6. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Kiểu nhân vật lãnh đạo bảo thủ, lạc hậu, cực đoan
Trong Lửa đắng, có một dòng “văn hóa quan chức”, một cái phông “quan trí” mà ở đó không nhất thiết những cán bộ công quyền đang thừa hành nhiệm vụ phải có trình độ học vấn và khả năng nhận thức tối thiểu để hiểu đƣợc thế nào là nhân cách con ngƣời. Thói quen “thích dậy dỗ quần chúng” bằng những “lời vàng ý ngọc” tràng giang đại hải của Trƣởng ban tuyên giáo Lợi đến mức cử tọa phải vỗ tay “mời” xuống, tấm bằng Tiến sĩ dởm của Vũ Sán mua ở “Chợ Giời” hay thạc sĩ Thùy sẵn sàng hiến thân cho Bắc đối lấy tài liệu kĩ thuật ngành giao thông công chính thành phố để làm luận án tiến sĩ, hẳn không phải là con sâu làm rầu nồi canh. Đặc biệt xuất hiện trong những trang tiểu thuyết có những nhân vật, những ngƣời không đƣợc “chỉ mặt đặt tên” nhƣng đều là những “kẻ mà ai cũng biết là ai đấy”. Họ đều là những nhân vật có sừng có mỏ, vừa có nội lực thâm hậu vừa có ngoại lực đủ mạnh kịp thời hãm mọi hành vi “điên rồ” của mấy chú “ngựa non háu đá” ngay từ lúc còn mới manh nha. Những nhân vật thuộc dòng “phản lực” này đƣợc tác giả khắc họa không phải ở ngoại hình, bởi họ đều là những nhân vật phiếm chỉ, mà là ở tâm lí, hành động, với vô vàn mƣu mô chƣớc quỷ núp dƣới bóng “Nghị quyết”, “chủ trƣơng” để bảo vệ bằng đƣợc đặc quyền của các “nhóm lợi ích”.
Một nhân vật có lẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến giới quan chức, đến nỗi ông ta có thể can thiệp theo ý muốn vào mọi quyết định, sai trái…của nhóm ngƣời cùng “ý chí”, là đƣợc những việc đổi trắng thay đen, tƣởng chừng nhƣ không thể bằng một thế lực “siêu phàm” đến nỗi tác giả phải đặt tên ông ta là “ngƣời ngoài hành tinh”. Ngƣời này chắc chắn phải là một thành viên của một nhóm lợi ích nào đó, có thế lực đủ mạnh, đảm bảo tuyệt đối an toàn mới dám
56
làm những việc thách đố công luận, coi pháp luật chỉ là trò trẻ con nhƣ phiên tòa phúc thẩm vụ án “Thủy cung Thần Tiên” xử Cựu phó chủ tịch thành phố Thanh Hoa. Chỉ cần nghe “Ngƣời lơ lớ” tán thƣởng sau khi Tòa tuyên án bị cáo Trần Thanh Định là có thể biết đƣợc tầm cỡ của nhân vật từng làm mƣa làm gió một thời này: “Bàn tay người ngoài hành tinh đây. Chỉ ông ta mới làm được thế. Cho dù không còn đứng đầu thành phố này, nhưng ảnh hưởng của ông ta, đệ tử của ông ta còn lớn lắm. Ngay cả sau Đại hội này, nghỉ hưu
hẳn, cái đầu ấy vẫn còn được việc cho ta” [35; 592]. Từ đó suy ra, vụ án hành
hung Tổng biên tập báo Thời luận không thể tìm ra đích danh thủ phạm là lẽ đƣơng nhiên. Cả một guồng máy tham nhũng đƣợc đan cài, móc xích với nhau bằng đủ thứ mánh khóe tinh vi mà “sân sau” của các “đại gia” chính là nơi những ông chủ đầy quyền lực này chia chác lợi ích khổng lồ từ các dự án vay vốn nƣớc ngoài. Những nhân vật VIP nhƣ Cựu Bí thƣ thành ủy Thanh Hoa, chủ tịch Thanh Hoa, còn có cả “bàn tay mềm” của xã hội đen luôn sẵn sàng tham gia trò chơi một khi chúng ngửi thấy mùi hấp dẫn của những “dự án”, mà “ngƣời lơ lớ” là nhân vật tiêu biểu của nhóm này.
