5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý đất ở các KCN
Trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của các KCN là quản lý Nhà nƣớc đối với KCN. Hiện nay mô hình quản lý một cửa đã phát huy tác dụng tích cực trong việc phát triển các KCN tuy nhiên trong cơ cấu quản lý vẫn còn có những bất cập do vậy cần có sự điều chỉnh và hoàn thiện.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đƣợc phân cấp mạnh trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong việc phê duyệt và cấp phép đầu tƣ, quản lý hoạt động của các KCN. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ở nhiều địa phƣơng đã hình thành 2 bộ máy: một ở các sở, ban ngành thuộc UBND cấp tỉnh, một tại Ban quản lý các KCN cấp tỉnh. Nhƣ vậy đã có sự chồng chéo giữa các chức năng của hai cơ quan trên và đã có nhiều điều không thuận giữa hai cơ quan trong chức năng quản lý các KCN. Để khắc phục tình trang trên có thể tổ chức bộ máy theo mô hình sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ nhất, các KCN cấp tỉnh thuộc quyền quản lý của UBND cấp tỉnh. Đây là cơ quan chủ quản các vấn đề về tổ chức thành lập và quản lý. Trong uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập một phòng quản lý các KCN trực thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do lãnh đạo tỉnh trực tiếp làm trƣởng ban, trong đó có lãnh đạo của ban quản lý các KCN cấp tỉnh. Hơn nữa trong ban quản lý có thể có đại diện các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành tài chính, xây dựng, môi trƣờng... để giải quyết các lĩnh vực liên quan .Về tổ chức ban quản lý nên giao cho uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý, kinh phí do ngân sách địa phƣơng đảm nhiệm nhằm phát huy quyền chủ động của chính quyền địa phƣơng trong việc điều hành hoạt động ban quản lý KCN, KCX gắn với yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn.
Thứ hai, ban quản lý các KCN phải là cầu nối giữa các KCN với chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng, đảm bảo các chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc của địa phƣơng đến đƣợc với các doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời phải phản ánh đƣợc các khúc mắc khó khăn của các doanh nghiệp lên trên để các cơ quan chủ quản giúp đỡ giải quyết. Ban quản lý nên có sự chủ động sáng tạo trong thu hút vốn đầu tƣ. Trƣớc hết có thể chủ động hoàn thiện cơ sở hạ tầng để tạo sức hấp dẫn, chủ động hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt ban quản lý phải giúp đỡ doanh nghiệp trong hoàn thành thủ tục : đăng ký đầu tƣ, cung ứng lao động, thủ tục hải quan....Ngoài ra ban quản lý nên lập và quản lý các quỹ dựa trên nguồn vốn doanh nghiệp trong KCN để tài trợ các ý tƣợng, sáng tạo trong công nghệ cao.
4.3 iến nghị
4.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước cấp vĩ mô
- Đề nghị Trung ƣơng sớm chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời sửa đổi một số nội dung đƣợc quy định trong Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành các nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tƣ phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 cho phù hợp với thực tiễn (nhƣ: sửa đổi tỷ lệ % hỗ trợ vốn đầu tƣ hạ tầng KKTCK đối với những địa phƣơng có nguồn thu điều tiết về Trung ƣơng từ 20% hiện nay lên 70%; ...).
- Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất Chính phủ sớm cụ thể hóa các thể chế, chính sách cho từng lĩnh vực: ƣu đãi về thuế xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng miễn thuế, thanh toán biên mậu, thƣơng mại biên giới, kiểm tra chất lƣợng hàng hóa...; sửa đổi các chính sách chƣa đồng bộ và thiếu nhất quán ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và thu hút đầu tƣ:
- Sửa đổi quy định địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế tại khu vực cách ly cửa khẩu quốc tế tại Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/2/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế; Bổ sung quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, thủ tục hồ sơ…
- Sửa đổi, bổ sung Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới với các nƣớc có chung đƣờng biên giới theo hƣớng tăng giá trị hàng hóa đƣợc miễn thuế nhập khẩu mà cƣ dân biên giới đƣợc phép mua, bán, trao đổi so với quy định hiện nay cho phù hợp với điều kiện giá cả hàng hóa thực tế.
- Xem xét, sửa đổi chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc KKTCK (mức 500.000đ/ngƣời) thực hiện đến hết 31/12/2012.
- Bổ sung quy định thƣơng nhân nƣớc ngoài đầu tƣ các trung tâm thƣơng mại tại các KKTCK và cho ngƣời nƣớc ngoài thuê lại.
