Kinh nghiệm về quản lý của tỉnh Bắc Ninh đối với sử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với sử dụng đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Kinh nghiệm về quản lý của tỉnh Bắc Ninh đối với sử

đất tại các KCN

Đạt đƣợc thành quả nhƣ hôm nay là nhờ có sự ủng hộ, hƣớng dẫn kịp thời của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ƣơng; sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tƣ, lựa chọn các nhà đầu tƣ lớn, nhà đầu tƣ tiềm năng đƣợc chú trọng. Môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh, xây dựng hình ảnh riêng biệt của các KCN Bắc Ninh nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung. Công tác quy hoạch KCN song song với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cƣ. Gắn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội nhằm triển khai thành công mô hình KCN- đô thị và bảo đảm an sinh xã hội. Tiến hành công tác bồi thƣờng GPMB nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nƣớc, nhất là quản lý môi trƣờng đối với các KCN. Hỗ trợ và giải quyết kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc, tạo sự tin tƣởng của nhà đầu tƣ, doanh nghiệp.

1.3.3. Kinh nghiệm về quản lý của tỉnh Hải Dương đối với sử dụng đất tại các KCN

Để các KCN, cụm công nghiệp (CCN) trở thành “đầu tàu” của nền kinh tế, Hải Dƣơng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhƣ tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phƣơng trong GPMB; đẩy mạnh xã hội hoá đầu tƣ, tiến tới xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu, CCN, ƣu tiên bố trí vốn ngân sách cho những dự án sắp hoàn thành; tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp; tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về giám sát đầu tƣ; xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển CCN…

Năm 2002, KCN Đình Trám đƣợc hình thành và xây dựng, đánh dấu bƣớc khởi đầu trong hoạt động thu hút đầu tƣ phát triển khu, CCN. Sau 10 năm phát triển, đến nay, Hải Dƣơng đã thành lập đƣợc 5 KCN. Với các chính sách ƣu đãi, ƣu tiên phát triển các KCN, CCN, Hải Dƣơng đã và đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đến nay, Hải Dƣơng đã thành lập đƣợc 5 KCN, với tổng diện tích 1.163,7ha và 34 CCN với diện tích 734,8 ha. Các KCN đƣợc quy hoạch liền kề nhau và có nhiều lợi thế nhƣ gần các đô thị, thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng sắt và đƣờng hàng không và các cảng sông, cảng biển.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả thu hút đầu tƣ vào các KCN, CCN Hải Dƣơng đã chú trọng công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng nhà đầu tƣ giải quyết khó khăn, vƣớng mắc khi triển khai dự án. Việc đầu tƣ hạ tầng KCN từ khâu thiết kế đến khi triển khai thực hiện đã đƣợc các chủ đầu tƣ hạ tầng thực hiện gắn kết liên hoàn với hạ tầng ngoài hàng rào, tạo sự hỗ trợ tích cực giữa hạ tầng KCN với hạ tầng đô thị của địa phƣơng. Tuy nhiên, đến nay, đã hoàn thành công tác GPMB 127ha, các KCN còn lại vẫn đang trong giai đoạn GPMB do một phần diện tích đã GPMB chƣa triển khai hết, một phần do gặp khó khăn từ phía ngƣời dân.

Có thể nói, việc hình thành và phát triển các KCN, CCN đã thu hút lƣợng vốn đầu tƣ lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc phục vụ cho mục tiêu CNH, HĐH. Với những ƣu đãi cũng nhƣ việc giảm thiểu các thủ tục hành chính, KCN, CCN đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tƣ, đặc biệt KCN là điểm đến của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Lũy kế đến nay, tại các KCN của tỉnh Hải Dƣơng đã đi vào hoạt động có 135 dự án đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ còn hiệu lực (trong đó có 65 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài) với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 4.140 tỷ đồng và 1.609 triệu USD. Vốn đầu tƣ đăng ký bình quân của các dự án đầu tƣ trong nƣớc đạt 60 tỷ đồng/dự án, của các dự án nƣớc ngoài đạt 25 triệu USD/dự án. Vốn đầu tƣ thực hiện của các nhà đầu tƣ trong nƣớc đạt 1.956 tỷ đồng, bằng 47% vốn đầu tƣ đăng ký, vốn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 509 triệu USD, bằng 32% vốn đầu tƣ đăng ký.

