5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên KCN huyện Đông Triều
3.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Đông Triều là huyện cửa ngõ phía tây của tỉnh, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh (Toạ độ 21001‟ đến 21013‟ vĩ độ bắc và từ 106026‟ đến 106043‟ kinh độ đông). Thị trấn huyện lỵ từ cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 25km. cách Hà Nội 90km.
- Phía bắc giáp huyện Sơn Động và Lục Nam tỉnh Bắc Giang bằng vòng cung núi Đông Triều.
- Phía tây giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dƣơng, ranh giới là sông Vàng Chua - Phía nam giáp huyên Kinh Môn cũng thuộc Hải Dƣơng bằng sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc.
- Phía đông nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, ranh giới cũng là sông Đá Bạc và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng.
- Phía đông giáp thành phố Uông Bí, ranh giới là sông Tiên Yên. - Theo đặc tính phân loại, Đông Triều có các nhóm đất chính sau:
Bảng 3.1: Đất đai và dân số huyện Đông Triều 2012 Diện tích (km2) Hiện trạng sử dụng đất (ha) Dân số (1000 ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Đơn vị hành chính Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Chƣa sử dụng Tổng số Xã Phƣờng, thị trấn 397.2 27853.0 8999.3 2869.3 165.5 399.0 21 19 2
Nguồn: Niên giám thống kê
Thứ nhất, đất đồi núi có diện tích 6.100 ha chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc huyện tập trung ở các xã Tràng Lƣơng, An Sinh, và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một phần ở các xã Bình Dƣơng, Bình Khê và các xã Kim Sen, Mạo Khê. Đất bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi. Đất có tầng dày trung bình 60 - 80 cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ PH từ 4 - 4,5; hiện chủ yếu là đất rừng và đất trồng cây ăn quả.
Thứ hai, đất đồng bằng có diện tích gần 13.528 ha chiếm 44,% diện tích đất đai, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện nhƣng tập trung ở khu vực Thủy An. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ PH dƣới 4,5 hàm lƣợng mùn trung bình. Một số điểm nội đồng đất trũng bị ngập nƣớc mùa mƣa nên glây mạnh, đất chua hàm lƣợng mùn thấp. Hiện đất đƣợc sử dụng chủ yếu để trồng cây lƣơng thực thực phẩm, trồng lúa hai vụ cho năng suất cao.
Thứ ba, đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát có diện tích gần 12.300 ha chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông, tập trung nhiều các khu đầm Vĩnh Hồng, Quyết Thắng, Bến Cân, Hồng Phong . Phần lớn đất đang đƣợc sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất rừng ngập mặn sú, vẹt và đất hoang hóa.
Đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửa sông ven biển tạo cho huyện Đông Triều có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
3.1.2.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều đƣợc chia
thành 7 nhóm đất gồm: Nhóm đất cát: Diện tích 692,21 ha = 2,21% diện tích đất tự nhiên; Nhóm đất mặn diện tích 6.956,48ha = 22,19% diện tích đất tự nhiên; Nhóm đất phèn diện tích 4.908,65 ha; Nhóm đất phù sa diện tích 1008,73 ha = 3,22% diện tích đất tự nhiên; Nhóm đất có tầng sét loang lổ diện tích 1.087,01 ha = 3,47% diện tích đất tự nhiên; Nhóm đất xám diện tích 103,74 ha = 0,33% diện tích đất tự nhiên; Nhóm đất vàng đỏ diện tích 3.457,46 ha = 11,03% diện tích đất tự nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tài nguyên nƣớc: Đông Triều có nguồn tài nguyên nƣớc mặt phong phú đó là nguồn nƣớc hồ Khe Chè, có khả năng đảm bảo thỏa mãn nhu cầu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Hồ Khe Chè đƣợc thiết kế với quy mô lớn, có dung tích thƣờng xuyên là 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích là 113,2 triệu m3. Hồ có hệ thống kênh chính dài 28,37 km và 45 tuyến kênh cấp I dài 107,1 km, nhiều tuyến kênh cấp II đủ đảm bảo tƣới cho 10.000 ha đất canh tác.
