Xuất vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp TKT

Một phần của tài liệu Mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính tại trường phổ thông cơ sở Xã Đàn - Hà Nội (Trang 99)

9. Phạm vi nghiên cứu

3.4. xuất vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp TKT

giúp TKT học hòa nhập tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội

GDHN sẽ đem lại lợi ích cho cả TKT và trẻ bình thường bằng cách chuẩn bị các em cho một xã hội tích hợp phù hợp với quyền bình đẳng không thể chối bỏ của con người. Hơn nữa, xây dựng một hệ thống giáo dục có khả năng phục vụ toàn bộ TKT sẽ càng thúc đẩy sự hòa nhập với xã hội của toàn bộ trẻ em, không phân biệt giới tính, dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội hay khuyết tật. Việt Nam là một đất nước đã cam kết bảo vệ toàn bộ trẻ em, là tương lai của đất nước, và chính vì vậy Việt Nam nên đặt GDHN làm trọng tâm hàng đầu trong các nỗ lực cải cách hệ thống giáo dục hiện nay. Và để thực hiện điều này thì cần sự đóng góp của rất nhiều bên liên quan. Đây không chỉ là trách nhiệm riêng của Bộ GD&ĐT hay Bộ LĐTB&XH mà là sự phối hợp của nhiều bộ ban ngành khác nhau và cần có sự phối hợp bền vững giữa các cấp, từ trung ương đến địa phương, để đảm bảo sự thi hành có hiệu quả các chính sách và hướng dẫn và các chương trình thành công có thể được truyền bá khắp cả nước.

Ở Việt Nam, CTXH tuy ra đời muộn nhưng đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. TKT là một trong những đối tượng cần sự trợ giúp của CTXH. Tuy nhiên, đối với vấn đề GDHN cho TKT tại Việt Nam hiện nay nói chung vai trò của NVXH chưa được thể hiện. Vì vậy, từ việc nghiên cứu mô hình GDHN cho TKT, xác định được những tồn tại của mô hình GDHN cho TKT tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội tôi mạnh dạn đề xuất một số vai trò của nhân viên CTXH trong việc trợ giúp TKT học hòa nhập tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội như sau:

(1)Đối với TKT và gia đình trẻ

Xác định, hiểu được những vấn đề TKT đang gặp phải.

Tham vấn cho TKT và gia đình, giúp trẻ lập kế hoạch cho cá nhân mình và sử dụng tối đa các nguồn lực từ chính bản thân, từ sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội.

Đóng vai trò của nhà giáo dục giúp TKT phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết: kỹ năng nhận thức, kỹ năng xác định giá trị bản thân, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp,…

Cung cấp cho TKT những thông tin cần thiết có thể trợ giúp các em khi tham gia học hòa nhập.

Làm công tác biện hộ cho TKT.

Tham gia cùng giáo viên, giáo viên giáo dục hòa nhập xây dựng các kế hoạch học tập, giúp đỡ trẻ.

Hỗ trợ trẻ tìm ra biện pháp, cách thức vượt qua khó khăn, khủng hoảng có thể gặp phải.

Tham gia xây dựng nhóm bạn bè giúp đỡ trẻ học tập

Tổ chức các hoạt động thay đổi thái độ, nhận thức không đúng của giáo viên, học sinh về trẻ.

Tư vấn, tham vấn cho giáo viên, học sinh không khiếm thính hiểu về TKT. Kiến nghị, vận động, tìm kiếm nguồn lực xây dựng môi trường học tập, vui chơi phù hợp với trẻ.

(2)Đối với trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội:

NVXH phối hợp cùng cán bộ, giáo viên nhà trường để tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập của TKT khi học hòa nhập để từ đó có những giải pháp đáp ứng những nhu cầu của TKT, giúp TKT học hòa nhập hiệu quả hơn

NVXH tham gia vào việc hỗ trợ trường trong việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch giáo dục hòa nhập cho TKT.

(3)Đối với cộng đồng xã hội:

NVXH xây dựng, lập các kế hoạch, tổ chức các hoạt động, các chương trình tập huấn, truyền thông thay đổi, nâng cao nhận thức đúng đắn của cộng đồng về TKT.

