6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Kiểu nhân vật cán bộ tham nhũng, tha hóa, biến chất
Bên cạnh những cán bộ cốt cán, những ngƣời có “tâm”, có “tầm”, những nhân vật tích cực của bộ máy chính trị, dù chán nản, thất vọng vẫn phải nhắc đến bộ phận những ngƣời còn lại trong bộ máy ấy. Vẫn phải chấp nhận rằng những ngƣời đối ngƣợc lại có phần đông đảo hơn, và có lẽ cũng ngày càng nguy hiểm hơn bằng sự lộng hành, tác oai tác quái của họ. Tác giả Đặng Văn Sinh trong bài báo Luật đời và cha con, những hệ lụy nhân sinh… có
48
viết: “Tuy vậy cũng cần phải nói thẳng, văn của “Luật đời và cha con" không mới, thậm chí rất cũ. Đó là loại văn thông tấn nặng về kể lể, in đậm dấu ấn "quốc doanh" mà đặc điểm của nó là dài dòng, lôi thôi, ít hình ảnh, luôn gây phản cảm với ngƣời đọc. Sở dĩ tác phẩm tạo đƣợc ấn tƣợng với công chúng là bởi tác giả tìm đến đúng tâm điểm của căn bệnh, dùng dao sắc rạch một nhát, phơi bày phần cơ thể đầy ung nhọt đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng của nó trƣớc bàn dân thiên hạ” [50]. Tâm điểm mà tác giả muốn nói đến ở đây hẳn không ai còn xa lạ, bởi nó tồn tại biết bao đời nay nhƣ một căn bệnh mãn tính mà ngƣời mắc thì không muốn chữa còn ngƣời muốn chữa lại không thể chữa đƣợc. Cái thành công của Nguyễn Bắc Sơn để đƣợc công chúng đón nhận là ông thẳng thắn rạch nhát dao sâu hoắm vào căn bệnh quan liêu, tham nhũng, tha hóa, biến chất…của một bộ phận không nhỏ trong giới công quyền. Điều mà từ trƣớc đến nay, các tác giả lớn nhỏ đều không dám nhìn trực diện, hoặc có đả động tới cũng chỉ là qua loa, ám chỉ.
Bức tranh hiện thực đƣợc phơi bày, trƣớc hết là sự yếu kém của đội ngũ những công chức thành phố Thanh Hoa. Phải nói đó là một bộ máy công quyền từ lâu đã mục ruỗng, đã quen dối trá cấp trên đảng hầu nhƣ tê liệt, co rúm, thót tim, đổ lỗi cho nhau... trƣớc những câu hỏi, những chứng cứ mà Tổng Bí thƣ đặt ra trong một lần ông về thành phố làm việc. Sau đó là hàng loạt quan chức liên quan của Văn phòng uỷ ban, Sở kế hoạch đầu tƣ, Ban tổ chức chính quyền, Sở tài chính vật giá đƣợc triệu tập để điều tra. Nguyễn Bắc Sơn gọi đó là những kẻ ăn bẩn, ăn chặn, ăn mảnh, ăn của đút ... thậm chí cả
một tập thể, cả một bộ tứ thống nhất ăn của dân, của nhà nước [35;188]. Một
màn bi hài kịch của những kẻ lâu nay vốn quen ức hiếp dân nay bỗng câm lặng trƣớc những chất vấn của Tổng Bí thƣ cho thấy một tổ chức Đảng đã mất ý chí chí chiến đấu, đã mất phẩm chất đến mức nào.