Thực tế hiện nay mới đƣa vào khai thác sử dụng 50% công suất thiết kế, nếu đƣợc đầu tƣ khai thác hết công suất của hồ thì khả năng đáp ứng đủ nhu cầu nƣớc cho sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp, công nghiệp, cho du lịch và cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện cả hiện tại và trong tƣơng lai.
- Nguồn nƣớc ngầm của Đông Triều trữ lƣợng nhỏ, nƣớc ngọt có ở một số xã, thị trấn chỉ đủ để khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
- Chất lƣợng nƣớc: Nhìn chung nƣớc trong sạch, ngọt, pH trung tính, chất lƣợng nƣớc đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp và công nghiệp. Nƣớc hồ Khe Chè qua xử lý sẽ đảm bảo chất lƣợng tốt, đáp ứng nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho nhân dân.
Tài nguyên rừng: Rừng chiếm diện tích không lớn thuộc loại rừng thứ sinh, đại bộ phận rừng thƣa và nghèo kiệt. Kết cấu của rừng dễ bị phá vỡ làm thay đổi môi trƣờng sinh thái. Phân bố tập trung chủ yếu ở vùng núi phía bắc và ven sông, ven biển nhƣng nó có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là bảo vệ nguồn nƣớc hồ Khe Chè và chống xói mòn, bảo vệ đất ven sông, ven biển. Hiện tại rừng Đông Triều có 4607,73 ha chiếm 14,66% diện tích tự nhiên của thị xã. Rừng đƣợc chia thành 3 loại: Rừng sản xuất: 2564,48 ha; Rừng phòng hộ: 2020,25 ha; Rừng đặc dụng: 23,0 ha.
Tài nguyên biển: Đông Triều có bờ biển dài 30 km, có bãi triều rộng lớn
trên 12.000 ha nằm trong vùng cửa sông Cầm, có các sông lớn chảy qua nhƣ: Sông Đạm Thủy, sông Nam, sông Bến Cân, sông Bình Hƣơng.v.v. Bãi triều đƣợc chắn sóng, chắn gió của hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tạo sự lắng đọng phù sa, tạo nên các vùng nông sâu, vịnh kín thuộc bờ biển của huyện Đông Triều. Là nơi sinh sống, sinh sản của nhiều loài hải sản quý có giá trị nhƣ: tôm, cá song, bào ngƣ, hải sâm, cua bể, sò huyết, hầu hà v v. Vùng biển bãi triều Đông Triều có địa thế tự nhiên thuận lợi, có nhiều vùng sinh thái khác nhau, tạo ra một khu hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng, một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển.
Kết quả điều tra của ngành thuỷ sản tại vùng ven bờ biển huyện Đông Triều khả năng khai thác hải sản các loại khoảng 10.000 tấn/năm. Trong đó riêng vùng triều hàng năm có thể khai thác khoảng 3.000 tấn. Ngoài khai thác hải sản ở ven bờ biển, Đông Triều có thể vƣơn ra các ngƣ trƣờng lớn nhƣ Cô Tô, Bạch Long Vĩ… có trữ lƣợng lớn khoảng 40.000 - 50.000 tấn khả năng cho phép khai thác 5.000 - 6.000 tấn/năm.
Diện tích bãi triều đƣợc khoanh vùng nuôi trồng thuỷ sản nhƣ Đầm Vĩnh Hồng 2.194,86 ha, khu Quyết Thắng 851,04 ha, khu Bến Cân 641 ha, Hồng Phong 933,39 ha, khu đông Đông Triều 867,34 ha. Ngoài ra Đông Triều còn có 492 ha mặt nƣớc ao hồ, sông ngòi nuôi cá nƣớc ngọt với các chủng loại: mè, trôi, trắm, chép, rô phi, trê lai…
Với định hƣớng đến năm 2020 sẽ chuyển toàn bộ diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản khu Đầm Vĩnh Hồng , Quyết Thắng , Đức Chính, Hồng Phong, Việt Dân... sang phát triển công nghiệp, du lịch và phát triển đô thị.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của huyện Đông Triều
ít cả về trữ lƣợng và chủng loại, tập trung chủ yếu một số khoáng sản ngành vật liệu xây dựng đó là:
* Đá Vôi: Phân bố chủ yếu trên đảo Hang Son có trữ lƣợng trên 20 triệu tấn, trong đó 50% là CaO2 hàm lƣợng cao thích hợp cho sản xuất vật liệu xây dựng, 50% là Dolomit thích hợp cho khai thác làm vật liệu xây dựng. Hiện tại có Xí nghiệp đá Tháng 10 đang khai thác với sản lƣợng từ 50 - 60 ngàn m3/năm.
