Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc kiểm tra văn bản

Một phần của tài liệu Thi viết chuyên ngành thi công chức năm 2015 có đán án chi tiết ( lĩnh vực kế hoạch đầu tư, khoa học công nghệ, lao động thương binh xã hội, ngoại vụ, nội vụ, nông nghiệp, tài chính, văn hóa TTDL... (Trang 74)

Có 3 ý - Ý I, có 4 ý

+ Ý 1, được 0,2 điểm

+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm + Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm

+ Ý 4, được 0,2 điểm

- Ý II, có 2 ý, mỗi ý được 0,2 điểm - Ý III, có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm.

I. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc kiểm tra văn bản kiểm tra văn bản

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra các văn bản có quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Người đứng đầu tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện việc kiểm tra các văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chắnh phủ phối hợp với tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chắnh phủ thực hiện việc kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chắnh phủ.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Thủ tướng Chắnh phủ kiểm tra:

This is trial versionwww.adultpdf.com www.adultpdf.com

5

a) Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đó hoặc liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;

b) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Nghị quyết do Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra các văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chắnh phủ thực hiện thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Thủ tướng Chắnh phủ kiểm tra:

a) Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Các văn bản khác khi được Chắnh phủ hoặc Thủ tướng Chắnh phủ giao. 4. Trường hợp có tranh chấp thẩm quyền kiểm tra thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chắnh phủ quyết định.

Một phần của tài liệu Thi viết chuyên ngành thi công chức năm 2015 có đán án chi tiết ( lĩnh vực kế hoạch đầu tư, khoa học công nghệ, lao động thương binh xã hội, ngoại vụ, nội vụ, nông nghiệp, tài chính, văn hóa TTDL... (Trang 74)