Quan điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 25)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quan điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn

Có thể gọi Nguyễn Bắc Sơn – một nhà văn chính trị, bởi tác phẩm của ông phần lớn viết về đề tài chính trị, mổ xẻ những bất cập của cơ chế. Bên cạnh đó, gần đây ông cũng để ý khai thác mảng đề tài tâm lý xã hội nhƣng ấn sâu bên trong đó mạch chính trị vẫn chảy xuyên suốt. Bởi vậy, trong sự nghiệp văn chƣơng này, quan điểm sáng tác của ông cũng mang những nét cá nhân riêng biệt.

Trong một bài phỏng vấn của tác giả Vũ Duy Thông trên báo Văn nghệ Trẻ, Nguyễn Bắc Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình khi đƣợc hỏi về cuốn tiểu thuyết đầu tay: “Lúc đầu thì cũng lo. Sợ đụng chạm chỗ nọ chỗ kia. Sau thấy cũng ổn cả. Viết văn đƣợc nhƣ thế là sƣớng. Có lời khen tiếng chê nhƣng về thành công của Luật đời và Cha con, tôi thấy trƣớc hết nhờ việc chọn lựa đề tài. Đề tài cơ chế - tạm gọi nhƣ thế, ai chả biết. Ai chả bàn thảo. Đi đâu, ngồi đâu cũng bàn thảo. Nhƣng sao không ai viết. Một đàn anh bảo tôi: Họ biết cả đấy nhưng ngại viết. Vì sao họ ngại là chuyện phải nghĩ. Có lý do cả đấy. Tôi liều. Có điều, tôi là ngƣời trong cuộc, tôi mổ xẻ, chứ không đứng ngoài dẩu mỏ chửi vào, cũng không chửi đổng. Tôi viết với tất cả đau đớn, vật vã khổ sở và với ý thức xây dựng, tháo gỡ. Có lẽ vì thế mà

26

về chủ đề đặt ra trong tác phẩm, tôi đƣợc dƣ luận trong ngoài, trên dƣới đồng tình. Điều ai cũng biết là, không phải viết cái gì, mà còn là viết nhƣ thế nào. Dù là đề tài nhạy cảm, tôi thấy nếu có đƣợc bốn chữ L: cƣơng lĩnh đúng, tâm linh sáng, bản lĩnh vững, yếu lĩnh thạo thì tác phẩm sẽ đứng đƣợc” [50]. Tác giả dám làm những điều mà ngƣời khác còn đang ngập ngừng e ấp, dám nói ra những điều mà nhiều ngƣời chỉ dám suy nghĩ trong lòng. Bởi thế nên mới có sự thành công của Luật đời và cha con – cuốn tiểu thuyết đi sâu vào lòng độc giả vì khi đọc nó ngƣời ta tìm thấy cả một xã hội thực tế đƣợc phơi bày trên trang sách.

Đặt trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại, sự lựa chọn của Nguyễn Bắc Sơn làm thành một cái “tạng” riêng để thể hiện tinh thần, ý thức công dân của nhà văn. Nhiều ý kiến cho rằng tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn là dạng “tiểu thuyết luận đời xã hội”. Tuy nhiên, nhà văn không nhƣ một nhà chính trị thuyết giáo về các vấn đề một cách khô khan, cứng nhắc mà trái lại, tƣ tƣởng nghệ thuật đƣợc toát lên thông qua một thế giới hình tƣợng sống động và đa dạng. Theo nhà văn, thành công trƣớc hết của các cuốn tiểu thuyết của ông là ở đề tài, chứ không phải ở văn phong và lối viết mới, bởi cái ƣu thế của đề tài này là chƣa ai “động bút” mổ xẻ một cách kĩ lƣỡng về cơ chế quản lý hành chính của đất nƣớc thời kì đổi mới.

Nói nhƣ vậy không có nghĩa ngoài Nguyễn Bắc Sơn ra chƣa có một nhà văn nào động chạm đến đề tài này. Tiểu thuyết thời kì sau đổi mới đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc, thoát ra khỏi lối mòn cũ rích của giai đoạn trƣớc với những bứt phá về phong cách, thể loại, đề tài…Mỗi nhà văn lựa chọn cho mình những cách viết, những con đƣờng đi riêng. Cùng nhịp đập và suy nghĩ với Nguyễn Bắc Sơn cũng có không ít nhà văn. Những năm 80 của thể kỉ XX văn đàn Việt nam đã xuất hiện thể loại tiểu thuyết phóng sự viết về các hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội. Nguyễn Mạnh Tuấn là một trong những cây bút ít ỏi qua đƣợc lúng túng trong bƣớc đầu đối với tƣ duy Văn