Phải nói “ngƣời lơ lớ” là một sáng tạo của Nguyễn Bắc Sơn với tƣ cách là nhân vật hƣ cấu trong tiểu thuyết hiện đại nhƣng lai cực kì sinh động. Thật ra “ngƣời lơ lớ” xuất hiện không nhiều, và chỉ xuất hiện cùng với Vũ Sán, nhƣng có vẻ cái bóng của hắn trùm lên một khoảng không gian khá rộng. Đến đây có thể khẳng định, về một mặt nào đó, “ngƣời lơ lớ” đại diện cho thế lực siêu hình, đứng trong hậu trƣờng điều khiển mọi hoạt động của thành phố thông qua hàng loạt các nhân vật có thế lực mà tiêu biểu là “ngƣời ngoài hành tinh”. Nói cách khác, hắn chính là một thứ mafia, có tài điểu khiển âm binh vốn là cán bộ công quyền đã thoái hóa biến chất, trở thành nô lệ của đồng tiền, sẵn sàng dùng quyền uy và ảnh hƣởng của mình cản trở tiến trình phát triển xã hội, kể cả nhúng tay vào tội ác. Chân dung tay “Bố già” này hiện lên khá rõ qua thứ ngôn ngữ đặc trƣng của hắn: “Cờ đến tay rồi. Đây là nước thứ
57
ba trong ván cơ của tôi. Và lần này, ông phải thắng. Tôi chưa đi hỏng nước
nào” [35; 232]. Mặt khác, qua những đoạn miêu tả người lơ lớ gặp gỡ, bàn
bạc và dạy dỗ Vũ Sán mƣu chƣớc để leo dần lên nắm các chức vụ cao trong bộ máy quản lí nhà nƣớc, ngƣời đọc chợt giật mình nhận ra nguy cơ tiềm ẩn của thế lực ngoại bang đang từng bƣớc phá hoại sự ổn định xã hội. Chúng tiến hành kế hoạch một cách bài bản, nắm chắc những nhân vật chủ chốt, trƣớc hết thâm nhập vào lĩnh vực kinh tế với đủ mƣu mô thâm hiểm, sau đó sẽ thao túng chính trị, bởi chúng đã nắm đƣợc tử huyệt đối phƣơng, ấy là bệnh tham nhũng. Hội chứng tham nhũng chính là môi trƣờng thuận lợi dẫn dụ những ông khách không mời nhƣ người lơ lớ vào nhà. Vũ Sán chỉ là một trong những đối tác của hắn. Qua mấy lần gặp gỡ giữa Vũ Sán và Ngƣời lơ lớ, ngƣời đọc càng hiểu đƣợc sự lọc lõi, già đời của tên mafia nƣớc ngoài này. Hắn có nhiều kênh tiếp xúc với các “đại gia bản địa”, trong đó có sự khôn ngoan khi tiếp xúc với “Ngƣời ngoài hành tinh”: “Ông vận dụng sai bài học. Chớ có mon men đến nhân vật ấy. Bởi mấy lẽ. Một là ông ta vô cùng cứng nhắc, khó chơi. Gần nhƣ không thể tiếp cận. Hai là, cái ghế Phó giám đốc sở, không phải đối tƣợng ông ta quan tâm. Chỉ biết thôi, Cấp trƣởng thì ông ta phải cân nhắc kĩ đấy. Vì thế, ông cần đột kích vào ông Cận – Trƣởng ban tổ chức thôi” [35; 233]. “Ông có biết vì sao tôi không nói tên ông ấy mà cứ gọi
là Người ngoài hành tinh không? Ai cũng biết ông ta. Nhƣng không phải ai
cũng biết đầy đủ về ông ta. Cái phần không đầy đủ về ông ta, càng ít ngƣời biết càng tốt (…) Việc ông phải giúp tôi bây giờ, chính là nhanh chóng tiến hành các thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành, sao cho chúng tôi đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ một khu công nghiệp nữa, càng sớm càng tốt. Chúng tôi phải đón đầu trƣớc khi nƣớc ông vào WTO…” [35; 330].
