6. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Đội ngũ nhà báo nhiệt huyết, năng động trong công cuộc đẩy lùi nạn
nạn tham nhũng
Không thể phủ nhận vai trò của báo chí trong việc đi đầu về tuyên truyền thông tin, đƣa ra định hƣớng dƣ luận, giúp ngƣời dân nắm bắt kịp thời, chính xác mọi mặt về đời sống chính trị, xã hội, văn hóa…trong và ngoài nƣớc. Đó cũng là cơ quan ngôn luận giúp nói lên tiếng nói của nhân dân, là nơi bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của ngƣời dân trƣớc những đổi thay của xã hội. Ngay đến Tổng Bí thƣ còn dựa vào báo chí để nằm bắt tình hình đất nƣớc, để đọc đƣợc những nỗi lòng, bức xúc, nguyện vọng của ngƣời dân, để hiểu về những “căn bệnh” đã, đang và sẽ xuất hiện trong xã hội hiện tại. Bởi vậy mới hiểu tầm quan trọng của các nhà báo – những ngƣời đi tiên phong, “giờ đầu chịu báng”, là nhƣ thế nào. Nguyễn Bắc Sơn dành nhiều ƣu
65
ái khi xây dựng hình ảnh các nhà báo trong công cuộc đổi mới, cải cách nền hành chính đất nƣớc. Những con ngƣời không ngại khó khăn, thậm chí là mạo hiểm, nguy hiểm đến tính mạng, vẫn kiên cƣờng dùng ngòi bút sắc nhọn chiến đấu, phanh phui, mổ xẻ những sai trái, bất cập của nền cơ chế lấy “hành là chính”. Không chỉ trong lĩnh vực công việc, Nguyễn Bắc Sơn còn đƣa cả cuộc sống đời thƣờng của các nhà báo lên trang viết bởi trong cuộc sống ấy có sự ảnh hƣởng không nhỏ của nghề nghiệp họ đang theo đuổi.
Tùng – một anh nhà báo quèn đƣợc coi là nhân vật trung tâm trong Gã
Tép riu. Tùng là quan chức thuộc hàng tép riu nhƣng trí tuệ và bản lĩnh của
anh không tép riu. Chí ít ra cũng có đến ba lần anh chơi Bộ về những văn bản gọi là pháp quy nhƣng mang tính áp đặt chủ quan, phi khoa học và thiếu văn hóa. Ở Tùng, óc hài hƣớc luôn kết hợp với những phản biện sắc sảo về nhiều lĩnh vực đời sống. Tùng vƣợt lên khỏi đám đồng liêu cũng nhƣ các quan chức lớn nhỏ bởi một trí tuệ sáng láng qua hàng loạt bài báo đầy tính phát hiện và phong cách sống lãng tử. Đƣơng nhiên với tố chất nhƣ thế làm các sếp chủ quản không mấy hài lòng. Thói đố kỵ cũng nhƣ bản chất kiêu ngạo nhân danh tập thể lãnh đạo của một số quan chức đã vô hiệu hóa không ít nhân tài, mà một trong những nạn nhân là Trần Xuân Tùng. Với Tùng, ngoại trừ kiến nghị về văn bản thu hồi chảo anten parabol có tính chất nội bộ, bài báo phản biện Dự án Thủy cung Thăng Long Hồ Tây của anh đã làm nhiều quan chức tai to mặt lớn bị bóc mẽ. Một gã tép riu vớ vẩn bỗng nhiên đƣa hàng chục tờ báo lớn vào cuộc, làm thất bại âm mƣu chia chác bạc tỷ của một nhóm lợi ích làm sao họ có thể cam chịu. Đòn quyết định giáng xuống Tùng làm anh thân bại danh liệt không có gì mới mà vẫn là ngón nghề các nhà tổ chức mẫn cán vẫn thƣờng sử dụng để hạ bệ các đồng chí của mình là quan hệ nam nữ bất chính thuộc phạm trù đạo đức.