Tư vấn cho cộng đồng, giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của GDHN cho TKT để từ đó cùng chung tay vào việc giúp đỡ trẻ tham gia học hòa nhập.

Tiểu kết chương 3: Dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt

động GDHN trong học tập tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội, chương 3 là sự đánh giá mô hình GDHN. Từ việc đánh giá những mặt được, chưa được tôi đã mạnh dạn đề xuất ứng dụng phương pháp CTXH nhóm vào việc trợ giúp TKT trong hoạt động học tập tại trường. Kết quả thực nghiệm dù rất nhỏ nhưng đã cho thấy tính khả thi của việc ứng dụng phương pháp CTXH nhóm vào việc trợ giúp TKT học hòa nhập hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đề tài “Mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính tại trường

PTCS Xã Đàn– Hà Nội” cơ bản đã hoàn thành được mục đích đề ra. Đề tài

đã chỉ ra được thực trạng hoạt động GDHN tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội, chỉ ra được khó khăn của HSKT trong quá trình học tập tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội, đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại của mô hình GDHN tại trường. Từ đó, đề xuất vai trò của nhân viên CTXH trong việc trợ giúp TKT trong quá trình học hòa nhập tại trường. Sau quá trình tiến hành nghiên cứu tại cơ sở tôi rút ra được một số kết luận như sau:

Hoạt động GDHN cho HSKT tại trường đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần đáp ứng nhu cầu học hòa nhập của TKT. Tuy nhiên, khi học hòa nhập tại trường bên cạnh những thuận lợi có được HSKT vẫn gặp phải một số khó khăn và các em có rất nhiều những mong muốn cần được đáp ứng để giúp cho việc học tập tại trường của các em đạt hiệu quả hơn.

Trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội đã xây dựng và thực hiện mô hình GDHN theo đúng nhưng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về GDHN. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được mô hình GDHN cho TKT tại trường vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định dẫn đến kết quả học tập của TKT chưa cao, chưa đạt được mục tiêu GDHN đề ra.

Từ việc nghiên cứu mô hình GDHN cho TKT tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội, xác định được những kết quả đạt được, những tồn tại của mô hình, tôi đã mạnh dạn đề xuất vai trò của nhân CTXH trong việc trợ giúp TKT học hòa nhập tại trường.

KHUYẾN NGHỊ

Thông qua việc nghiên cứu mô hình GDHN cho TKT tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị sau:

- Với trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội

Nhà trường cần tiến hành việc xây dựng hoạt động trợ giúp TKT học hòa nhập của NVCTXH tại trường, đưa NVCTXH trở thành một bộ phận không thể thiếu được của trường cùng các cán bộ, giáo viên trong trường thực hiện việc đáp ứng nhu cầu học hòa nhập của các em khiếm thính, mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động GDHN.

- Với Sở giáo dục thành phố Hà Nội

Tôi mạnh dạn đề xuất Sở Giáo dục thành phố Hà Nội tiến hành xây dựng thí điểm các mô hình hoạt động trợ giúp TKT học hòa nhập của NVCTXH tại một số trường, đưa NVCTXH trở thành bộ phận trong các trường hòa nhập để thấy được hiệu quả của việc xây dựng các mô hình. Từ đó, có thể nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn thành phố, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động GDHN.

- Với người làm CTXH

NVCTXH cần tích cực rèn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng về CTXH. Từ đó vận dụng vào việc trợ giúp TKT học hòa nhập nói riêng và trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung, góp phần vào việc thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ GD&ĐT (2006), Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn

tật, khuyết tật, Quyết định số 23/QĐ-BGD&ĐT/2006.

2. Bộ DG&ĐT (2006), Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học,

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học, NXB Giáo dục.

3. Bộ GD&ĐT (2007), Quản lý giáo dục hòa nhập, NXB Phụ nữ.

4. Bộ GD&ĐT (2009), Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn

cảnh khó khăn, Một số kỹ năng dạy trẻ khiếm thính trong lớp học hòa nhập,

NXB Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT (2010), Sổ tay hướng dẫn giáo viên hỗ trợ của mô

hình dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập, Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn.

