9. Phạm vi nghiên cứu
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu (Cách tiếp cận trong nghiên cứu)
nghiên cứu)
1.2.1. Tiếp cận dựa trên thuyết về quyền con người
Nội dung lý thuyết
Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động CTXH.
Cách tiếp cận dựa trên quyền lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ. Với cách tiếp cận theo quyền, NVCTXH cần dựa trên hệ thống quyền con người để xây dựng các phương pháp và hoạt động của những mô hình phát triển xã hội.
Trên phương diện vĩ mô, cách tiếp cận dựa trên quyền có bàn đến tầm quan trọng của Nhà nước và Chính phủ trong mối quan hệ tương quan với công dân của họ về mặt quyền và nghĩa vụ. Cách tiếp cận theo quyền lôi kéo sự chú ý của Nhà nước về mặt chăm lo đời sống của những người dân dễ bị tổn thương, kể cả những người dân không thể tự mình đứng lên đòi quyền lợi cho mình.
Cũng giống như cách tiếp cận khác, tiếp cận dựa trên quyền nhằm hướng đến việc cải thiện hoàn cảnh của con người, tập trung vào nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của họ. Theo cách này, cách tiếp cận dựa trên quyền có đề
cập đến những vấn đề luôn được coi là trọng yếu đối với sự phát triển, như là thực phẩm, nước, nhà ở, y tế, giáo dục,…
Tiếp cận dựa trên quyền là cách tiếp cận mang tính nhân văn. Với cách tiếp cận này, đối tượng dù đang gặp phải vấn đề khó khăn cũng được tôn trọng như là một con người với đầy đủ các giá trị. Tiếp cận dựa trên quyền coi con người là trung tâm, tập trung vào nhu cầu và tiềm năng của họ để đi đến giải quyết các vấn đề. Tiếp cận dựa trên quyền sẽ luôn nhìn nhận họ là những con người có năng lực song chưa được phát huy và chưa được sự hỗ trợ của nguồn lực cộng đồng. Từ đó, NVCTXH sẽ khai thác những điểm mạnh của bản thân họ, cùng họ đấu tranh để giành lại cho học những quyền mà họ được hưởng, cho dù họ là ai, trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào.
Với cách tiếp cận dựa trên quyền, NVCTXH là người thực hiện vai trò biện hộ, ngay cả khi thân chủ có hoặc chưa nhận thức được vai trò của họ. Cách tiếp cận này giúp nhân viên xã hội hướng đến các giải pháp mang tính bền vững thông qua việc đề cập đến tất cả các nguyên nhân gây ra vấn đề và từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp đối tượng.
Ứng dụng trong nghiên cứu
Trong đề tài của mình tôi dựa trên nền tảng cơ bản là hệ thống văn bản pháp luật và chính sách của quốc tế và Việt Nam để khẳng định và nhấn mạnh quyền được bình đẳng trong cơ hội học tập của trẻ khuyết tật. Vấn đề bình đẳng trong phát triển, học tập và nhiều quyền khác đã được nêu rõ trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em (điều 18, 23); Công ước về giáo dục cho mọi người năm 1990; Hội nghị thế giới về Giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt ở Salamanca, Tây Ban Nha, 1994; Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về nhu cầu giáo dục đặc biệt.
Tuyên bố Salamanca về giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt (1994)
khẳng định: “…Giáo dục cho người khuyết tật là một bộ phận không thể tách
rời hệ thống giáo dục’’. [35]
Trong Công ước quốc tế về “Quyền của người khuyết tật” năm 2006;
như mọi trẻ em và Nhà nước phải tạo mọi điều kiện, ưu tiên việc thực hiện các quyền đó.
Dựa trên việc khẳng định các quyền của trẻ khuyết tật trong đó có quyền giáo dục, NVCTXH sẽ trợ giúp TKT giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình học hòa nhập tại trường thông qua việc tập trung vào nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của các em.
1.2.2. Tiếp cận dựa trên lý thuyết hệ thống
Nội dung lý thuyết
Đây là một lý thuyết cho rằng, mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng được tạo nên từ các phần tử nhỏ hơn.
Nhìn nhận ở góc độ xã hội, thuyết hệ thống là một bộ phận không thể tách rời của quan điểm sinh thái. Hành vi của con người không phải bộc lộ tự phát một cách độc lập mà nằm trong mối quan hệ qua lại với những hệ thống khác trong xã hội. Sự thay đổi ở bất kì mắt xích nào trong hệ thống xã hội cũng tạo ra những ảnh hưởng đến hệ thống con nằm trong nó, cụ thể là hệ thống các cá thể thuộc xã hội đó.
Ứng dụng trong nghiên cứu
Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống để khẳng định người khuyết tật nói chung và TKT nói riêng là một bộ phận của xã hội, có mối quan hệ tác động qua lại với những thành phần khác trong xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển xã hội chúng ta cần phải chú ý đến các giải pháp hỗ trợ giải quyết những vấn đề của người khuyết tật, giúp người khuyết tật được bình đẳng khi tham gia tất cả các hoạt động của xã hội với tư cách là một bộ phận cấu thành nên xã hội, góp phần vào sự phát triển xã hội.
