thuộc Ủy ban nhân dâncấp tỉnh
1. Về công tác xây dựng pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan;
đ) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định việc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.
2. Về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;
b) Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo trình Thủ trưởng cơ quan gửi Sở Tư pháp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
a) Chủ trì giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Thủ trưởng cơ quan để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
This is trial versionwww.adultpdf.com www.adultpdf.com
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thắ sinh: ...
Số báo danh: ...
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Tư pháp
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu các hành vi bị cấm và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp quy định tại Luật Lý lịch tư pháp.
Câu 2 (2 điểm)
Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chắnh phủ quy định việc lưu trữ và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp như thế nào?
Câu 3 (2 điểm)
Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chắnh phủ quy định thẩm quyền trong việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Câu 4 (2 điểm)
Trình bày nội dung quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ- CP ngày 18/5/2007 của Chắnh phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 18/5/2012 của Chắnh phủ.
Câu 5 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu vị trắ, chức năng của tổ chức pháp chế. Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác xây dựng pháp luật, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chắnh phủ.
Ghi chú:
- Thắ sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi;
- Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tắnh, các phương tiện thông tin khác; tắnh, các phương tiện thông tin khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thắch gì thêm.
ĐỀ CHÍNH THỨC
This is trial versionwww.adultpdf.com www.adultpdf.com
1
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập Ờ Tự do Ờ Hạnh phúc HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập Ờ Tự do Ờ Hạnh phúc
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Câu 1 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu các mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Cơ cấu điểm:
Có 3 ý
- Ý 1, có 6 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý 2, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý 3, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm;
Các mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030:
a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trắ, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chắnh sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chắnh sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chỉ tiêu 3: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực gia đình.
- Chỉ tiêu 4: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có người mắc tệ nạn xã hội.
- Chỉ tiêu 5: Hằng năm, trung bình giảm 15% (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn giảm 10%) hộ gia đình có người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định.
b) Mục tiêu 2: Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.
This is trial versionwww.adultpdf.com www.adultpdf.com
2
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 70% trở lên) và đến năm 2020 đạt 85% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 75% trở lên) hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trắ tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái.
- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.
- Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và năm 2020 đạt từ 98% trở lên hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chắnh sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì giới tắnh của thai nhi.
c) Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chắnh sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định.
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được cung cấp thông tin về chắnh sách, pháp luật phúc lợi xã hội dành cho các gia đình chắnh sách, gia đình nghèo.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế.
- Chỉ tiêu 3: Hằng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình.
Câu 2 (2 điểm)
Trình bày giải pháp phát triển sản phẩm du lịch và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Cơ cấu điểm:
Có 2 ý lớn - Ý I, có 3 ý
+ Ý 1 và ý 2 mỗi ý được 0,15 điểm;
+ Ý 3 có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 1,1 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm; - Ý II, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm.
Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch:
I. Phát triển sản phẩm du lịch
This is trial versionwww.adultpdf.com www.adultpdf.com
3
1. Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch ỘxanhỢ, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.
2. Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch.
3. Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch:
+ Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE.
+ Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa - lịch sử.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.
+ Vùng Tây nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên.
+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chắ Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.
II. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế.
This is trial versionwww.adultpdf.com www.adultpdf.com
4
- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao.
- Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khắch đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Câu 3 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu quan điểm, mục tiêu phát triển văn hóa đến năm 2020 trong ỘChiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020Ợ.
Cơ cấu điểm
Có 2 ý
- Ý 1, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 1,2 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm; - Ý 2, có 5 ý, nêu đủ 5 ý được 0,8 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm;
Quan điểm, mục tiêu phát triển văn hoá đến năm 2020 1. Quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá
- Từ trước đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định vị trắ và tầm quan trọng của văn hoá trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội VI đến nay. Đặc biệt, trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Đảng ta đã xác định năm quan điểm chỉ đạo cơ bản sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta:
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Nền văn hoá chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trắ thức giữ vai trò quan trọng.
- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chắ cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
- Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) không những chỉ ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược về xây dựng và phát triển văn hoá