9. Phạm vi nghiên cứu
2.1. Đặc điểm mô hình giáo dục hòa nhập cho TKT tại trường PTCS Xã
PTCS Xã Đàn – Hà Nội
Trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội là một trường thực hiện đồng thời nhiều mô hình giáo dục cho trẻ khuyết tật như: can thiệp sớm cho học sinh mẫu giáo; giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thính Tiểu học và Trung học. Trong khuôn khổ luận văn của mình tôi tập trung vào việc tìm hiểu mô hình giáo dục hòa nhập đang được thực hiện tại trường.
Để có được những thông tin chi tiết về mô hình GDHN tại trường, tôi đã tiến hành khảo sát tại trường PTCS Xã Đàn thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp như: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn. Trước tiên, tôi tìm đọc những tài liệu về GDHN cho TKT, những tài liệu chứa đựng thông tin về trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội. Cùng với việc đọc và phân tích tài liệu, tôi đã xin lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để được dự giờ lớp học hòa nhập. Trong mỗi tiết dự giờ như vậy, thông qua quan sát và ghi chép, tôi có được những thông tin về thái độ, hành vi của TKT trong giờ học. Thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tôi tiến hành phát phiếu điều tra với 50 bảng hỏi dành cho giáo viên và 51 bảng hỏi dành cho HSKT học hòa nhập. Sau đó, để làm rõ những thông tin từ điều tra bằng bảng hỏi, tôi đã tiến hành phỏng vấn một số đối tượng như: Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên tham gia dạy học hòa nhập, cán bộ quản lý, chăm sóc trẻ, HSKT học hòa nhập. Bằng việc kết hợp, sử dụng nhiều phương pháp nêu trên, tôi đã có được những thông tin về mô hình GDHN tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội như: đối tượng tiến hành GDHN, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ GDHN,
Về đối tượng tiến hành GDHN
Trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội là một trường thực mô hình GDHN cho đối tượng là TKT trong một môi trường liên tục từ Mẫu giáo đến hết Trung học Phổ thông. Hiện nay, tổng số học sinh của trường là 470 học sinh, trong đó có 270 em là HSKT. Trong tổng số 270 HSKT lại được phân chia thành HSKT học chuyên biệt và HSKT học hòa nhập. Số lượng HSKT học hòa nhập tại trường hiện nay là 42 em ở bậc Tiểu học và 9 em ở bậc THCS.
Về độ tuổi: HSKT học tại trường có độ tuổi từ 3 tuổi đến 22 tuổi và được xếp theo các khối lớp khác nhau. Tuy nhiên, do đặc thù TKT nhập học muộn nên khi sắp xếp theo khối lớp trường PTCS Xã Đàn không căn cứ theo tuổi đi học như học sinh bình thường mà chủ yếu căn cứ vào khả năng của các em HSKT (trừ các lớp Mầm non). Nếu học sinh bình thường 8 tuổi thường học lớp 3 thì với HSKT 8 tuổi vẫn có thể xếp vào học lớp 1 tùy vào thời gian các em nhập học và khả năng của các em.
Về quê quán của HSKT: Học sinh khiếm thính học hòa nhập tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội không chỉ là các em sinh ra tại Hà Nội mà còn bao gồm cả những em là HSKT đến từ nhiều tỉnh thành khác. Theo thông tin của lãnh đạo nhà trường thì tuy trường PTCS Xã Đàn là trường thuộc Sở Giáo dục thành phố Hà Nội nhưng cũng có một số HSKT từ các tỉnh thành khác được gia đình xin cho đi học tại trường. Điều này cho thấy nhu cầu được đến trường của HSKT là rất cao.