Căn cứ vào sự phát triển tâm lý nhân vật qua từng trƣờng đoạn tiểu thuyết, ngƣời đọc còn nhận ra Trần Xuân Tùng là nhân vật có tính cách phức
66
tạp, ngoài việc đƣợc xây dựng nhƣ một mẫu ngƣời hùng, anh ta còn mang trong mình yếu tố nổi loạn chống lại những thế lực giáo điều, trì trệ, đang kìm hãm sự phát triển xã hội. Có thể xem Tùng là nhân vật tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Bắc Sơn, trong đó thấp thoáng có hình bóng tác giả. Bằng vào hàng loạt những lập luận có cơ sở khoa học phê phán một số văn bản pháp quy của ngành, cũng nhƣ tấm lòng nhân hậu đối với cô gái điếm chót sa ngã vì hoàn cảnh kinh tế quẫn bách, tác giả đã chuyển hóa Trần Xuân Tùng từ một ngƣời nhỏ bé trong guồng máy công chức thành một điển hình văn học sau khi đã vƣợt qua nỗi sợ hãi cố hữu. Tùng khác ngƣời ở chỗ luôn ung dung tự tại, không có tham vọng làm quan, chỉ muốn làm tốt chuyên môn của mình, nhƣng nếu thấy nơi nào có sự bất công là sẵn sàng nhảy vào. Đó là phẩm chất cao đẹp của một nhà báo chân chính nhƣng đồng thời cũng là tử huyệt của anh. Nếu nhƣ Tùng không tả xung hữu đột làm bẽ mặt Bộ và cũng không dỗi hơi chọc ngoáy vào Dự án Thủy cung Thăng Long, chắc chắn anh không rơi vào tầm ngắm của các nhà tổ chức. Chuyện bồ bịch, cho dù là không nghiêm túc chăng nữa, cũng chỉ là nguyên cớ. Bản chất sự việc không phải ở mối quan hệ với cô gái điếm mà là quyền lợi phe nhóm....
Nhƣng nếu im lặng thì không còn là nhà báo Trần Tùng. Anh giống nhƣ vị thánh tông đồ tự nguyện mang thánh giá, chịu khổ nạn cứu rỗi linh hồn đám đông, nhƣng chẳng may ngã ngựa thì đám đông quay lƣng lại. Ông Giám đốc có tƣ tƣởng cấp tiến, quan hệ thân mật đến mức xƣng hô mày tao với Tùng, vậy mà khi bị sức ép của những nhân vật quyền uy cũng đành hạ bút ký vào văn bản kỷ luật “chiến hữu”. Vị Bộ trƣởng chủ quản từng vi hành xuống cấp sở nhận lỗi về một văn bản soạn thảo khiếm khuyết, đến phút chót cũng đánh bài lờ, trong khi ấy, Tùng vẫn coi họ là những ông sếp đáng kính. Không phải tìm đâu xa, đây chính là nguyên nhân làm con ngƣời mất lòng tin. Sợ bị mất ghế, mất bổng lộc, không ít kẻ đã nhắm mắt hùa theo thứ ngụy chân lí của kẻ mạnh.
