Kinh nghiệm về quản lý của thành phố Hải Phòng đố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với sử dụng đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1.Kinh nghiệm về quản lý của thành phố Hải Phòng đố

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý của thành phố Hải Phòng đối với sử dụng đất tại các KCN sử dụng đất tại các KCN

+ Đổi mới công tác quản lý

Từ khi có Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Sở Công Thƣơng Bình Định đã tham mƣu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nƣớc đối với CCN trên địa bàn tỉnh. Sự ra đời của Quyết định 105/QĐ-TTg góp phần quan trọng vào việc tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với CCN, đồng thời tạo hành lang pháp lý để hỗ trợ kịp thời cho các CCN trên địa bàn tỉnh phát triển. Nhằm triển khai tốt Quyết định 105/2009/QĐ-TTg, Sở Công Thƣơng Hải Phòng đã khẩn trƣơng ban hành Quy định hồ sơ thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch phát triển CCN; đồng thời tham mƣu, đề xuất UBND tỉnh ra quyết định thành lập 2 CCN đầu tiên xây dựng theo quy định tại Quyết định 105/2009/QĐ-TTg. Việc thành lập 2 CCN này đƣợc coi nhƣ tiền đề để thành lập các CCN tiếp theo. Sở cũng tham mƣu UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu, CCN trên địa bàn tỉnh Hải Phòng. Hiện nay, Sở Công Thƣơng Hải Phòng đã hoàn thành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các CCN của Tỉnh đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025 và trình UBND Tỉnh ký ban hành (QĐ số 52/QĐ-UBND ngày 19/1/2012).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với các đơn vị SXKD trong các CCN, Sở Công Thƣơng đã hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN; Kiểm tra việc tổ chức thực hiện theo quy hoạch, bảo vệ môi trƣờng… nhằm kiểm soát hoạt động của các CCN theo đúng quy định của pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong CCN.

Đến nay Hải Phòng có 23 CCN đi vào hoạt động, trong đó có 9 CCN tỷ lệ lấp đầy diện tích đạt 100%, 16 CCN tỷ lệ lấp đầy khoảng 50%, thu hút 454 doanh nghiệp và cơ sở đầu tƣ sản xuất với diện tích đất thuê là 293,4 ha; tổng vốn đăng ký đầu tƣ là 1.651,6 tỷ đồng, vốn thực hiện 1.201,6 tỷ đồng; hiện có 410 DN và cơ sở SX đi vào hoạt động. Ƣớc tính năm 2011, các DN, cơ sở SX đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 1.120 tỷ đồng, chiếm 15% giá trị SXCN toàn Tỉnh, thu hút và tạo việc làm cho khoảng 14.000 lao động, chiếm khoảng 13% so với tổng số lao động của ngành Công nghiệp toàn tỉnh với mức thu nhập từ 1,8 - 3 triệu đồng/ngƣời/tháng.

+ Tăng cƣờng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ

Trong quy hoạch CCN, nên chọn khu vực có ít dân cƣ để giảm chi phí, thuận lợi cho công tác bồi thƣờng, GPMB. Cần tập trung nguồn lực để xử lý đồng bộ việc xây dựng hoàn thành khu tái định cƣ để di dời dân phù hợp với tiến độ, kế hoạch, thực hiện phân kỳ đầu tƣ hạ tầng theo nhu cầu đầu tƣ phát triển. Việc xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tƣ phát triển hạ tầng CCN cần nghiên cứu kỹ, dự báo đƣợc nguồn lực, để khi triển khai thực hiện ngân sách tỉnh, huyện, thành phố đảm bảo cân đối hỗ trợ cho từng năm và khả năng huy động các nguồn vốn khác, nhất là nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ƣơng và vốn huy động từ các doanh nghiệp.

Khi lựa chọn hoặc giao cho doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng thì phải là đơn vị có uy tín, năng lực cao đồng thời phải kiên quyết xử lý những trƣờng hợp vi phạm hợp đồng. Cần ban hành các định mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời gian khi giao mặt bằng cho doanh nghiệp đầu tƣ và cƣơng quyết thu hồi nếu vƣợt thời gian quy định; Tiêu chí để lựa chọn thu hút các doanh nghiệp có năng lực tài chính, kinh nghiệm để đầu tƣ với quy mô lớn và ngành nghề có giá trị cao nhằm đảm bảo suất đầu tƣ và nâng cao hiệu quả đầu tƣ.