Bài học khá thiết thực mà tác giả muốn nêu ra, nếu không đủ bản lĩnh nhìn lại mình, rất có thể Việt Nam bị các tập đoàn kinh tế nƣớc ngoài chi phối, biến đất nƣớc ta thành bãi rác khổng lồ, hơn 90 triệu dân sẽ trở thành
58
những kẻ làm thuê vĩ đại trong khi môi trƣờng bị hủy diệt vì nạn ô nhiễm, kể cả ô nhiễm xã hội, chính trị. Một lực cản nữa trong quá trình cải cách và hội nhập là sức ỳ từ sự giáo điều, bảo thủ của nhân vật từng nắm quyền lực tối cao, tuy đã nghỉ hƣu nhƣng phạm vi ảnh hƣởng vẫn còn rất lớn, dẫn đến tình trạng, chỉ một câu nói hoặc một cái lắc đầu là cả một kế hoạch sắp sửa đƣợc thực thi hoặc đang vận hành suôn sẻ sẽ bỗng chốc tan thành mây khói. Điển hình cho mẫu nhân vật này là Cụ. Cũng nhƣ người lơ lớ, Cụ xuất hiện không nhiều nhƣng gần nhƣ là cái bóng bao trùm lên những quyết định có tầm vĩ mô. Đã hơn một lần Cụ còn cho gọi cả Tổng Bí thƣ đến văn phòng để uốn nắn “lệch lạc”. Đây là ý kiến của Cụ khi Tổng Bí thƣ đặt vấn đề cần thiết phải cải cách hành chính: “Đồng chí nói thế, tức là hệ thống chính quyền, trước khi
đồng chí lên làm Tổng bí thư chưa hoàn thiện chứ gì? [35; 183]. Sự việc càng
trở nên nghiêm trọng khi ông Trân đồng ý về nguyên tắc với đề án bí Thƣ kiêm chủ tịch của Trần Kiên: “Đồng chí cho thí điểm bí Thƣ kiêm Chủ tịch này. Rồi lại tổ chức trƣng cầu ý dân nữa chứ? Đồng chí có tính đến việc những kẻ quá khích, các phần tử cấp tiến lợi dụng để lái theo ý đồ của họ, đòi quyền lợi chính trị không? Lại còn các lực lƣợng thù địch nữa. Nó sẵn sàng đƣa chiêu bài dân chủ, dân quyền để phá ta…bằng mọi cách phải giữ đƣợc ổn định chính trị. Thế mà đồng chí lại xới chuyện ấy ra…” [35; 185]. Nhân danh sự ổn định chính trị, Cụ cảnh báo vị tân Tổng Bí thƣ: “Đồng chí yên tâm, nhưng chúng tôi không yên tâm, Đảng không yên tâm” [35; 188].