67
Bên cạnh con ngƣời khá gai góc, cứng rắn trong công việc ấy là một anh chàng có tính hài hƣớc. Bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào anh ta cũng nghĩ ra đƣợc những câu chữ hài hƣớc để vui cƣời, trêu chọc, thậm chí đôi khi chỉ là nghĩ thầm trong đầu không dám nói ra vì không hợp hoàn cảnh. Cuộc sống gia đình tan vỡ do cách sống, hƣớng đi của hai con ngƣời quá khác nhau. Tùng tìm đến một mái ấm khác, lấy một cô gái gọi về làm vợ. Sẽ là khó khăn nếu một ngƣời đàn ông bình thƣờng chấp nhận đƣợc một cô gái điếm làm vợ mình, nhƣng dƣới con mắt của một anh nhà báo tiến bộ, vị tha, có tình thƣơng yêu đồng cảm sâu sắc kia thì một cô gái nhƣ Dự là hoàn toàn xứng đáng, thậm chí anh còn cho rằng xứng đáng hơn Diệu Thủy vợ anh. Tùng biết nhìn vào bản chất con ngƣời để đánh giá chứ không chỉ dựa vào những gì nổi trội bên ngoài. Anh biết so sánh giữa một ngƣời là cave đấy, nhƣng có học thức, đọc nhiều hiểu rộng, có cái nhìn về cuộc sống đúng đắn và đang khát khao một mái ấm gia đình với những đứa con hạnh phúc, còn một ngƣời hẳn là nữ chính khách đấy nhƣng dùng mọi cách để tiến thân cầu lợi, kiến thức không có, văn hóa đọc không có, bằng cấp đủ cả nhƣng chỉ là tờ giấy lòe bịp thiên hạ để che dấu cái kém cỏi bên trong, và quan trọng là không hề để tâm đến hạnh phúc gia đình, sẵn sàng chọn lấy con đƣờng thăng tiến thay vì một tổ ấm gia đình. Vậy nếu là một ngƣời đàn ông thông minh, họ sẽ chọn ai? Hành động sẵn sàng dang tay đón lấy Dự của Tùng, ngoài tấm lòng nhân ái, vị tha của một tri thức chân chính, đây còn là một tình yêu cao đẹp, thiêng liêng chứ không phải là mối quan hệ xác thịt có tính chất mua bán. Chính vì thế, sau khi dẫn ra mấy câu thơ của Nguyễn Bảo Sinh: “Khi say dâm chỉ là dâm/ Ngộ ra
mới biết trong dâm có tình”. Gã tép riu Trần Xuân Tùng ngay trƣớc phiên tòa
đã nói một câu đúng với bản chất của “bà Thứ trƣởng” khi so sánh với ngƣời vợ hiện tại của mình: “Thƣa quý tòa, Khác ạ. Một bên đã từng bán trôn nuôi miệng, còn một bên đang…bán miệng nuôi trôn” [36; 429].
68
Nhà báo Phạm Năng Triển (Lửa đắng) – Tổng biên tập tờ Thời Luận, một tờ báo nổi tiếng nhất thành phố Thanh Hoa. Bởi xông xáo đi vào những vấn để tiêu cực đất đai nên bị bọn ngƣời xấu tạt axit vào mặt. Một trong số những tai nạn đau thƣơng mà các nhà báo thƣờng gặp phải, những mối nguy hiểm luôn rình rập mỗi khi họ mang ngòi bút ra chiến đấu tại những nơi tâm điểm của sự sai trái. Dẫu biết là thế nhƣng chẳng có gì ngăn cản đƣợc bƣớc chân của những ngƣời làm báo chân chính nhƣ Triển. Biết là nguy hiểm nhƣng họ vẫn lao vào bởi đó là sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của ngƣời làm báo cũng sự nhiệt tâm mà họ dành cho nghề. Nếu họ không làm, không viết, không điều tra nghiên cứu, không phanh phui thì sự thật bao giờ mới đƣợc phơi bày, cái xấu bao giờ mới đƣợc lật tẩy, công bằng, lẽ phải sẽ đi về đâu, ngƣời dân còn biết trông cậy vào ai?. Chọn đến với nghề báo phải là những con ngƣời có năng lực, quả cảm, tâm huyết mới có thể sống đƣợc trọn đời với nó. Phạm Năng Triển là một tấm gƣơng tiêu biểu cho các nhà báo chống tiêu cực đƣợc nhà văn Nguyễn Bắc Sơn xây dựng trên trang tiểu thuyết của mình.