6. Bộ GD&ĐT, Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, NXB

Giáo dục.

7. Chiến lược và Kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật 2006 – 2010 và tầm nhìn đến 2015 (2005), Viện Chiến lược và Chương trình giáo

dục, Hà Nội.

8. Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam (2014), Tài liệu Hội thảo Quốc tế, NXB Lao Động – Xã hội.

9. Phạm Huy Dũng (2007), Bài giảng Công tác xã hội – Lý thuyết và

thực hành công tác xã hội trực tiệp, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.

9. Trịnh Đức Duy, Hoàng Văn Ba, Lê Văn Tạc. (1997). Giáo dục trẻ

khuyết tật thính giác. NXB Chính trị Quốc gia.

10. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (2006), Công ước Quốc tế về các Quyền của Người khuyết tật.

11. Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 (đề án 32) (2009), Kỷ yếu hội thảo quốc gia phát triển nghề công tác xã hội, NXB

Thống kê.

12. Trần Ngọc Giao - Lê Văn Tạc (đồng chủ biên) Quản lí giáo dục

hòa nhập. NXB Phụ Nữ.

13. Lê Thị Thúy Hằng (2008), “Môi trường Giáo dục hòa nhập thân

thiện dựa trên đáp ứng nhu cầu của trẻ”, Tạp chí Giáo dục, (209).Lê Thị Thúy Hằng, Một số biện pháp tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong

trường tiểu học hiện nay, Luận văn Thạc sĩ.

14. Kirk Gallagher Anastasiow (2006), Giáo dục trẻ có nhu cầu đặc

biệt, Nguyễn Thị Thục An (biên dịch), Hà Nội

15. Nguyễn Thị Thái Lan (2008), Công tác xã hội nhóm, NXB Lao

động – Xã hội.

16.Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho. Giáo trình giáo dục hòa nhập. NXB

Giáo dục Việt Nam.

17. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn công tác xã hội, NXB Lao

động xã hội.

18. Nguyễn Đức Minh, Phạm Minh Mục, Lê Văn Tạc (2006), Giáo dục

trẻ khuyết tật Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.

19. Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thị Thu Hà (Biên

dịch), Nguyễn Văn Quỳ (Hiệu đính), Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, NXB

Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Duy Nhiên (2008), Nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động.

21. Nguyễn Duy Nhiên (2010), Công tác xã hội nhóm, NXB Đại học

Sư phạm.

22. Đặng Thị Mỹ Phương (2012), Dạy học trẻ khiếm thính tiểu học

theo hướng tiếp cận cá nhân để học hòa nhập, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học,

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

24. Lê Văn Tạc (2000). Phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp cho

TKT tuổi mẫu giáo và tiểu học trong môi trường GDHN.

25. Lê Văn Tạc (2005), Dạy học hòa nhập có trẻ khiếm thính bậc tiểu

học theo phương thức hợp tác nhóm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện

Chiến lược và Chương trình Giáo dục.

26. Lê Văn Tạc (2007), Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ

khuyết tật, Luận án Tiến sĩ, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục.

27. Tài liệu tập huấn giảng viên nguồn “Công tác xã hội với người khuyết tật”, bậc đại học và sau đại học (2013), Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân Văn.

28. Vương Hồng Tâm (2009), Sử dụng kết hợp các phương tiện giao

tiếp để phát triển nhận thức của TKT tiểu học trong lớp học hòa nhập, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

29. Vương Hồng Tâm, Ngô Thị Kim Thoa, Lê Văn Tạc, Bùi Thế Hợp

(2006), Giáo dục hòa nhập TKT cấp tiểu học, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

30. Nguyễn Hiệp Thương (2011), Công tác xã hội với trẻ khuyết tật, Tài liệu bài giảng, Trường ĐHSP Hà Nội.

31. Nguyễn Hiệp Thương, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Tài liệu bài giảng

môn công tác xã hội với người khuyết tật cho sinh viên ngành công tác xã hội trường ĐHSPHN và ĐHKHXH & NV, ĐHSP Hà Nội.

32. Tổ chức Y tế thế giới (2001), Phân loại Quốc tế về hoạt động chức

năng, giảm khả năng và sức khỏe của ICF, Phân loại quốc tế, Hà Nội.