Đội ngũ giáo viên
Tổng số cán bộ và giáo viên của trường là 60 người, trong đó có 50 người là giáo viên. Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại trường PTCS Xã Đàn không chỉ là những người có trình độ chuyên môn, có phương pháp giảng dạy mà còn là những người nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Về trình độ học vấn, 100% giáo viên có bằng cử nhân Đại học, 13% có bằng Thạc sĩ, 100% có chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm. Các thầy cô đến từ các chuyên ngành khác nhau như: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Công tác xã hội, Tâm lý
học, Giáo dục Đặc biệt, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ. Bên cạnh đó, vì đối tượng giảng dạy không chỉ là học sinh bình thường mà còn có cả HSKT nên một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên trường PTCS Xã Đàn là biết sử dụng ngôn ngữ kí hiệu. Để đảm bảo được yêu cầu này, nhà trường đã tạo điều kiện để tất cả giáo viên tham gia học lớp cơ bản về ngôn ngữ kí hiệu và được cấp chứng chỉ. Khi được hỏi về vấn đề này, chị Đỗ Thị Tường Vân – Giáo viên
chủ nhiệm lớp 4A chia sẻ:“Giáo viên ở trường chúng tôi đều phải tham dự
lớp học cơ bản về ngôn ngữ kí hiệu sau đó thi và được cấp chứng chỉ. Đây cũng là một trong những tiêu chí bắt buộc để xét thi công chức, viên chức”.
Bên cạnh đó, 100% đội ngũ giáo viên của trường còn tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn về giáo dục hòa nhập. Thông qua các khóa đào tạo này, đội ngũ giáo viên trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội đã có thêm những kiến thức, hiểu biết về GDHN.
Bảng 2.1: Hiểu biết của giáo viên về giáo dục hòa nhập (%)
Quan điểm về giáo dục hòa nhập Đồng
ý
Phân vân
Không đồng ý
1. Nhà trường đón nhận tất cả học sinh, bao gồm
cả học sinh có nhu cầu đặc biệt. 10 27 63
2. Giáo dục hòa nhập chỉ để hòa nhập cho học sinh khuyết tật mà không quan tâm đến chất lượng hay một nền giáo dục phù hợp
0 0 100
3. Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm xã hội
trong việc nhìn nhận, đánh giá đúng trẻ khuyết tật. 82 18 0 4. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục cho
mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật trong lớp bình thường của trường phổ thông.
79 21 0
5. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình
Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy phần lớn giáo viên trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội có quan điểm đúng đắn về GDHN (98 % giáo viên hiểu được GDHN là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống). Việc giáo viên nhà trường có nhận thức đúng đắn về GDHN là kết quả của việc tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của bản thân mỗi giáo viên để có được những kiến thức về GDHN. Từ việc có nhận thức đầy đủ và đúng đắn GDHN, giáo viên đã cùng với nhà trường tiến hành điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp, cách đánh giá kết quả học tập phù hợp với học sinh khiếm thính trong lớp học hòa nhập.
Về cơ sở vật chất
Nhìn chung, cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ từ phòng học, bàn ghế đến các thiết bị phục vụ trong giảng dạy: bảng, máy chiếu,...
Đối với học sinh khiếm thính, để khắc phục những hạn chế về khả năng nghe của trẻ, nhà trường đã trang bị các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho TKT. Mức độ đáp ứng của các thiết bị phục vụ trong GDHN cho TKT được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất trong GDHN (%)
STT Cơ sở vật chất Mức độ đáp ứng
Đầy đủ Thiếu Không có
1 Phòng học dành cho TKT 87 13 0
2 Thiết bị hỗ trợ TKT (máy trợ thính, ốc tai điện tử, …)
100 0 0
3 Dụng cụ dạy học 89 11 0
4 Các thiết bị chuyên dùng (tivi, projector,…)
Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng việc giáo dục hòa nhập, bao gồm: phòng học dành cho TKT (đáp ứng 87%); 100% TKT có thiết bị trợ giúp để tăng khả năng nghe của trẻ (máy trợ thính, ốc tai điện tử); dụng cụ dạy học đáp ứng 89% và các thiết bị chuyên dùng đáp ứng được 78%. Do kinh phí hạn hẹp nên hiện nay có một số phòng học trong trường chưa được trang bị máy chiếu.
