Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Thi viết chuyên ngành thi công chức năm 2015 có đán án chi tiết ( lĩnh vực kế hoạch đầu tư, khoa học công nghệ, lao động thương binh xã hội, ngoại vụ, nội vụ, nông nghiệp, tài chính, văn hóa TTDL... (Trang 75)

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực và đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền kiểm tra.

3. Trước khi thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra biết;

This is trial versionwww.adultpdf.com www.adultpdf.com

6

cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kiểm tra trong việc thực hiện kiểm tra văn bản.

Câu 4 (2 điểm)

Trình bày nội dung quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chắnh phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 18/5/2012 của Chắnh phủ.

Có 6 ý

- Ý 1, 3 và 4, mỗi ý được 0,25 điểm - Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm

- Ý 5, có 4 ý nhỏ, nêu đủ 4 ý được 0,5 điểm, thiếu nỗi ý trừ 0,2 điểm - Ý 6, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm

1. Chắnh phủ thống nhất quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký

2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chắnh phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký;

b) Tổng kết, báo cáo Chắnh phủ về công tác quản lý nhà nước trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký.

3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện nhiệm vụ.

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chắnh phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện việc quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký tại địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký;

This is trial versionwww.adultpdf.com www.adultpdf.com

7

b) Kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký;

d) Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký trong địa phương gửi Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

6. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký trong địa phương mình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký;

b) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký;

c) Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chắnh, chứng thực chữ ký để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

Câu 5 (2 điểm)

Anh (chị) hãy nêu vị trắ, chức năng của tổ chức pháp chế. Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác xây dựng pháp luật, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chắnh phủ.

Có 2 ý:

- Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,25 điểm - Ý II, có 3 ý:

+ Ý 1, có 7 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm + Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm + Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm

Một phần của tài liệu Thi viết chuyên ngành thi công chức năm 2015 có đán án chi tiết ( lĩnh vực kế hoạch đầu tư, khoa học công nghệ, lao động thương binh xã hội, ngoại vụ, nội vụ, nông nghiệp, tài chính, văn hóa TTDL... (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)