Gƣơng mặt chằng chịt sẹo làm ngƣời ta hoảng sợ, chính bản thân Triển cũng sợ hãi nó. Nhìn vào khuôn mặt ấy là sự thƣơng cảm của các bác sĩ, đồng cảm của đồng nghiệp và sự hờn trách của Mai – vợ anh. Nhƣng không một chi tiết nào cho thấy Triển nhụt chí, anh nhìn khuôn mặt rồi lãng quên nó, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mọi ngƣời nhƣ thách thức. Anh sẽ không bao giờ vì nó mà nhụt chí, ngƣợc lại nó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh cho anh, tiếp thêm lửa hận thù trong anh để đi đến cùng những sự việc sai trái đang hiển hiện trƣớc mắt. Điều anh lo sợ chỉ là thái độ của các đồng nghiệp khác với cái nghề này khi trông thấy mình nhƣ vậy “Xót xa, ái ngại? Căm thù, nguyền rủa? Chia sẻ, cảm thông? Nhụt chí, nản lòng? Co lại, giữ mình?”[35; 38]. Những lo lắng ấy đƣợc giải tỏa khi có ngƣời nói thay lời anh: “Tôi chỉ có hai ý nhỏ này thôi: mỗi nhà báo hãy là một Phạm Năng Triển; mỗi tờ báo hãy là một tờ Thời luận. Mong rằng trên đất nước chúng ta,
69
làm báo không phải là một nghề nguy hiểm như đồng chí Phạm Năng Triển phải hứng chịu”[35; 441].
Công việc thật sự đã ảnh hƣởng rất lớn đến gia đình Triển. Kể từ khi anh gặp tai nạn, Mai khó có thể chấp nhận khuôn mặt ấy. Trƣớc đó vợ anh đã can ngăn nhiều lần nhƣng Triển không lùi bƣớc, để giờ sự thành công của công việc phải đánh đổi bằng một gia đình hạnh phúc. Không giống nhƣ Vũ Sán, Diệu Thủy sẵn sàng từ bỏ gia đình vì con đƣờng thăng tiến, với triển đó là một sự hy sinh. Sự hy sinh thầm lặng cho công việc, cho những mục đích cao cả hơn. Giống nhƣ Tùng (Gã tép riu), Triển cũng gặp thất bại trên “mặt trận gia đình” vì anh và vợ không cùng chí hƣớng. Kể từ khi Triển mang trong mình nỗi đau hiển hiện trên khuôn mặt thì chuyện chăn gối chỉ còn là
những kỉ niệm xa xôi, vợ anh không chấp nhận đƣợc khuôn mặt ấy nên
chuyện gần gũi vợ chồng là không thể, cuộc sống với chồng đối với Mai nhƣ chỉ còn trách nhiệm và nghĩa vụ. Mai cũng nhƣ nhiều ngƣời phụ nữ khác, chỉ muốn có một gia đình êm ấm, một cuộc sống êm đềm giống nhƣ bao gia đình. Tai nạn bất ngờ ập đến dù đã đƣợc cô cảnh báo nhiều lần khiến Mai khó có thể chấp nhận. Đến khi tai họa lại một lần nữa giáng xuống gia đình Triển, Mai không thể chịu đựng đƣợc nữa, gia đình nhà báo tan vỡ từ đấy. Cú sốc lần này đến với Triển vô cùng bất ngờ, nếu nhƣ lần trƣớc, một mình anh chịu đựng đƣợc, vẫn kiên cƣờng vẫn đứng lên, vẫn thách thức thì lần này mọi việc ngoài tầm kiểm soát của anh. Chúng đánh vào đứa con gái ngây thơ bé bỏng, để lại một vết thƣơng tinh thần cực lớn trong tâm hồn cô bé, ngƣời làm bố, lại là ngƣời gián tiếp gây ra chuyện này, làm sao anh có thể chịu đựng đƣợc. Nhƣng vẫn nhân cách ấy, ý chí ấy, Triển một lần nữa lại cứng rắn vƣợt qua. Anh làm mọi cách có thể để bảo vệ con gái mình để tiếp tục vững bƣớc trong nghề báo. Nhƣng anh không giữ đƣợc Mai ở lại, gia đình từ rạn nứt đến tan vỡ. Đó là sự hi sinh quá đỗi lớn lao đối với một nhà báo nhƣ Triển. Anh đã
70
làm đúng hay sai, phải chăng nhà văn Nguyễn Bắc Sơn có cƣờng điệu quá sự hy sinh vì nghề này của các nhà báo.