Triết lý đồng tiền hoành hành từ khi đất nƣớc chuyển sang cơ chế thị trƣờng, đã đến lúc bộc lộ một cách trắng trợn. Cái gì không mua đƣợc bằng
49
tiền thì có thể mua đƣợc bằng nhiều tiền, có vẻ đang đúng, đang len lỏi vào tất cả mọi ngõ ngách đời sống. Một quan chức đầu ngành bày mọi mánh khoé để ăn của đút, một quan chức khác rất thông thạo thò tay xuống gầm bàn, lục tìm những tờ xanh mỗi lần khách ra về không khác mấy với ngài quan huyện quen thò tay vào đĩa vét từng đồng xu trong sách Nguyễn Công Hoan năm nào, một quan chức khác bày trò lập những đề án rởm để lấy tiền công quỹ, một kẻ đang chạy chọt mua những thành viên ban kiểm phiếu để lọt vào chân Đảng uỷ viên, một tập thể cán bộ nghĩa trang nọ dùng xƣơng lợn đánh lừa làm hài cốt liệt sỹ để lấy tiền Nhà nƣớc... Nghĩa là không còn một thủ đoạn nào không đƣợc nghĩ ra để có tiền, kể cả những thủ đoạn táng tận lƣơng tâm nhất. Đồng tiền làm biến dạng cả một xã hội đang chạy theo nó.
Cùng với sự hoành hành của đồng tiền là sự băng hoại, tha hoá về đạo đức. Nạn mua quan, mua ghế, mua bằng, những chiêu bài để giữ ghế, để trả thù nhau, những đe doạ, cảnh cáo, những vụ tạt axtit, bắt cóc của bọn xã hội đen… nhƣ báo hiệu thế sự đang bất ổn đến nhƣờng nào.
Mỗi nơi một kiểu tha hóa khác nhau. Ở một huyện nọ, nơi Kiên, Bí thƣ kiêm Chủ tịch quận Lâm Du và đoàn công tác đến trao nhà tình nghĩa, chỉ tiếp có bốn ngƣời khách, kể cả lái xe mà toàn bộ lãnh đạo, và cán bộ chủ chốt huyện kéo đến nhà hàng sang nhất huyện lị tiếp khách. Còn ở một tỉnh khác thì ngƣời ta chia một bộ hài cốt liệt sĩ làm nhiều phần mộ khác nhau để lấy nhiều suất thù lao đã có thành tích quy tập hài cốt liệt sĩ. Thậm chí lấy cả xƣơng lợn cho vào tiểu xành. Ông giám đốc sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội phải "tặng" một sấp tiền cho gia đình Kiều Linh để gia đình giữ kín chuyện này. Không ai tin đƣợc mấy công nhân làm việc vô đạo nhƣ thế dám ăn mảnh mà vẫn đƣợc cấp trên nghiệm thu chót lọt.
Trần Đƣơng, Phó giám đốc sở Quy hoạch và kiến trúc không biết đã làm những gì để có đƣợc cơ ngơi bề thế đến vậy. Chỉ xem tác giả tả kiến trúc ngôi biệt thự xây kiểu Pháp đầu thế kỷ XX có cả bể bơi, nhà để xe và nhất là
50
trang thiết bị hiện đại nhất thời nay, lại còn trang trại làm nhà nghỉ cuối tuần, còn căn hộ cao cấp cho thuê cũng đủ hiểu ông ta nhơ nhớp đến mức nào trong vũng bùn tham nhũng. Chỉ cần nhớ đến động tác khách vừa về, ông ta đã đƣa tay xuống ngăn dƣới bàn nƣớc cầm chiếc phong bì khách kín đáo để lại, mở ra, nhấm nƣớc bọt đếm... Chỉ cần biết chính ông ta đã nghĩ ra cách giúp Sán gian lận phiếu khi bầu cấp ủy, nhƣng không nói ngay, lại để lần khác Sán phải đến, vì biết rõ không bao giờ hắn dám đến tay không cũng đủ thấy bộ mặt ăn của đút ấy kinh tởm thế nào. Tác giả không nói, nhƣng ta cũng có thể suy ra, rất có thể bản thân ông ta trƣớc kia cũng trúng Đảng ủy bằng cách thức ngƣời khác dạy nhƣ thế.