* Đất sét: Đây là nguồn tài nguyên dùng để sản xuất gạch ngói và gốm sứ mỹ nghệ. Đất sét phân bố ở Việt Dân, Bình Dƣơng, Thủy An, Tân Việt, trữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lƣợng khoảng trên 1 triệu m3
, chủ yếu phục nhu cầu tại chỗ. Ngoài ra còn những mỏ có khả năng phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng có chất lƣợng cao. Hàng năm xí nghiệp gạch ngói Đông Triều và các lò gạch ngói tƣ nhân đang hoạt động với công suất 200 triệu viên/năm phục vụ cho xây dựng.
* Cát sỏi: Tập trung ở Xuân Sơn, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây với trữ lƣợng cát lớn (hàng triệu m3), chất lƣợng tốt, chịu lực cao để phục vụ các công trình xây dựng cơ bản.
* Than đá:
Nổi bật là than đá với trữ lƣợng khoảng 60 triệu tấn để khai thác phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu. Đất sét, cao lanh, đá vôi để sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng.
Tài nguyên nhân văn: Thiên nhiên ƣu đãi cho huyện Đông Triều có nhiều cảnh quan sông, hồ đẹp….Tài nguyên du lịch Đông Triều bao gồm cả núi rừng sông, biển, đảo. Các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống (Lễ hội Tiên Công, lễ hội Đền Sinh, Chùa Quỳnh) có sức hấp dẫn thu hút nhiều khách thăm quan du lịch trong nƣớc và quốc tế. Du lịch Đông Triều phong phú và đa dạng gồm có:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Nhƣ du lịch …, hồ Khe Chè, hang động Yên Đức và du lịch sinh thái rừng ngập mặn.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hoá, tìm hiểu các lễ hội, các di tích gắn với Đền Sinh, chùa Quỳnh.
Tài nguyên du lịch của Đông Triều phân bố tƣơng đối tập trung, thuận lợi cho việc khai thác, hình thành các tuyến điểm và cụm du lịch. Những di tích và danh lam thắng cảnh của Đông Triều gắn với vịnh Hạ Long, Yên Tử, Đồ Sơn, Cát Bà sẽ là điều kiện thuận lợi để Đông Triều phát triển ngành du lịch.
Về văn hoá, xã hội, Đông Triều có nhiều nét đặc sắc. Ngoài đền thờ Lê Chân ở thôn An Biên xã Thuỷ An, Đông Triều còn dầy đặc các di tích lịch sử văn hoá thời Lý Trần, đặc biệt là thời Trần và Đông Triều là quê gốc nhà Trần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đông Triều có hơn một trăm đình, chùa, nghè, miếu cổ. Thời Lý trên đất Đông Triều đã có nhiều ngôi chùa lớn, nay ở chùa Quỳnh Lâm còn một tấm bia lớn thời Lý. Trong toàn huyện, di vật còn lại nhiều nhất là từ thời Trần về sau.
Đông Triều còn có bề dày truyền thống về văn hoá, giáo dục. Là huyện đầu tiên trong tỉnh xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, nay Đông Triều có bốn trƣờng phổ thông trung học.
Đông Triều là huyện có nhiều liệt sĩ, nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất trong tỉnh. Tổng kết kháng chiến huyện Đông Triều vinh dự đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.
3.1.2.3. Điều kiện dân số và nguồn nhân lực
- Dân số: Dân số tính đến năm 2012 của huyện Đông Triều có 163.984 ngƣời, dân số thành thị 15.404 ngƣời chiếm 11,58%, dân số khu vực nông thôn 117.664 ngƣời chiếm 88,42% dân số huyện.
- Số hộ dân trong huyện có: 35.372 hộ, bình quân 3,76 ngƣời/hộ bằng mức bình quân chung của toàn tỉnh (Bình quân chung của tỉnh là 3,7 ngƣời/hộ).