33.Trung tâm giáo dục trẻ có tật (1993). Hỏi đáp về GDHN trẻ khuyết

tật ở Việt Nam. Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia

34.Trung tâm tật học, Viện phát triển ngôn ngữ . (2000). Từ điển Tiếng

Việt. NXB Đà Nẵng.

35. Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt (1994), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

37. Viện KHGD (1995), Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam, NXB Chính

trị quốc gia.

38. Viện KHGD (1995), Tài liệu đào tạo giáo viên dạy hòa nhập cho

trẻ khuyết tật, Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, Hà Nội.

39. Viện KHGD (2000), Dạy học hòa nhập cho trẻ khuyết tật, NXB

chính trị quốc gia.

40. Viện KHGD (2001), Giáo dục hòa nhập và cộng đồng, NXB

Chính trị quốc gia.

41. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2002), Các biện pháp tổ chức giáo dục

hòa nhập nhằm chuẩn bị cho trẻ khuyết tật thính giác vào lớp 1, Luận án Tiến

sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

42. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005), Đại cương giáo dục TKT, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

43. Võ Thị Hoàng Yến, “Nhân viên xã hội với người khuyết tật”,

http://drdvietnam.com/news/120387/vi

Tiếng Anh:

1. Handbook of Inclusive Education for Educators, Administrators, and Planners: Within Walls, Without Boundaries, Edited by Madhumita Puri,

George Abraham. Sage Publications, New Delhi-London-Thousand Oaks, 2004.

2. Education & Children with Special needs: from Segregation to Inclusion. Edited by Seamus Hegarty, Mithu Alur. Sage Publications, New

Delhi-London-Thousand Oaks, 2002.

3. Johnson, T. (1994), Inclusive Education, International Programme

for Disabled People, United National Development Programmes.

4. Johnson, D., & Johnson R. (1983), Conflict in the classroom:

Controversy and learning, Review of Education Research 49, pp. 51-70.

5. Johnson, D., & Johnson R. (1990), Cricles of learning: Cooperation in the classroom 3 (Ed.) Edina, MN: Iteration.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG PTCS XÃ ĐÀN - HÀ NỘI) Với mong muốn tìm hiểu về thực trạng hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội.

Thầy/cô vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu “X” vào những phương án

trả lời phù hợp với ý kiến của mình hoặc điền vào những chỗ “…” để nêu rõ

ý kiến của mình.

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của quý thầy/ cô!

Câu 1. Thầy/cô tham gia công tác giảng dạy tại trường đã được bao lâu? ……… Câu 2. Thời gian thầy/cô dạy học hòa nhập đã được bao lâu?

……… Câu 3. Trình độ học vấn cao nhất của thầy/cô là:

1. Trung cấp 2. Cao đẳng

3. Đại học/trên đại học

4. Khác (Xin chỉ rõ)……….. Câu 4. Chuyên ngành thầy/ cô theo học

1. Sư phạm

2. Giáo dục đặc biệt 3. Công tác xã hội

4. Khác (Xin chỉ rõ)………

Câu 5. Thầy/cô có tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng nào về giáo dục hòa nhập không?

Câu 6. Ở lớp thầy/cô dạy có bao nhiêu TKT?

……… Câu 7. TKT có nghe được tiếng nói của thầy/cô khi giảng bài không?

1. Rất rõ

2. Tương đối rõ 3. Không rõ

4. Không nghe thấy

Câu 8. Khi giảng bài/giao tiếp với TKT thầy/cô sử dụng phương tiện giao tiếp như thế nào?

STT Phương tiện giao tiếp Mức độ sử dụng Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 1 Lời nói 2 Ngôn ngữ kí hiệu 3 Cử chỉ điệu bộ 4 Chữ cái ngón tay 5 Chữ viết 6 Kết hợp các phương tiện trên

Câu 9. Thầy cô hiểu như thế nào về giáo dục hòa nhập? Quan điểm về giáo dục hòa nhập Đồng

ý

Một phần của tài liệu Mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính tại trường phổ thông cơ sở Xã Đàn - Hà Nội (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)