Vậy Cụ là ngƣời nhƣ thế nào? Chỉ cần lƣớt qua cuộc trao đổi giữa ông ấy với Tổng Bí thƣ là ngƣời đọc có thể hiểu bản chất sự việc. Trƣớc hết Cụ dị ứng với bất cứ sự thay đổi chủ trƣơng, đƣờng lối nào của những ngƣời kế nhiệm. Đơn giản vì nó trái với lý thuyết kinh điển của chủ nghĩa Mác. Xét lại Mác tức là phủ nhận Chủ nghĩa xã hội. Đây là việc làm tối kị đối với những ngƣời “cộng sản chân chính”. Lại nữa, Lênin nói rằng cho dù các anh cố tình kéo lùi tiến trình ấy bằng cụm từ “định hướng”, thì hơn nửa thế kỷ qua, nó
59
vẫn là niềm tin thiêng liêng của các thế hệ cách mạng tiền nhiệm. Những sáng
kiến cải cách theo kiểu Trần Kiên có khác gì công khai chỉ trích các Cụ trƣớc đây sai lầm, phủ nhận công lao to lớn của Đảng, mà không biết rằng, Đảng có nguyên tắc tập thể lãnh đạo, Nghị quyết của Đảng là chân lý. Nguyên nhân thì có nhiều nhƣng cái chính là bởi Cụ chƣa thể thay đổi nhận thức để tiến kịp với quá trình vận động xã hội. Hơn nữa sẵn “thói kiêu ngạo cộng sản”, cho rằng chỉ có mình là duy nhất đúng, nên Cụ thƣờng chỉ tiếp cận với thông tin một chiều, hoặc nửa vời do những “nhóm lợi ích” cung cấp. Bọn này luôn có biệt tài biến “Cụ” thành một công cụ trục lợi. Về một mặt nào đó, có thể nói, nhân vật “Cụ” lúc này đã trở thành đối tƣợng cản trở công cuộc cải cách hành chính, một khâu vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh của vị Tổng Bí thƣ đáng kính: “Cứ cái lối kỳ đã cản mũi thế này thì không làm việc được. Không nói về thái độ. Anh ấy nhiều tuổi thế, lại vốn là cấp trên của mình…Gần như anh ấy phản đối hầu hết những việc mình làm. Tại anh ấy thiếu thông tin? Hay do còn hạn chế trong khả năng phân tích, đánh giá tình hình và xu hướng thời đại? Tại không còn khả năng sáng suốt trong tư duy nên cứ dựa vào kinh nghiệm cũ để xem xét tình hình mới”[35; 597].
Từ hai nhân vật quan trọng, một tuy đã thoái vị nhƣng vẫn còn “canh cánh” trong lòng nỗi lo đàn em đi chệch đƣờng lối, một là xã hội đen, dù nằm trong bóng tối, nhƣng thế lực đang từng bƣớc khuỳnh to, lặng lẽ điều hành phía sau hậu trƣờng, thao túng cả những quan chức cao cấp, thọc tay vào không ít dự án tầm cỡ quốc gia, ta có thể thấy, công cuộc đối mới sẽ còn gặp nhiều trở ngại. Những nhà cải cách nhƣ Trần Kiên, Tổng Bí thƣ…sẽ còn phải đối đầu với vô vàn khó khăn trong tƣơng lai.
Có thể nói, xuất hiện và xuyên suốt trong hai tác phẩm Luật đời và cha
con, Lửa đắng, Lê Hòe là một cán bộ mang nặng tƣ tƣởng bảo thủ cực đoan
60
hay còn gọi là chuyên viên cao cấp ngành tƣ tƣởng. Có thể xem, cuộc đời hoạt động chính trị của Lê Hòe là tấm gƣơng phản chiếu lịch sử hiện đại Việt Nam ở vào thời kỳ xã hội có những biến động dữ dội mà điểm nhấn của nó là cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo theo vô vàn bi kịch đau thƣơng của cả một dân tộc. Lê Hòe vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của chính hệ ý thức ngoại lai và cơ chế chính trị do ông và những ngƣời cùng lý tƣởng với ông tạo ra. Bƣớc đầu, với tƣ cách là nạn nhân của chủ nghĩa tuyên truyền, anh bộ đội Lê Hòe bị cuốn vào cơn lốc cải cách ruộng đất bằng thứ vũ khí đấu tranh giai cấp đẫm máu. Đây là cuộc xáo trộn xã hội trên quy mô lớn, kích động hàng chục triệu nông dân vào những trận đấu tố khủng khiếp. Nó làm lung lay nền tảng đạo đức đƣợc hình thành từ cả ngàn năm trƣớc, đẩy một bộ phận không nhỏ những điền chủ ƣu tú ở nông thôn thành kẻ tội đồ, đồng thời khuyến khích đại đa số bần cố nông vô học, lƣời biếng, đầu óc trì trệ “vùng lên”, tiếp tay cho lũ cuồng tín, phá nát nền kinh tế Việt Nam tạo nên cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế và xã hội.