Lê Việt Bắc, Giám đốc sở Giao thông Công chính có cách bóp nặn tiền thiên hạ thật trơ trẽn. Ấy là gợi ý để mỗi em từ mẫu giáo, nhà trẻ, đến học sinh phổ thông, sinh viên đại học có trƣờng lớp đóng trong quận góp một bữa quà sáng "động viên" quân ông ta làm đƣờng. Lại còn chi tiết cụ thể đến mức dặn Thanh Diệu, Phó chủ tịch quận, cứ bảo ban phụ huynh học sinh đứng ra thu là xong hết. Không sợ mang tiếng nhà trƣờng. Ngoài cái tính dâm dê dậm dật có hạng, hắn còn có lối moi tiền nhà nƣớc bằng cách nặn ra các đề tài cũng gọi là nghiên cứu khoa học, mà toàn là những thứ vô bổ, vô lí nhƣ: đánh số nhà, công tơ nƣớc - vấn đề và giải pháp, gạch lát hè - vấn đề và giải pháp... Còn cái dự án thoát nƣớc thì nhƣ báo chí đã mỉa mai, “tất cả đều thoát trừ nƣớc”.
Nữ cán bộ cũng tha hóa theo cách của họ. Diệu Thủy (Gã tép riu) biết chọn thời cơ, lợi dụng tối đa hoàn cảnh để nhanh chóng thăng tiến trên sự nghiệp bằng “vốn tự có” kể từ khi cô nhận ra việc thăng quan tiến chức đến với mình quá dễ dàng. Thủy đúng là mẫu ngƣời của sự thành đạt không phải do nội lực mà tác nhân kích thích đầu tiên chính là ông sếp cỡ bự bất chợt chiếu cố vào thăm buổi họp tổ dân phố. Lời gợi ý của nhân vật chú ấy chẳng khác gì lá bùa hộ mệnh đƣa cô cảnh sát mới tốt nghiệp trung cấp vƣợt qua
51
hầu hết các cửa ải đƣợc canh giữ bởi những thƣ lại mẫn cán. Hành vi tùy hứng của ông lớn này, nhƣ có phép màu đã biến một công chức tầm thƣờng thành bà Thứ trƣởng chỉ trong một thời gian ngắn. Về điểm này, chính Diệu Thủy đã tự nhủ: ...không phải ngẫu nhiên mình đƣợc chú ấy để ý đến. Cũng phải thế nào chứ? Mạnh bạo một tý này, liều một tí này, dám chịu trách nhiệm này. Thế chả hơn khối ngƣời à? Ngày ấy, nếu không liều thế thì thử hỏi xem, bao giờ mới đƣợc về công tác ở một công an phƣờng. Bao nhiêu năm nữa mới đƣợc đi học đại học...Phải có những bƣớc nhảy vọt, đột biến chứ. Không phải quý nhân phù trợ bất kì ai đâu. Có số cả đấy. Chị tin rằng số mình may mắn [36; 49]. Còn đây là lời vàng ý ngọc của đồng chí chú ấy động viên Diệu Thủy: Chỉ cần cháu có ý thức phấn đấu, có ý chí cách mạng tiến công là được. Từ một cậu thợ điện cơ quan chú còn đào tạo thành bộ
trưởng cơ mà [36; 55]. Nhƣng đấy mới là điều kiện cần, phải thêm điều kiện
đủ nữa, Thủy mới nhanh chóng đạt đến đỉnh cao danh vọng. Những gì học đƣợc trong kỹ thuật phòng the do chồng huấn luyện, Thủy mang ra áp dụng triệt để với ngƣời tình cùng hai ông thầy hƣớng dẫn luận án. Nội vụ dù khó khăn đến đâu cũng có thể giải quyết trên giƣờng. Và đƣơng nhiên cô đã thành công khi chài đƣợc ngài Bộ trƣởng, đƣa ông ta vào những cuộc mây mƣa nóng bỏng nhƣng cũng đầy bất trắc với tƣ cách là kẻ chiếm hữu vừa thỏa mãn dục tình vừa đạt đƣợc mục đích chính trị. Là một quan chức ghét văn hóa đọc, Thủy thiếu hẳn cái phông văn hóa nhƣng lại thừa tham