1.2.3. Tiếp cận dựa trên lý thuyết nhu cầu
Nội dung lý thuyết
Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến
cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Thuyết giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người từ thấp đến cao.
Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow (1)Nhu cầu vật chất, sinh lý:
Nhu cầu này bao gồm: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các nhu cầu về mặt thể xác...Đây là những nhu cầu có sức mạnh nhất và con người cần
được thỏa mãn đến mức cần thiết để đảm bảo sự sinh tồn. Mác nói: “Con
người trước hết phải ăn, uống, mặc, ở, rồi sau đó mới làm nên lịch sử”.
Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng thì người ta không thể nghĩ đến những nhu cầu khác.
(2) Nhu cầu an toàn:
còn lại đối với cá nhân cũng đều không quan trọng tức là con người không thể vươn lên các nhu cầu khác cao hơn.
(3) Nhu cầu xã hội:
Nhu cầu này được thể hiện ở chỗ mỗi cá nhân đều mong muốn là thành viên của một nhóm và được nhóm chấp nhận.
Sự tồn tại của cá nhân luôn luôn lệ thuộc vào môi trường xã hội. Vì vậy, sống trong xã hội cá nhân luôn luôn có mong muốn được gia nhập vào môi trường xã hội, có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được yêu thương, nhu cầu được chia sẻ,...Nếu một cá nhân bị gạt ra ngoài lề xã hội thì họ sẽ bị phát triển lệch lạc về nhận thức và hành vi.
(4) Nhu cầu được tôn trọng:
Khi đã ra nhập xã hội ai cũng có nhu cầu được người khác tôn trọng và thừa nhận giá trị của mình, được chấp nhận có vị trí trong một nhóm người.
Sự thỏa mãn nhu cầu tôn trọng sẽ tạo ra cảm giác tự tin, uy tín, quyền lực và sự kiềm chế. Con người sẽ cảm nhận được mình có ích và ảnh hưởng của mình với người xung quanh.
(5) Nhu cầu được hoàn thiện:
Trong cuộc sống ai cũng có nhu cầu được khẳng định mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân. Điều này thể hiện ở việc muốn được sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân và được công nhận thành đạt.
Lý thuyết “các thứ bậc nhu cầu” thường được biểu diễn như một kim tự tháp, với mức độ thấp hơn đại diện cho các nhu cầu thấp hơn, và điểm trên cùng đại diện cho sự cần thiết phải tự hiện thực, tự khẳng định bản thân mình trong xã hội. Maslow tin rằng lý do duy nhất mà con người sẽ không biến chuyển được theo hướng tự hiện thực bản thân mình là bởi vì các trở ngại cản trở họ trong hoàn cảnh xã hội.
Ứng dụng trong nghiên cứu
Từ lý thuyết nhu cầu của Maslow ta có thể nhận nhận thấy về cơ bản thì trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cần được đáp ứng như Maslow đã chỉ ra trong thang bậc nhu cầu. Tuy nhiên, ngoài những nhu cầu đó thì ở trẻ khuyết tật cũng có một số nét đặc thù.
Bảng 1.1: Những nhu cầu đặc thù của trẻ khuyết tật
Nhu cầu của trẻ em Nhu cầu của trẻ em khuyết tật cần được đáp ứng
Nhu cầu về thể chất: thức ăn, nước
uống,…
Trẻ khuyết tật có nhu cầu cao hơn về dinh dưỡng và các thành phần vi lượng so với trẻ em bình thường.
Sự an toàn (đảm bảo) chắc chắn. Sự ổn định chắc chắn không hề sợ hãi
Trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và sinh hoạt, trong đó có nhiều hạn chế trong việc quan sát và phát hiện rủi ro và phòng tránh những rủi ro đó. Vì vậy, nhu cầu an toàn của trẻ khuyết tật cũng cao hơn của trẻ em khác.
Sự yêu thương và gắn bó: bạn bè, gia đình, vợ chồng
Một số trẻ khuyết tật có thể không được gia đình chấp nhận và thương yêu như những trẻ em bởi vì có thể do quan niệm sai lầm về sự sinh ra một đứa trẻ tật nguyền trong cuộc đời.
Lòng tự trọng, những điều đạt được trong học tập, được tôn trọng
Thái độ của gia đình và làng xóm có thể giúp đỡ trẻ hoặc làm trẻ chậm tiến. Điều quan trọng là phải thấy được năng lực của trẻ, đánh giá được cái mà trẻ có thể đóng góp, đánh giá được vai trò của trẻ trong gia đình hơn là nhìn trẻ như một gánh năng, tỏ lòng thương hại.
thiện, tính sáng tạo thiết để trẻ có thể phát triển. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để trẻ khuyết tật trở thành những thành viên đầy đủ của cộng đồng và có sự đóng góp cho cộng đồng đó phát triển
[12, tr.63] Do đặc điểm của từng dạng tật, ngoài những nét đặc thù nói trên ở mỗi trẻ khuyết tật lại có những đặc điểm riêng và các nhu cầu có thể chiếm vị trí, xếp theo thứ tự khác nhau. Trong đề tài của mình, tôi đi sâu vào việc tìm hiểu nhu cầu của TKT trong quá trình học hòa nhập tại trường để từ đó cung cấp đúng các dịch vụ và các hỗ trợ cần thiết để giúp cho việc học hòa nhập của các em đạt hiệu quả hơn.