Thu Phong là nhân vật nhà báo có cá tính đặc biêt. Đặc biệt không chỉ ở những bài báo sắc sảo mà còn ở lối sống. Thƣờng thì những cá tính khác ngƣời hay tồn tại ở những nữ nhà văn, nhà báo. Họ có những trải nghiệm, hiểu biết, mở mang, tiến bộ nên cũng có cách nhìn đời dƣới góc độ khác. “Thu Phong là một phóng viên cừ của tời “Chính luận”. Cô nổi tiếng nhờ những bài phỏng vấn thông minh, sắc sảo nhiều nhân vật tên tuổi, có khi là những nhân vật gai góc dƣ luận đang quan tâm. Mỗi câu hỏi cô đặt ra, thƣờng là một vấn đề. Đọc những câu hỏi ấy, bạn đọc nhân ra ngƣời hỏi nắm rất chắc chủ đề, nhờ thế, cũng nắm đƣợc bản chất của việc mình quan tâm. Vì vậy ngƣời đƣợc hỏi thƣờng phát triển, mở rộng vấn đề đã nêu ra trong câu hỏi. Ngƣời hỏi và ngƣời trả lời cộng hƣởng, nhân lên. Ngƣời trong nghề biết rất rõ, phải nắm chắc cuộc đời ngƣời đƣợc phỏng vấn và vấn đề phỏng vấn đến mức nào mới hỏi đƣợc nhƣ thế” [35; 411]. Nhƣng giới báo chí Thanh Hoa ai cũng thắc mắc tại sao một ngƣời con cái có tài, có sắc, có đôi chân dài chuẩn và cặp mắt to thế kia lại chƣa lấy chồng dù đã gần bốn mƣơi? Phong, với tầm hiểu biết của một nhà báo giỏi, năng động chắc chắn sẽ không thích hợp để làm vợ, vì với tính cách ấy, cô sẽ làm chồng ngƣời ta. Hẳn ai cũng nghĩ vậy nên họ không dám chọn Phong, cái ngƣời đàn ông Việt cần là một ngƣời vợ hiền lành, đảm đang, dễ bảo kia. Ngƣời hợp với cô chắc chắn phải là ngƣời giỏi hơn cô về mọi mặt, phải có cái để cô học hỏi, phải là ngƣời cô ngƣỡng mộ. Mà ngƣời nhƣ thế trên đời đâu dễ kiếm tìm, hẳn nào đến tận gần bốn mƣơi, Thu Phong mới gặp đƣợc Triển, ngƣời làm cô phải xao xuyến. Triển làm cũng ngành với Phong, có phong cách viết bài giống cô và là một bậc đàn anh đáng để Phong học hỏi, chẳng thế mà cô nàng bị tiếng sét ái tình đánh gục. Phong hết mình, dâng hiến cho tình yêu, và cùng vì tình yêu, cô âm thầm hy sinh, chịu đựng. Phong sẵn sàng làm một bà mẹ đơn thân, một mình
71
nuôi nâng cái kết quả của tình yêu nồng cháy giữa cô và Triển. Cô nhà báo thà giữ kín mọi chuyện chứ không để ngƣời mình yêu phải khó xử khi bên anh vẫn còn vợ con. Đó là cách thể hiện tình yêu của một cô gái có học thức, hiểu rộng biết nhiều. Phong là mẫu ngƣời phụ nữ điển hình của ngƣời phụ nữ hiện đại, năng động, hết mình, biết hy sinh khi cần thiết, biết tiếp thu những tiến bộ văn hóa xã hội mới đồng thời vẫn lƣu giữ nét đạo đức của con ngƣời có văn hóa ứng xử. Chẳng phải vì có thai mà đòi Triển phải có trách nhiệm với đứa bé, Phong biết bên Triển vẫn còn có gia đình, cô sẵn sàng làm một bà mẹ đơn thân bỏ ngoài tai những định kiến thiên hạ, miễn là mình cảm thấy hạnh phúc.
Albert Camus, ngƣời từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1957, một đại