vọng quyền binh. Chỉ trong một thời gian ngắn, cô phải đáp ứng nhu cầu tình dục của ba ngƣời đàn ông mà không hề tự vấn lƣơng tâm xem mình có phải là một ca ve cho dù là ca ve...chính khách, càng chứng tỏ nhân cách của những cán bộ nhƣ cô đã tha hóa mà không có bất cứ một thứ phanh đạo đức nào hãm đƣợc. Môi trƣờng xã hội ô nhiễm, sự hấp dẫn của quyền lực, sự loạn chuẩn văn hóa đang dung dƣỡng những hành vi đồi bại, nhƣng những chủ thể của nó lại ngộ nhận bởi thói kiêu ngạo vô lối, nhìn thiên hạ bằng nửa con
52
mắt. Từ hành vi phủ nhận giá trị đạo đức, coi khinh nhân cách qua việc đổi tình lấy bằng cấp, chức vụ, những quan chức nhƣ Diệu Thủy sẵn sàng làm điều ác nhân danh công lý. Cho nên, việc bà thứ trƣởng thuê thám tử tƣ thăm dò rồi hành hung Dự làm cô ta bị sẩy thai hay cú đá song phi vào Tùng ngay trƣớc mặt các quan tòa trong phiên xử ly hôn cũng không có gì khó hiểu. Đọc đến đoạn Tùng mua đất nghĩa trang, đặt làm quan tài, vừa khóc vừa chôn đứa con chƣa kịp chào đời, khiến cho những ai còn chút tình ngƣời cũng không thể cầm đƣợc nƣớc mắt. Ấy vậy mà bà vợ vẫn dƣng dƣng viết vào mảnh giấy dính màu vàng: “Một lần nữa, tôi xin lỗi về việc đáng tiếc xẩy ra. Nhưng việc anh phản bội tôi là chuyện khác, không đánh đổi được.
Tôi gửi anh số tiền đủ để khắc phục hậu quả”[36; 375]. Một điều cần bàn
nữa là, với những quan chức thiếu một nền học vấn cơ bản nhƣ Diệu Thủy luôn thiếu tự tin nên thƣờng phải tìm chỗ dựa nơi thánh thần. Cô ta sẵn sàng đi hết đền nọ phủ kia, sắm những mâm lễ vật cùng với tiền công đức hậu hĩnh để cầu các đấng linh thiêng phù hộ. Niềm tin của Thủy đến mức mê muội, bỏ qua tất cả những phân tích có tình có lý của chồng: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành... thật ra là vấn đề tâm lý chứ không phải vấn đề tâm linh. Sau đó anh còn có một nhận xét rất chính xác nhƣng khó nghe: Kinh
doanh tôn giáo tín ngưỡng mang lại nguồn thu cực lớn. Dĩ nhiên Diệu Thủy
không thèm chấp. Với Thủy, câu nói cửa miệng: Lời hứa danh dự của một Đảng viên...trên giƣờng với các loại ngƣời tình mới là phƣơng châm sống của cô.
Điển hình của sự tha hóa, sa đọa là Vũ Sán. Một công chức biến chất, hạn chế về năng lực, ham tiền, hám gái, dùng thủ đoạn để thăng chức, dùng xã hội đen để dằn mặt báo chí, đáng khinh đến độ nữ cảnh sát điều tra phải thốt lên: Khinh cơ bản, toàn diện, vững chắc. Móc nối đƣợc với người lơ lớ - một ngƣời nƣớc ngoài dùng mọi thủ đoạn đầu tƣ vào Việt Nam, nhờ thế hắn ta chạy đƣợc đủ thứ, cả bằng tiến sĩ, cả chức vụ Đảng ủy viên, rồi chức phó giám đốc (thay Trần Đƣơng). Khi bị ngƣời cùng cơ quan tố cáo, báo chí
53
phanh phui, hắn dám thuê bọn đầu gấu bắt cóc con gái Tổng biên tập Phạm Năng Triển để trả thù. Chi tiết hắn "vãi linh hồn" ngay trƣớc mặt ngƣời nữ sĩ quan công an trẻ tuổi thật nhục nhã hết chỗ nói.