- Xem xét, sửa đổi cơ chế, chính sách để địa bàn KCN và các dự án đầu tƣ mở rộng trong KCN đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ cao hơn vì hiện nay mức ƣu đãi đối với địa bàn KCN thấp, chƣa đủ mạnh để khuyến khích đầu tƣ vào KCN. - Cho áp dụng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, sản xuất sạch hơn đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế đối nhƣ trƣớc đây đã áp dụng theo Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Cơ chế hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng cho các KKTCK hiện nay (ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ có mục tiêu đầu tƣ hạ tầng KKTCK) thống nhất thực hiện theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các KKTCK hiện phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hỗ trợ này, song mức hỗ trợ quá nhỏ, không đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu cần đầu tƣ cho KKTCK. Cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn. Đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ bổ sung có mục tiêu 100% số thu thực nộp NSNN (trừ VAT hàng nhập khẩu) tại các KKTCK có số thu thuế xuất nhập khẩu dƣới 100 tỷ đồng/năm và 50% số thu thực nộp NSNN (trừ VAT hàng nhập khẩu) tại KKTCK có số thu thuế xuất nhập khẩu trên 100 tỷ đồng/năm để tạo nguồn lực đầu tƣ cơ sở hạ tầng đối với KKTCK tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số cơ chế tài chính đặc thù đối với các KKT của tỉnh
Quảng Ninh:
+ Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi 0% trong thời hạn 15 năm (Thời gian áp dụng thuế suất ƣu đãi đƣợc tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế)” đề nghị sửa thành “Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi 10% trong thời hạn 30 năm, trong đó miễn thuế TNDN trong 15 năm đầu và hƣởng thuế suất ƣu đãi 10% trong 15 năm tiếp theo”.
+ Về thuế thu nhập cá nhân: Ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại KKT, có thu nhập từ việc làm tại KKT thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân đƣợc giảm 70% số thuế phải nộp.
+ Để đẩy nhanh quá trình xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các KKT của tỉnh Quảng Ninh. Trong 15 năm (từ năm 2013-2028), mỗi năm Ngân sách Trung ƣơng đầu tƣ cho các khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh không dƣới 50% tổng số thu ngân sách tại các KKT trong tỉnh Quảng Ninh có mức thu lớn hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
100 tỷ đồng và 100% tổng thu ngân sách đối với các KKT có số thu dƣới 100 tỷ đồng.
+ Cho phép tỉnh Quảng Ninh đƣợc huy động vốn đầu tƣ ứng trƣớc của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu kinh tế và giao cho các doanh nghiệp này thi công các công trình trọng điểm.
+ Đề nghị xây dựng Luật riêng quy định về KCN, KKT để đáp ứng yêu cầu phát triển KCN, KKT và giải quyết các vấn đề chồng chéo giữa các văn bản pháp luật liên quan đến KCN, KKT hiện nay.
+ Đề nghị sớm ban hành quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế chính sách ƣu đãi, hỗ trợ phát triển CCN.
4.3.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về thành lập và hoạt động của các loại hình KCN
Hệ thống pháp luật và hàng lang pháp lý cùng với các cơ chế quản lý tạo ra môi trƣờng cho các doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là một công cụ tích cực phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, điều này thể hiện ở chỗ: các văn bản pháp lý chỉ rõ phƣơng hƣớng, chiến lƣợc phát triển, điều tiết các nguồn lực, tạo ra các kích thích, đòn bẩy kinh tế, tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn… Đặc biệt trong hoạt động của các loại hình KCN nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Hành lang pháp lý thống nhất, ổn định, các quy định, quy chế rõ ràng tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho các nhà đầu tƣ đặc biệt các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế vừa qua và hiện nay, các công cụ này chƣa phát huy đƣợc hết các tác dụng của mình, còn có sự chồng chéo không thống nhất giữa các văn bản pháp quy đã ban hành, gây ra tình trạng lộn xộn bất ổn định về môi trƣờng kinh doanh. Điều này đã và đang làm hạn chế đầu tƣ đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài. Trên thực tế có nhiều KCN đang gặp khó khăn trong các khâu giải toả, đền bù, san lấp là do dân cƣ ở địa phƣơng giải toả không chịu di dời do không bằng lòng với số tiền đền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bù. Trong thời gian tới để cho các loại hình KCN thực sự hoạt động có hiệu quả Nhà nƣớc cần chú ý giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, vấn đề thuê đất: Khi các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN thì chỉ có hình thức thuê lại đất từ các nhà đầu tƣ xây dựng KCN. Quy trình này dễ dàng hơn so với việc xin cấp đất từ chính quyền địa phƣơng. Tuy nhiên, việc cung cấp đất trong các KCN còn hạn chế bởi thuê đất trong KCN thƣờng là các doanh nghiệp quy mô lớn. Các KCN tập trung có giá thuê quá cao không phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần khuyến khích khu vực tƣ nhân tích cực tham gia vào việc xây dựng KCN và thƣơng mại phục vụ doanh nghiệp do Chính phủ chỉ đạo. Đất sẽ do Nhà nƣớc đầu tƣ mua bằng vốn do ngân hàng đầu tƣ và phát triển cung cấp. Vốn đầu tƣ phát triển đô thị của ngân sách địa phƣơng sẽ đƣợc sử dụng cho xây dựng nhà xƣởng và mua sắm thiết bị. Các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN nay sẽ đƣợc phép trả nợ nhiều lần trong khoảng thời gian dài. Sau khi hoàn thành thanh toán giá mua quyền sử dụng đất sẽ đƣợc giao cho doanh nghiệp. Một vấn đề nan giải là vấn đề giải toả mặt bằng, rất nhiều hộ dân không chịu di dời vì họ cho rằng giá đền bù quá rẻ so với giá thị trƣờng. Trong khi về thực chất, giá đất tại các KCN gia tăng là do Nhà nƣớc đầu tƣ hạ tầng cơ sở, mở KCN chứ không phải tự nhiên lên giá, vì thế ngƣời dân không thể hƣởng trong khoản chênh lệch từ việc này. Để giải quyết vấn đề này Nhà nƣớc cần có một chính sách thống nhất thay vì quy định cho pháp thƣơng lƣợng hay thƣơng lƣợng theo giá thị trƣờng làm cho ngƣời dân cƣ lên giá còn Nhà nƣớc thì không đủ tiền đền bù giải toả.