Từ lối tƣ duy cực đoan, loại bỏ lòng vị tha vốn là phẩm chất tốt đẹp của ông cha để lại, Lê Hòe nhẫn tâm ruồng rẫy vợ, bỏ rơi bà mẹ già nua và đứa con trai, ra thành phố chỉ vì cô vợ nhẹ dạ cả tin, bị bọn đội cải cách lƣu manh xui dại tố oan một ông già từng có ơn với gia đình. Vì thứ sĩ diện rởm và lý tƣởng cách mạng, Lê Hòe chối bỏ những giá trị bền vững, thiêng liêng của nền văn hóa truyền thống, quyết tâm tẩy xóa hệ ý thức cũ để đến với hệ ý thức mới mặc dù chƣa biết hình hài nó ra sao mà lƣơng tâm không hề vƣớng bận.
Niềm tin vào thứ chân lý "duy nhất đúng" của ngƣời cựu chính trị viên đã có sẵn từ khi ông đƣợc đào luyện trong môi trƣờng quân đội. Vì không đƣợc trang bị môn lịch sử tƣ tƣởng và lịch sử triết học cổ kim của nhân loại có hệ thống nên kiến thức thu lƣợm sau mỗi đợt học tập của Lê Hòe là một mớ tạp nham thông qua công nghệ nhồi nhét và học vẹt, để rồi sau đó, nhà tuyên huấn lại đem những thứ lý thuyết giáo điều lửng lơ đó truyền thụ cho
61
lớp cán bộ tuyên truyền còn thấp kém và mơ hồ hơn cả ông ta. Với quy trình nhƣ vậy, Nghị quyết đƣợc mổ xẻ, xào xáo đến tận cấp cơ sở, hiệu quả ra sao không quan trọng, điều cấp trên quan tâm là anh phải...thuộc lòng. Đối với Lê Hòe, Nghị quyết dƣờng nhƣ đã ngấm vào máu thịt. Ông phủ định tất cả những thứ gì trái với Nghị quyết, Nghị quyết là kim chỉ nam, là ngọn đèn soi đƣờng đi cho cả một dân tộc mà chẳng hề quan tâm đến cái “kim chỉ nam” ấy liệu có đƣa dân tộc đến tƣơng lai tƣơi sáng hay là vào đƣờng hầm không lối thoát?
Quá trình nhận thức của Lê Hòe là đi từ cảm tính đến lý tính. Giai đoạn đầu mới bƣớc vào nghề là do niềm tin ngây thơ, ấu trĩ, sau đó đƣợc trang bị vũ khí tƣ tƣởng đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, hệ ý thức của ông ta dần dần định hình và cuối cùng đƣợc xác lập nhƣ là một định đề bất biến. Thực ra, Lê Hòe không phải là con ngƣời phức tạp, một phần có lẽ bởi có nguồn gốc xuất thân từ thành phần bần cố nông, tầm văn hóa thấp. Ông ta trƣớc sau cũng chỉ là kẻ thừa hành nhƣng cuồng tín, luôn tôn thờ Nghị quyết và xem Nghị quyết là phƣơng thuốc thần diệu có thể chữa đƣợc bách bệnh. Vì thế, sau này khi mà hàng loạt chủ trƣơng, chính sách duy ý chí, trái quy luật, đẩy đất nƣớc vào cuộc đại khủng hoảng, nhân dân mất hết lòng tin, bà Phụng, vợ ông ta đã mỉa mai cái thứ nghị quyết trên giấy bằng giọng hàng tôm hàng
cá: "Nhà này không phải là chỗ giảng Nghị quyết nhớ, muốn giảng ông hãy
ra ngoài đường mà giảng"[34; 7]. Những lời thóa mạ của bà vợ đanh đá cá