Cách thức tổ chức lớp học hòa nhập:
Cũng như nhiều trường thực hiện mô hình giáo dục hòa nhập khác, trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội thực hiện đồng thời 2 mô hình giáo dục chuyên biệt và GDHN. Trước tiên, nhà trường tổ chức các lớp học chuyên biệt cho HSKT theo khối lớp từ lớp 1 đến lớp 9. Sau một thời gian học sinh học ở lớp học chuyên biệt nếu giáo viên nhận thấy trẻ có khả năng hòa nhập được thì sẽ trao đổi với nhà trường. Sau đó, nhà trường sẽ thành lập Hội đồng đánh giá để tiến hành kiểm tra đánh giá khả năng của trẻ thông qua các Test đánh giá. Các Test đánh giá này được xây dựng phù hợp theo từng khối lớp. Dựa vào việc tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của bản thân TKT và gia đình cùng với kết quả của Hội đồng đánh giá, nhà trường sẽ quyết định về việc tổ chức cho HSKT học hòa nhập cùng học sinh bình thường ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 9.
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho việc học của HSKT nói riêng và lớp hòa nhập nói chung nhà trường đã sắp xếp phân bổ mỗi lớp học một số lượng HSKT rất thấp. Hiện nay, học sinh học hòa nhập là 51 học sinh trên tổng số 200 học sinh bình thường. Trong đó, có 42 HSKT học hòa nhập ở bậc Tiểu học và có 9 HSKT học hòa nhập ở bậc Trung học Cơ sở. Sự phân bổ về số lượng HSKT và học sinh bình thường trong mỗi lớp học theo khối lớp từ lớp lớp 1 đến lớp 9 được thể hiện qua biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giữa số lượng HSKT và số lượng học sinh bình thường theo khối lớp tại trường PTCS Xã Đàn – Hà
Nội năm học 2013 – 2014 (%) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Lớp 1 lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 27.3 25.8 28.1 26.7 26.7 12 8.3 8.7 8.7 HSKT HSBT
Từ biểu đồ 2.1 ta thấy HSKT chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số học sinh mỗi lớp từ khối lớp 1 đến khối lớp 9. Số lượng HSKT mỗi lớp chiếm từ 8% đến 28% tổng số học sinh trong lớp. Trong đó, cao nhất là khối lớp 3 với 28,1 % HKST và thấp nhất là khối lớp 7 với 8,3 % HSKT. Số lượng HSKT trong lớp học hòa nhập chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với học sinh bình thường nên nhìn bề ngoài trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội như một trường bình thường của ngành giáo dục. Tỷ lệ HSKT trong lớp học hòa nhập thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các em được giáo viên có quan tâm, chú ý nhiều hơn tới TKT trong giờ học.
sinh bình thường trong lớp học hòa nhập ở các khối lớp bậc THCS có xu hướng giảm dần và thấp hơn so với các khối lớp ở bậc Tiểu học. Nếu ở khối lớp 1 tỷ lệ này là 27.3% thì đến khối lớp 8, lớp 9 tỷ lệ này giảm xuống còn 8,7 %. Điều này thể hiện số lượng HSKT theo học tại các khối lớp cao hơn rất thấp.
Nội dung giáo dục hòa nhập
HSKT khi học hòa nhập tại trường được học rất nhiều các nội dung đảm bảo cho sự phát triển về mọi mặt của các em một cách đầy đủ. Các nội dung đó bao gồm: học văn hóa, học kỹ năng sống. Ngoài ra, để giúp các em trở thành những người “Tàn nhưng không Phế” như lời Bác Hồ đã dạy, nhà trường đã rất chú trọng tới công tác hướng nghiệp – dạy nghề và phát triển năng khiếu cho các em đối với học sinh lớn tuổi. Đây là những nội dung không có trong các trường phổ thông bình thường.
(1)Về văn hóa:
HSKT học hòa nhập cùng trẻ bình thường ở các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 9 với chương trình, nội dung của các khối lớp là chương trình, nội dung các môn văn hóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục ban hành.