1.2.4. Tiếp cận dựa trên lý thuyết học tập xã hội
Nội dung lý thuyết
Trong lý thuyết này Albert Bandura đã chỉ ra học tập về bản chất là một quá trình xã hội hóa mà người ta lĩnh hội những hành vi xã hội thông 3 con đường chính là: bắt chước, tập nhiễm, học chính quy.
Lý thuyết này giải thích: 1) Hành vi của con người như là kết quả của một quá trình học tập của các cá nhân ; 2) Con người học tập thông qua bắt chước, tự tiếp nhận, chọn lọc thông tin; 3) Việc học tập được thực hiện theo nhu cầu, khả năng riêng của mỗi người.
Ứng dụng trong nghiên cứu
Từ lý thuyết học tập xã hội của Badura ta nhận thấy GDHN cho trẻ khuyết tật nói chung và cho TKT nói riêng thực chất cũng chính là một quá trình xã hội hóa đứa trẻ. Đối với TKT, do hạn chế về khả năng nghe nên trong quá trình học tập các em gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc lĩnh hội và tiếp thu kiến thức. Vì vậy, NVCTXH khi làm việc với TKT cần có những biện pháp hỗ trợ trẻ dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu, khả năng của trẻ để từ đó giúp TKT thích nghi với môi trường học hòa nhập.
1.2.5. Tiếp cận dựa trên lý thuyết siêu đẳng và bù trừ
Nội dung lý thuyết
Thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred Adler cho rằng một người có thể vượt qua sự yếu kém của mình bằng cách cố gắng để trở nên hoàn hảo, đó là tình trạng mà đầu tiên Adler gọi là bản năng gây hấn, ông cho rằng khi một cá nhân không thể thỏa mãn những nhu cầu, họ sẽ trở nên nản chí và gây hấn. Sau này ông tin tưởng rằng sự cố gắng để trở nên hoàn hảo chính là động lực sống đằng sau tất cả những hành vi con người.
Có 2 loại bù trừ để đạt sự hoàn hảo: 1/Bù trừ tích cực - cần thiết cho sự thành công, đạt được thành quả, đền bù cho những thiếu sót của chính bản thân. 2/ Bù trừ tiêu cực - Cá nhân cảm thấy chính mình là siêu đẳng (superior) theo một cách nào đó, đó là điều không lành mạnh/ loạn thần kinh chức năng (neurotic). Điều quan trọng với nhà trị liệu là hiểu về kiểu sống (lifestyle) của thân chủ, không chỉ là những động lực, cấu trúc và những mâu thuẫn bên trong.
Tư tưởng của Adler về cảm xúc thấp kém và siêu đẳng, sự cố gắng để hoàn hảo, kiểu sống và thành quả đền bù đã được công nhận và cho đến nay vẫn là những ý tưởng quan trọng trong lý thuyết phát triển con người. Ông còn có ý tưởng xây dựng lý thuyết về quyền lợi xã hội (social interest) - xã hội phải mang lại quyền lợi và phải có sự quan tâm đến sự trưởng thành của tất cả mọi người. Việc này có thể thực hiện được bằng cách cha mẹ và nền văn hóa hỗ trợ và làm mẫu cho những hành vi đó.
Ứng dụng trong nghiên cứu
Từ lý thuyết siêu đẳng và bù trừ ta thấy TKT có thể vượt qua những hạn chế của bản thân để trở nên hoàn hảo. Điều quan trọng là để đạt được sự hoàn hảo đó thì chúng ta cần phải giúp TKT tăng cường những bù trừ tích cực và loại bỏ những bù trừ tiêu cực.
1.3. Văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật
(1)Văn bản pháp luật quốc tế
+ Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989.
+ Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt 1994 (The Salamanca Statement and Framwork for Action on Special Needs Education).
+ Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006.
(2)Văn bản pháp luật của Việt Nam
+ Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010.
+ Đề án “Hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2011 – 2020” .
+ Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về GDHN cho người tàn tật, khuyết tật.
+ Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định về GDHN cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
+ Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2007 – 2010 và tầm nhìn 2015. 1.4. Đặc điểm của trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Với bề dày phát triển gần 37 năm, trường PTCS Xã Đàn có thể được xếp vào hàng những trường “có tuổi” ở Hà Nội. Nhiều người vốn chỉ biết đến trường PTCS Xã Đàn là trường dạy TKT, không phải ai cũng biết từ năm 1998, nơi đây đã trở thành ngôi trường có nhiều học sinh bình thường theo học, từ các lớp mầm non, tiểu học, đến THCS.
Trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội được Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội ra quyết định thành lập vào mùa thu năm 1977, chỉ 2 năm sau ngày đất nước