Nhu cầu của TKT trong quá trình học hòa nhập tại trường PTCS Xã

Một phần của tài liệu Mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính tại trường phổ thông cơ sở Xã Đàn - Hà Nội (Trang 81)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.4. Nhu cầu của TKT trong quá trình học hòa nhập tại trường PTCS Xã

PTCS Xã Đàn – Hà Nội

Để tìm hiểu mong muốn của các em khi tham gia học hòa nhập tại trường, tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 51 phiếu hỏi dành

cho HSKT. Với câu hỏi: “Em có mong muốn gì để giảm bớt khó khăn trong

quá trình học tập tại trường?”, tôi đã nhận được rất nhiều những câu trả lời

khác nhau như:

“Em mong muốn các thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ em nhiều hơn nữa để em có thể theo kịp được các bạn bình thường”. (Câu trả lời của em Vũ

Thanh Nga – HSKT lớp 3).

“Em mong muốn nhà trường có thể hỗ trợ cho chúng em có đầy đủ đồ dùng và dụng cụ học tập; có đủ phòng chức năng để HSKT chúng em học tập và rèn luyện”. (Câu trả lời của em Vũ Hoài Nam - HSKT)

“Em rất mong sẽ nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện hơn nữa của

gia đình, nhà trường và xã hội để không chỉ riêng em mà tất cả trẻ em không may mắn trên trái đất này đều được cắp sách đến trường và sống trong vòng tay nhân ái yêu thương của mọi người trong xã hội.” (Câu trả lời của em

Nguyễn Thị Oanh – học sinh lớp 9)

Như vậy về cơ bản, mong muốn, nhu cầu của HSKT trong quá trình học tập tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội cũng có những nhu cầu như bao trẻ bình thường khác.

Tiếp cận theo Lý thuyết Nhu cầu của Maslow thì nhu cầu của HSKT trường PTCS Xã Đàn cũng được thể hiện theo thứ tự trong thang bậc nhu cầu như sau:

Nhu cầu về thể chất: Đối với TKT, ngoài việc đáp ứng các nhu cầu

cơ bản như: thức ăn, nước uống, nơi ở,…thì nhu cầu về dinh dưỡng và thuốc cần cho sự phát triển của đôi tai là rất lớn. Các em có nhu cầu cung cấp và sử dụng các loại thuốc để giúp chữa trị kịp thời các bệnh về tai, ngăn ngừa sự

suy giảm thính lực và duy trì, cải thiện chức năng nghe của trẻ.

Nhu cầu an toàn

Những tiêu trí ưu tiên về môi trường vật chất phù hợp với TKT là: - Đảm bảo tính an toàn.

- Môi trường ít thay đổi, ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ môi trường xung quanh.

Nhu cầu thương yêu và gắn bó

TKT cần nhận được sự quan tâm, yêu thương, gắn bó và chia sẻ đặc biệt của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.

Khi đáp ứng nhu cầu được thương yêu, chia sẻ với TKT cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Không quá chiều chuộng, bao bọc hay làm thay trẻ.

+ Nhận thức TKT là một thành viên độc lập, cần được tham gia vào tất cả các hoạt động với mọi người để học hỏi từ người khác và có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

+ Trong các hoạt động, cần tạo điều kiện để trẻ được thể hiện năng lực của mình và cần có hướng dẫn thích hợp để trẻ tích cực, tự tin khi tham gia hoạt động với người không khiếm thính.

+ Chấp nhận những đặc điểm cá nhân của trẻ để bình đẳng, hợp tác và hòa nhập.

Nhu cầu lòng tự trọng được chấp nhận, công nhận, tôn trọng

TKT cần được khuyến khích tham gia vào các hoạt động, nhận ra năng lực của chính mình và khẳng định năng lực để hòa nhập.

TKT cần nhận được những hỗ trợ phù hợp để phát huy năng lực, tham gia vào các hoạt động học tập và có cơ hội được học ở các bậc học cao hơn để có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng, hoàn thiện nhân cách và phát triển.

Có thể nói, những mong muốn của các em HSKT trong quá trình học tập tại trường PTCS Xã Đàn cũng chính là mong muốn của TKT và trẻ khuyết tật nói chung khi tham gia vào quá trình học hòa nhập. Đó là mong muốn về vật chất, được an toàn, được yêu thương, được thừa nhận, được phát triển. Gia đình, nhà trường, xã hội cần tạo điều kiện giúp các em thực hiện được mong muốn, phát triển khả năng của mình.

Tiểu kết chương 2: Thông qua việc sử dụng phương pháp điều tra bằng

bảng hỏi cùng với việc tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng như: Hiệu trưởng, Hiệu phó, giáo viên dạy hòa nhập, HSKT trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội chương 2 là sự thể hiện những kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động GDHN tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH GIÁO DỤC HÒA NHẬP

CHO TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI TRƯỜNG PTCS XÃ ĐÀN – HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính tại trường phổ thông cơ sở Xã Đàn - Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)