Bên cạnh các KCN, 34 CCN của tỉnh Hải Dƣơng cũng đã thu hút đƣợc 225 dự án đã đăng ký đầu tƣ sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.248 tỷ đồng và 53,57 triệu USD, trong đó có 186 dự án đi vào hoạt động, số vốn thực hiện đầu tƣ ƣớc đạt 2.500 tỷ đồng, chiếm 57,8%/tổng vốn đăng ký, 39 dự án đang tiến hành hoàn thiện thủ tục đầu tƣ. Hiện tại, có 30/34 CCN đang hoạt động, trong đó 14 CCN đã đƣợc đăng ký lấp đầy 100%; 10 CCN đã đăng ký lấp đầy trên 50%, 5 CCN mới đƣợc thành lập, 1 CCN đang lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Các KCN, CCN tỉnh Hải Dƣơng đã góp phần tích cực vào sự phát triển của địa phƣơng và sự tăng trƣởng đáng kể ngành công nghiệp toàn tỉnh, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn từ năm 2004-2012, doanh thu từ hoạt động tại các KCN đạt 52.754 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu đạt 1.877 triệu USD, xuất khẩu đạt 1.517 triệu USD, nộp ngân sách tỉnh 113 tỷ đồng. Doanh thu của các doanh nghiệp KCN một số năm gần đây tăng đột biến do các doanh nghiệp đã dần ổn định sản xuất, trong đó có sự đóng góp đáng kể của một số doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc các tập đoàn kinh tế lớn nhƣ: Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải, Công ty TNHH Wintek Việt Nam… đi vào sản xuất, thị trƣờng chủ yếu là xuất khẩu, doanh thu lớn đã góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp của KCN lên cao.

Giá trị sản xuất công nghiệp trong các CCN liên tục tăng, từ 637 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 950 tỷ đồng vào năm 2011 và đạt 1.140 tỷ đồng vào năm 2012. Các đơn vị sản xuất trong CCN đã đóng góp tích cực vào nguồn ngân sách địa phƣơng. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu và thu nộp ngân sách đã cho thấy hiệu quả đáng kể của các CCN.

Việc hình thành và hoạt động của các CCN góp phần duy trì, phát triển ngành nghề truyền thống, làng nghề cổ truyền, tạo điều kiện phát triển nghề mới, tạo sự phong phú về các sản phẩm của làng nghề; sử dụng có hiệu quả nguyên liệu sẵn có của địa phƣơng, đồng thời góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung và lao động địa phƣơng nói riêng, làm thay đổi đời sống nhân dân các vùng lân cận. Đến hết năm 2012 đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có 35.229 lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN và 21.000 lao động tại các CCN. Các CCN đang góp phần ổn định kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, hạn chế lực lƣợng lao động khu vực nông thôn tràn về thành phố gây ra áp lực cho khu vực đô thị. Ngoài ra, các hộ ở xung quanh khu, CCN cũng có thu nhập cao hơn nhờ dịch vụ cho thuê nhà trọ, sản xuất, cung cấp thực phẩm và các hàng hoá khác phục vụ công nhân.

Sau 10 năm phát triển, bên cạnh những thành quả quan trọng đã đạt đƣợc, hoạt động của các khu, CCN trong tỉnh vẫn đối diện với nhiều thách thức, chƣa có sự bứt phá mạnh mẽ. Trong những năm qua, các cụm, KCN của tỉnh vừa triển khai, vừa điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn nên vẫn bộc lộ những hạn chế, khó khăn cần khắc phục nhƣ: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ các cụm, KCN còn thiếu đồng bộ, chậm đƣợc triển khai; công tác bồi thƣờng GPMB còn gặp nhiều khó khăn; số lƣợng CCN trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhiều so với các tỉnh trong cả nƣớc; việc thu hút đầu tƣ chƣa chú trọng tới ngành nghề, công nghệ và môi trƣờng. Các dự án đầu tƣ chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ, năng lực tài chính và quản lý có hạn, một số dự án đầu tƣ có công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp; lực lƣợng lao động nhiều nhƣng trình độ thấp, ý thức tác phong công nghiệp chƣa cao, hiểu biết pháp luật hạn chế…

Qua thực tiễn xây dựng và phát triển các KCN, CCN của tỉnh Hải Dƣơng, có thể rút ra một số kinh nghiệm và bài học thực tiễn sau:

Một là, công tác quy hoạch phát triển KCN, CCN phải đi trƣớc một

bƣớc, đặc biệt là việc lựa chọn vị trí xây dựng, quy mô xây dựng, chọn ngành công nghiệp ƣu tiên thu hút đầu tƣ vào các KCN, CCN phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng.

Hai là, công tác bồi thƣơng GPMB hiện nay còn nhiều vấn đề phức tạp,

gây khó khăn cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN, CCN. Bởi vậy, cần thận trọng nhƣng quyết liệt trong công tác GPMB; muốn làm tốt công tác GPMB,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính quyền huyện, xã phải thực sự vào cuộc, tuyên truyền, vận động, thuyết phục ngƣời dân.

Ba là, đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN, CCN yêu cầu vốn đầu tƣ rất lớn

và tập trung, nhƣng thu hồi vốn lại chậm, do đó, ngoài vốn hỗ trợ ngân sách Trung ƣơng, ngân sách tỉnh, cần có sự kết hợp, lồng ghép các chƣơng trình, dự án với việc xây dựng hạ tầng KCN, CCN nhằm kết hợp chặt chẽ giữa khả năng vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, CCN.