Kể ra trong Lửa đắng vẫn còn nhan nhản công chức tha hóa nhiều dạng, nhiều kiểu khác nhƣ trƣởng ban tổ chức (mới) thành ủy, trƣởng ban kiểm tra thành ủy, thanh tra xây dựng quận Lâm Du, thẩm phán tòa án nhân dân Thanh Hoa trong vụ xét xử Trần Thanh Định. Định là phó chủ tịch UBND thành phố bị lộ, đúng ra là bị tố cáo với đầy đủ chứng cớ trƣớc tòa vì tội tham nhũng; còn những "đồng chí chƣa bị lộ" chắc không ít.
Những nhân vật cản đƣờng nằm trong bộ máy công quyền, họ có cái thiện và cái không thiện bên trong, vì không thắng nổi nhau trong cuộc vật lộn giữa cái cũ và cái mới nên cái không thiện vẫn kéo họ xuống. Một ông Trƣởng ban Kiểm tra của Thành ủy mệnh lệnh, quyền hành vô lối, một ông Bí thƣ Thành ủy và đa số những ngƣời trong thƣờng vụ, vì những lợi ích cá nhân mà bao che, lấp liếm, quanh co, đối phó và đổ lỗi cho tập thể để trốn tránh trách nhiệm. Họ làm lên cái lỗi của hệ thống, cái khiếm khuyết trong cơ thể chính trị, hiển hiện trong đời sống mà nhân vật Tổng Bí thƣ đã nhận ra: "Một vấn đề có tính phổ biến là sự bất hợp lý, sự quan liêu, sự chồng chéo, sự trì trệ, bùng nhùng, cái không minh bạch, cả cái bẩn thỉu đang ẩn
nấp đâu đây trong bộ máy hành chính này" [35; 597]. Ông nhận ra cái căn
bệnh trong đạo đức của cán bộ, "nhiều người ăn bẩn, ăn chặn, ăn bớt, ăn mảnh, ăn của đút đến thế. Không phải những kẻ, mà là những bọn, thậm chí cả một tập thể" [35; 255]. Ông nhận ra cái căn bệnh "lãnh cảm thẩm mỹ
cộng đồng" nói lên thói thờ ơ, vô trách nhiệm nhập nhèm, lem nhem trong
xây dựng, đất đai, quy hoạch đô thị... Ông cũng nhận ra hệ thống kiểm tra giám sát của Đảng, của chính quyền đều làm chƣa tốt chức năng của mình, nên "các đồng chí bị lộ còn ít quá", vì thế mà "các đồng chí chưa bị lộ mới dám làm liều".
54
Viết về giới quan chức công quyền, qua hàng loạt nhân vật tiêu biểu trong 3 tác phẩm Luật đời và cha con, Lửa đắng và Gã tép riu, Nguyễn Bắc Sơn đã khá thành công khi lách sâu ngòi bút vào các mối quan hệ, không phải chỉ bề nổi mà cái chính là ông đã chỉ ra đƣợc phần chìm của tảng băng tham nhũng. Những Bí thƣ Đảng bộ vô học, gia trƣởng và kiêu ngạo nhƣ Nguyễn Hải không phải là cá biệt. Chủ tịch quận Lâm Du già nua, ốm yếu nhƣng đầy mƣu mô trong vụ chia chác đất công, Vũ Sán phải hối lộ rất nhiều tiền, thậm chí còn liên kết với các thế lực ngầm do một gã ngƣời Tàu bảo kê để đƣợc ngồi vào cái ghế trƣởng phòng quy hoạch Văn phòng Kiến trúc sƣ trƣởng thành phố. Ngƣợc lên trên nữa, ngƣời đọc còn nhận diện đƣợc những nhân vật tai to mặt lớn của Thành ủy cũng nhƣ Ban Tuyên huấn có vẻ nhƣ đều nằm trong đƣờng dây buôn bán bất động sản. Họ có cả ngàn lẻ một chiêu thức ma quái từ việc hợp lý hóa bằng Nghị quyết đến gây áp lực, sử dụng bọn Khuyển