Để lấp đầy nhanh diện tích và kích thích hoạt động có hiệu quả của các CCN, trƣớc hết chủ đầu tƣ phải tích cực giới thiệu, quảng bá giá cho thuê đất gắn với kết cấu hạ tầng, phí duy tu bảo dƣỡng hạ tầng… đến với các nhà đầu tƣ. Ngoài các yếu tố về mặt bằng, nhà xƣởng, tiền vốn, nguyên vật liệu… doanh nghiệp cần phải tuyển đủ lao động và đáp ứng các điều kiện ăn ở, đi lại, sinh hoạt, giải trí. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, với yêu cầu thông thoáng, thuận lợi, đúng pháp luật nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Nâng cao nhận thức và thái độ ứng xử trong thực thi nhiệm vụ nhằm giải quyết nhanh, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào các CCN.

+ Bất cập và giải pháp

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện quản lý CCN theo QĐ 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ cũng còn những khó khăn, vƣớng mắc cần tiếp tục đƣợc tháo gỡ: Cần có quy định về khoảng cách giữa 02 CCN liền kề để tránh trƣờng hợp không mở rộng thành khu công nghiệp mà phân nhỏ thành 02 CCN trở lên. Hoặc cần có quy định về diện tích tối thiểu đối với CCN, do CCN có diện tích quá nhỏ sẽ dẫn đến hiệu quả đầu tƣ thấp, không hấp dẫn nhà đầu tƣ.

Theo Quy chế quản lý CCN, khi mở rộng CCN phải có công trình xử lý nƣớc thải tập trung đối với CCN có diện tích từ 15 ha trở lên. Thực tế, quy định này gây khó khăn cho việc triển khai, vì có những CCN do tính chất hoạt động của ngành nghề nên yêu cầu đối với hệ thống xử lý nƣớc thải không lớn, dẫn đến lãng phí kinh phí đầu tƣ. Hoặc quy định “Quyết định giá cho thuê lại, chuyển nhƣợng đất, giá cho thuê hoặc bán nhà xƣởng và các loại phí sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích khác. Trƣờng hợp CCN do Trung tâm phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CCN quản lý và kinh doanh hạ tầng thì giá cho thuê lại đất, giá cho thuê hoặc bán nhà xƣởng và các loại phí sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định”. Việc quy định quyền hạn khác biệt giữa doanh nghiệp với Trung tâm phát triển CCN sẽ gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện Quy chế.

Đặc biệt, nhiều cơ chế chính sách kêu gọi đầu tƣ vào CCN không đƣợc ƣu đãi nhƣ đối với khu công nghiệp nên chƣa đủ sức hấp dẫn, nhất là các chính sách, cơ chế vay vốn ƣu đãi đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN, đặc biệt tại các địa bàn kinh tế khó khăn. Để có thể thu hút nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ kết cấu hạ tầng CCN cần có các giải pháp thuyết phục, đặc biệt chú trọng việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tƣ kinh doanh kết cấu hạ tầng.Song song việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về CCN, cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng liên quan đến quản lý CCN cho các đối tƣợng là cán bộ quản lý, đầu tƣ xây dựng hạ tầng, kinh doanh trong CCN; Tổ chức các hoạt động tham quan, chia sẻ, học tập mô hình phát triển CCN trong và ngoài nƣớc; Tăng cƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc chấp hành các quy định, chính sách của nhà nƣớc về phát triển CCN.

Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc CCN ở các sở Công Thƣơng và UBND cấp huyện tại các địa phƣơng hiện nay, nhìn chung chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, cần có sự nghiên cứu để tiếp tục xây dựng, sửa đổi bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần thiết cho công tác quản lý, phát triển CCN, mặt khác để củng cố tổ chức bộ máy, biên chế và tăng cƣờng nguồn lực cho công tác quản lý CCN có bƣớc chuyển biến mạnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với sử dụng đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 31)