Tuy nhiên, do đặc thù của HSKT nên nhà trường cũng có quy định cho từng khối lớp, từng giáo viên giảm nhẹ yêu cầu về việc tiếp thu kiến thức trên lớp cho HSKT ở những nội dung mà yêu cầu không phù hợp với KT về nghe của các em (như: các bộ môn: Tiếng Việt, Tự nhiên Xã hội, Âm nhạc,…). Những môn học này đòi hỏi rất nhiều ở người học khả năng nghe và sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt lại. Đối với HSKT, các em lại bị hạn chế ở cả 2 khả năng này nên rất khó khăn để có thể tiếp thu kiến thức bài học được như học sinh bình thường và do đó mức độ yêu thích của các em với 2 môn Tiếng Việt và Tiếng Anh cũng giảm đi. Điều này được thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Mức độ yêu thích của HSKT với các môn học (%) STT Môn học Mức độ yêu thích Thích Bình thường Không thích 1 Toán 56 35 9 2 Tiếng Việt 14 29 57 3 Đạo đức 28 35 37 4 Tự nhiên xã hội 21 38 41 5 Vẽ 62 27 11 6 Âm nhạc 17 26 57 7 Thể dục 62 29 9
Bảng 2.3 cho thấy mức độ yêu thích của HSKT đối với từng môn học có sự khác nhau đối. Trong đó, các môn: Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội và Âm nhạc là những môn có số lượng học sinh không thích chiếm tỷ lệ cao nhất. (Môn Tiếng Việt là 57 %, Âm nhạc là 57% và Tự nhiên xã hội là 41%). Điều này cho thấy, việc hạn chế khả năng nghe và khả năng sử dụng ngôn ngữ đã làm giảm mức độ yêu thích của các em đối với những môn học có những yêu cầu cao với 2 khả năng này.
Khi được hỏi về nội dung các môn học của HSKT khi học hòa nhập tại trường hiện nay tôi được chị Đỗ Thị Tường Vân– Giáo viên dạy hòa nhập tại
trường cho biết: “HSKT khi học tại trường được học theo một chương trình
chung của Bộ có giảm tải cho phù hợp. Trong các môn học thì Tiếng Việt và Toán là những môn mà chúng tôi chú trọng và dành nhiều thời gian nhất”.
Nội dung từng môn học được điều chỉnh theo quy định chung của nhà trường. Điều này được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể của giáo viên khi tiến hành điều chỉnh nội dung các môn học đối với HSKT được thể hiện trong bảng 2.4
Bảng 2.4: Cách tiến hành điều chỉnh nội dung các môn học cho TKT (%) STT Cách thực hiện Mức độ điều chỉnh Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 1 Xác định và lựa chọn số lượng đơn vị kiến thức phù hợp với TKT. 34 66 0 0 0
2 Xây dựng nội dung dạy học theo 6 mức độ nhận thức: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. 18 66 18 0 0 3 Xác định và lựa chọn các kỹ năng cần hình thành cho TKT trong bài học. 18 32 17 20 13 4 Xác định và lựa chọn mức độ kỹ năng phù hợp để hình thành cho TKT 18 82 0 0 0 5 TKT được hướng dẫn nội dung học tập khác khi nội dung bài học là quá
Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.4 cho thấy giáo viên trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội đã thường xuyên tiến hành điều chỉnh nội dung các môn học để phù hợp với HSKT. Mức độ điều chỉnh đối với từng hoạt động cũng có sự khác nhau. Trong đó, việc xác định và lựa chọn mức độ kỹ năng phù hợp để hình thành cho TKT được điều chỉnh thường xuyên nhất (82%); Với các hoạt động: Xác định và lựa chọn số lượng đơn vị kiến thức phù hợp với TKT; Xây dựng nội dung dạy học theo 6 mức độ nhận thức; Hướng dẫn nội dung học tập khác khi nội dung bài học là quá khó với trẻ mức độ điều chỉnh đều là 66%.