Thứ hai, vấn đề giá cho thuê cơ sở hạ tầng và giá dịch vụ: Tác động của khủng hoảng kinh tế châu Á làm giảm đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào tỉnh nói chung và huyện nói riêng vì thế xuất hiện tình trạng giảm giá cho thuê đất. Nhà nƣớc cần phải can thiệp bằng biện pháp hành chính nghiêm cấm các chủ đầu tƣ hạ giá cho thuê đất dƣới giá thành đầu tƣ. Việc định giá cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuê đất phải đƣợc các chủ đầu tƣ xác định trên cơ sở thoả thuận với ngƣời thuê đất hay nói cách khác giá cho thuê đất phải do chính thị trƣờng định đoạt. Các cơ quan tổng hợp của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng phải tìm mọi biện pháp hỗ trợ các công ty đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giảm bớt chi phí đầu tƣ bất hợp lý thông qua việc nghiên cứu những vấn đề vƣớng mắc trong việc đền bù giải phóng mặt bằng; Ban hành cơ chế chính sách về việc cho thuê nhƣợng bán tài sản gắn với giá trị quyền sử dụng đất; Xây dựng và ban hành chính sách tạo điều kiện cho đơn vị có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất cho thuê đƣợc quyền quyết định giá. Nhà nƣớc còn xem xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp trong KCN, xây dựng chính sách bán nhà cho Việt Kiều và ngƣời nƣớc ngoài theo hƣớng ngƣời mua đƣợc sở hữu nhà nhƣng thuê đất của Nhà nƣớc. Đây là nhà đầu tƣ tiềm năng cho KCN.
Thứ ba, về chính sách tín dụng và huy động vốn xây dựng và phát triển hạ tầng KCN
Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN cần một lƣợng vốn lớn. Để huy động nội lực, cần khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có năng lực tài chính kinh doanh trong lĩnh vực cấp điện, nƣớc... đầu tƣ xây dựng phát triển hạ tầng KCN thông qua hình thức tự bỏ vốn và bán sản phẩm sản xuất ra do các doanh nghiệp KCN. Nghiên cứu hình thức cho phép thành lập công ty phát triển hạ tầng 100% vốn nƣớc ngoài, công ty phát triển hạ tầng ngoài quốc doanh. Đây không chỉ là cách huy động vốn hết sức hữu hiện mà còn tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác tham gia thành lập KCN. Cần đƣa doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN vào danh mục đƣợc vay ƣu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất cho vay. Ngoài ra vốn tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc cần thông thoáng, nhanh chóng cho doanh nghiệp khi có dự án khả thi.
Cần có nhiều mức ƣu đãi lãi suất tín dụng khác nhau để khuyến khích đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực cần phát triển trong thời gian tới. Ví dụ dƣới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5% cho cơ khí chế tạo, công nghệ phần mềm. Chính phủ nên có quy định khuyến khích hàng tăng tỷ lệ cho vay với các doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân. Đối với các ngành xác định là mũi nhọn, Nhà nƣớc cần có chính sách tài trợ để đổi mới thiết bị hay mở rộng sản xuất. Muốn lấp đầy KCN, các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng cần đƣợc vay tín dụng trung và dài hạn, có thể cho phép họ đƣợc thế chấp đất để vay. Tiến hành đồng bộ với các tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm quốc tế, nhƣ ISO 9000, ISO 14000 cần ban hành các chuẩn mức kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại KCN. Cần chú ý là các ƣu đãi này chỉ có đƣợc khi doanh nghiệp đạt kết quả đầu tƣ khả thi để tránh sự lãng phí.