn Luyện thực hiện: Lê Văn Luyện chịu án sơ thẩm 18 năm tù. Khi đưa ra xét xử phúc thẩm thì án vẫn giữ nguyên (18 năm tù tội giết người, 18 năm tù tội cướp tài sản, 9 tháng tù tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt không quá 18 năm tù).

Ví dụ 6: Điều 648, 670 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Tuy nhiên, việc hiểu “một phần tài sản trong khối di sản” được ghi trong điều luật chưa thống nhất nên trên thực tế áp dụng đã có những cách hiểu và vận dụng khác nhau, chưa thống nhất giữa các cơ quan chức năng. Cụ thể có hai cách hiểu và vận dụng pháp luật một cách khác nhau đối với cùng một nội dung thủ tục công chứng di chúc chúng tôi nêu dưới đây.

Cách hiểu thứ nhất: Một số người cho rằng “một phần tài sản trong khối di sản” được hiểu là một phần tài sản trong một tài sản cụ thể, độc lập với tài sản khác. Do đó, hiện nay có phòng công chứng chưa đồng ý việc công chứng di chúc có nội dung để lại toàn bộ nhà, đất dành vào việc thờ cùng bởi họ cho rằng đối với một ngôi nhà cụ thể thì người lập di chúc chỉ được dành một phần của ngôi nhà đó để thờ cúng, chứ không được để lại toàn bộ toàn bộ ngôi nhà để thờ cúng. Do đó, dẫn đến trường hợp có người có hai hoặc ba (hoặc nhiều hơn) ngôi nhà trên các thửa đất khác nhau nay muốn lập di chúc để lại một ngôi nhà để thờ cúng nhưng không được công chứng di chúc.

Cách hiểu thứ hai: Một số cơ quan khác, trong đó có Phòng Công chứng lại cho rằng cần phải hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là cần phải hiểu một phần tài sản của toàn bộ khối di sản mà người lập di chúc để lại, chứ không thể hiểu là một phần của từng tài sản đơn lẻ. Nếu toàn bộ ngôi nhà gắn liền với đất là một phần tài sản trong khối di sản (còn có nhiều tài sản khác như tài khoản ở ngân hàng,

vàng bạc đá quý, nhà đất khác...) thì phải chứng thực di chúc với nội dung nói trên theo yêu cầu của người dân. Mặt khác, như bốn phường ở nội thành Huế, quá nhiều thửa đất không thể tách thửa được theo quy định mỗi thửa tách ra và còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 200m2 thì làm sao có thể tách ra một phần để dành vào việc thờ cúng.

Xét ở góc độ lịch sử pháp luật, cách hiểu thứ nhất cũng có những điểm tương

đồng: Một là Pháp lệnh thừa kế năm 1990 tại Điều 21 quy định Di sản dùng vào

việc thờ cúng có đoạn: “Nếu người lập di chúc có để di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó được coi như di sản chưa chia” mà không hề có cụm từ “một phần”. Hai là, có một thời di sản thờ cúng chỉ có thể được để lại đến một giới hạn nào đó nhằm tránh tình trạng có quá nhiều ruộng đất đặt ra ngoài sự lưu thông. Tại Điều 388, 390 Bộ Quốc triều Hình luật quy định di sản thờ cúng chỉ được để lại là 1/20 khối di sản của người chết. Đến thời Nhà Nguyễn - đời vua Thiệu Trị, tỷ lệ này là 3/10 di sản.

Ngày nay, ngoài việc đảm bảo thanh toán nghĩa vụ tài sản thì người lập di chúc được quyền tự do ấn định tỷ lệ phần di sản thờ cúng trong toàn khối di sản để lại. Như thế, cách hiểu thứ hai lại cho thấy sự phù hợp với tinh thần của luật pháp và đồng bộ với các cơ quan thực thi pháp luật khác. Bởi di sản thừa kế bao

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp hình thức hóa trong việc thẩm định tính logic của các mệnh đề trong các văn bản pháp luật (Trang 74)