Bốn là, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với KCN theo cơ chế

“một cửa” tại Ban Quản lý KCN .

Năm là, công tác xúc tiến đầu tƣ vào các KCN, CCN đòi hỏi phải có sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp lãnh đạo đứng đầu địa phƣơng; đồng thời, phải đƣợc thực hiện trên cơ sở những chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ thông thoáng, hấp dẫn và có sự thống nhất, ổn định cao, tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, cải cách môi trƣờng đầu tƣ, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

1.4. ài học tỉnh

Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trong những tỉnh đi sau trong phát triển KCN nên việc nhận dạng những tồn tại, hạn chế trong thu hút đầu tƣ và rút ra bài học từ kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố là rất cần thiết. Nghiên cứu kinh nghiệm thành công cũng nhƣ hạn chế của một số địa phƣơng và của tỉnh, Quảng Ninh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ:

- Phát triển KCN là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc nhằm thu hút nguồn lực thúc đẩy mạnh tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thực hiện tốt công tác thu hút đầu tƣ, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, quán triệt tƣ tƣởng về ý nghĩa của công tác thu hút đầu tƣ phát triển KCN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng cƣờng thu hút đầu tƣ thì môi trƣờng đầu tƣ phải đƣợc cải thiện theo hƣớng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn. Trong đó, tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài hàng rào KCN một cách đồng bộ; cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng gọn nhẹ, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa - tại chỗ”; nâng cao trình độ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp…

- Xây dựng và triển khai các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ, thu hút và quản lý hiệu quả các dự án đầu tƣ tại KCN. Trong công tác xúc tiến đầu tƣ cần chú trọng đến nội dung và phƣơng pháp thực hiện, nội dung kêu gọi đầu tƣ phải rõ ràng, có đủ những thông tin cần thiết cho nhà đầu tƣ.

- Để thu hút, quản lý các dự án đầu tƣ hiệu quả và phát triển bền vững thì công tác hỗ trợ nhà đầu tƣ từ khâu chuẩn bị, triển khai xây dựng và trong quá trình dự án đi vào hoạt động là rất quan trọng, nhằm rút ngắn chi phí thời gian tham gia thị trƣờng, hƣớng các nhà đầu tƣ thực hiện đúng quy định của pháp luật và tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho nhà đầu tƣ.

- Trong quá trình thu hút đầu tƣ vào các KCN, cần phải có sự cân nhắc, chọn lọc kỹ các nhà đầu tƣ có đủ năng lực, các dự án đầu tƣ tốt, hạn chế các dự án dễ gây ô nhiễm môi trƣờng, hiệu quả kinh tế - xã hội kém, sử dụng quá nhiều lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi đặt ra trong đề tài

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu về “Quản lý nhà nước đối với sử dụng

đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” học viên đặt ra câu hỏi là Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu luận văn sẽ

trả lời những câu hỏi cơ bản sau:

- Quản lý của chính quyền địa phƣơng đối với sử dụng đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm thực hiện mục tiêu gì? Bao gồm những nội dung cơ bản nào? Chịu ảnh hƣởng của những yếu tố cơ bản nào?

- Quản lý của chính quyền tỉnh Quảng Ninh và huyện Đông Triều đối với sử dụng đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Triều bộc lộ những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản nào? Nguyên nhân của những điểm yếu đó?

- Chính quyền tỉnh Quảng Ninh và huyện nên làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các khu công nghiệp?

Thứ nhất, việc nghiên cứu chính sách đối với KCN Quảng Ninh nói

chung và của huyện Đông Triều nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là nhiệm vụ có ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Khu công nghiệp ở nƣớc ta, qua 20 năm triển khai và phát triển đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, tuy nhiên còn không ít những hạn chế. Tổng kết và đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai KCN trong thời gian qua là công việc cần thiết để thấy đƣợc những điểm yếu, rút ra những bài học và đề xuất cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý.

Thứ hai, thời gian vừa qua huyện Đông Triều đã đạt đƣợc kết quả gì

trong quản lý đất đai KCN. Để đánh giá thực trạng công tác quản lý đất đai KCN cần đánh giá mục tiêu của công tác quản lý này là hiệu quả kinh tế - xã hội của KCN. Qua các tiêu chí về hiệu quả đánh giá những kết quả đạt đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong công tác quản lý và những mặt còn tồn tại, hạn chế. Những hạn chế đó là gì, nguyên nhân của những hạn chế đó? Những hạn chế của huyện Đông Triều trong việc quản lý đất đai KCN là hạn chế nói chung, hay có điểm khác biệt với các huyện khác ở Quảng Ninh và các tỉnh toàn quốc?

Thứ ba, từ những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý đất đai hiện

nay của KCN huyện Đông Triều cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đất đai KCN huyện Đông Triều và cần tập trung vào

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với sử dụng đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 35)