Bảng 3.2: Dân số và cơ cấu lao động huyện Đông Triều 2008 2009 2010 2011 2012 Dân số trung bình (x1000) 154.5 159.5 160.9 163.6 165.5
Tổng số lao động 80.9 84.7 86.1 87.8 89.0
Tỷ lệ LĐ trên dân số (%) 52.21% 53.12% 53.53% 53.67% 53.78%
Số lƣợng lao động các ngành
Nông, lâm, thủy sản 36.1 37.2 37.6 38.2 38.2
Công nghiệp - Xây dựng 21.7 22.7 23.5 24.0 24.1
Dịch vụ 23.1 24.8 25.0 25.6 26.7
Cơ cấu lao động (%)
Nông, lâm, thủy sản 0.4465 0.441 0.4366 0.4347 0.4296 Công nghiệp - Xây dựng 0.2687 0.269 0.2735 0.2735 0.2712
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dịch vụ 0.2848 0.29 0.2898 0.2918 0.2992
Nguồn: Số liệu thống kê
Mật độ dân số trung bình của huyện Đông Triều là 399 ngƣời/ km2 (bảng 2.1) cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh (trung bình của tỉnh là 187 ngƣời/ km2
).
Tỷ lệ phát triển dân số trung bình qua các năm từ 2008 đến năm 2012 là 1,02% thấp hơn mức trung bình của toàn tỉnh (trung bình của tỉnh là 1,05%). Tuy nhiên tỷ lệ phát triển dân số có sự chênh lệch giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị. Cụ thể tỷ lệ tăng dân số thành thị là 0,62%, nông thôn 1,07%.
- Nguồn nhân lực
Theo báo cáo thống kê và số liệu tại bảng 2.2 cho thấy năm 2012: Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 89.131 ngƣời, chiếm 53,7% tổng dân số.
Trong đó: Nam 37.250 ngƣời chiếm 52,37% lao động Nữ 33.881 ngƣời chiếm 47,63% lao động
Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 89.131 ngƣời, trong đó lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 38.275 ngƣời chiếm 42,96%; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có 24.121 ngƣời chiếm 27,152%; lao động trong các ngành dịch vụ 26.710 ngƣời chiếm 29,92%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 20% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
Trong những năm qua huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, bình quân mỗi năm giải quyết cho hơn 1.100 lao động.
- Lao động, việc làm
Lao động và việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại, của hầu hết các quốc gia và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
địa phƣơng, là yếu tố quyết định đến các vấn đề phát triển KTXH trong mỗi gia đình cũng nhƣ toàn xã hội.
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của cả nƣớc nói chung và của từng tỉnh, từng địa phƣơng nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Huyện Đông Triều trong 5 năm gần đây kinh tế phát triển với nhịp độ cao, việc xuất hiện các công ty, nhà máy chế biến ở KCN, các vùng quê đã thu hút và chuyển dịch lực lƣợng lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
3.1.2.4. Điều kiện về năng lực sản xuất
- Khu vực kinh tế công nghiệp
Trên địa bàn huyện Đông Triều có 1.376 cơ sở sản xuất công nghiệp trong nƣớc, trong đó kinh tế Nhà nƣớc 6 cơ sở, doanh nghiệp tƣ nhân 10 cơ sở, kinh tế cá thể 1.355 cơ sở, kinh tế hỗn hợp 5 cơ sở và 01 cơ sở kinh tế có đầu tƣ nƣớc ngoài. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng từ 29,2% năm 2008 lên 46% năm 2012.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 833 tỷ đồng năm 2012, tăng 519 tỷ đồng so với năm 2008, trong đó ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 23,9%/năm, ngành xây dựng tăng bình quân 35,9%/năm. Bao gồm: Công nghiệp khai thác 6.898 triệu đồng (trong đó khai thác đá 3.055 triệu đồng); Công nghiệp chế biến 635.502 triệu đồng, trong đó sản xuất thực phẩm đồ uống 362.447 triệu đồng, sản xuất phƣơng tiện vận tải 191.139 triệu đồng, sản xuất sản phẩm khoáng phi kim