27

học mà chính sách của Đảng khích lệ. Với Những khoảng cách còn lại,

Đứng trước biển, Cù lao chàm hay khát vọng cuộc đời…Nhà văn đã mạnh

dạn nắm bắt những mảng hiện thực tƣơi mới ở miền Nam sau ngày giải phóng, từ đó nhìn thẳng vào thực trạng đất nƣớc thời kì đổi mới cơ chế quản lý nhằm thể hiện mong muốn đƣa đất nƣớc thoát khỏi sự trì trệ, bế tắc. Tuy vậy chƣa có nhà văn nào dám đi sâu mổ xẻ những sai lầm, tồn tại của chế độ cũ, phơi bày và phản ánh những thiếu sót sai trái, những tiêu cực nảy sinh trong xã hội mới, xây dựng những nhân vật có quyền cao, chức trọng trong xã hội nhƣ Tổng Bí thƣ, nhân vật Cụ; xây dựng những nhân vật dám thẳng thắn đấu tranh với những mặt xấu, những cái ác hoành hành trong xã hội. Đó là nhân vật Triển trong Lửa Đắng nhân vật Tùng trong Gã tép riu. Những nhân vật dám đƣơng đầu trực tiếp với cái ác, cái xấu, để rồi phải gánh chịu một hậu quả vô cùng nặng nề cho cả bản thân và hơn thế nữa là hạnh phúc cuộc đời, là tính mạng của những ngƣời thân trong gia đình.

Đến với tiểu thuyết trong giai đoạn mới, Nguyễn Bắc Sơn đã chuẩn bị cho mình một tinh thần đầy đủ, một lối viết mới mẻ táo bạo. Chọn một đề tài ít ngƣời biết đến, đây là một khó khăn không nhỏ đồng thời cũng là một lợi thế lớn cho nhà văn, bởi lẽ gắn với mảng đề tài này thƣờng dễ gây sự chú ý với độc giả, trƣớc hết bởi nó mới lạ, lạ ở nội dung, cách trình bày và đặc biệt ở tài năng xây dựng nhân vật của tác giả. Trong văn học đƣơng đại Việt Nam, tiểu thuyết đóng một vai trò quan trọng, nhắc tới thành tựu của nền văn học thì không thể không nhắc tới tiểu thuyết…Tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn lần đầu tiên đƣa đến cho độc giả một hƣớng nhìn mới về xã hội, một hƣớng đi lên đầy khởi sắc của công cuộc đổi mới và công cuộc xây dựng đổi mới ngày hôm nay, nhƣng chứa đựng bên trong nó biết bao mối quan hệ phức tạp, đan chéo lẫn nhau: Quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…Thêm vào đó là những toan tính đoạt lấy quyền lợi bất chấp mọi thủ đoạn. Mỗi nhân vật tính cách đa dạng, đa chiều xoay quanh cuộc sống trong

28

thời đại mới đầy rẫy những mƣu mô. Tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn đặt ra hàng loạt vấn đề cần đƣợc giải quyết, những dự báo về tƣơng lai khiến ngƣời đọc phải đau đầu suy nghĩ.

2.3. Phong cách nghệ thuật

Viết về những vấn đề gai góc của cuộc sống cần một cách viết táo bạo, tiếp cận cuộc sống trực tiếp hơn, quan sát kĩ lƣỡng hơn, vì thế đòi hỏi ngôn ngữ văn chƣơng phải mang tính đa nghĩa, biểu tƣợng và ẩn dụ. Nguyễn Bắc Sơn không hề né tránh những vấn đề phức tạp của cuộc sống mà mổ xẻ mọi vấn đề một cách tƣờng tận.

Nhà văn thƣờng chọn lối kể chuyện cố điển, một văn phong giản dị, ít bay bƣớm, văn hoa, một giọng văn mang tính thông tấn, báo chí tƣơng đối nhanh và hiệu quả. Nhiều chỗ là dòng ý thức của tác giả, của nhân vật làm tăng chiều kích thích của tâm trạng, của tâm lý và vì vậy tăng thêm tính chân thực nghệ thuật. Nhiều chỗ là những bình luận, những trang chính luận khá sâu sắc. Tác giả không hề tả cảnh, không hề cài đặt huyền ảo sống sít, nhƣng lại có ý thức đƣa chất hài vào đúng chỗ cần thiết, Nguyễn Bắc Sơn phát huy thế mạnh của mình ở những hiểu biết sâu sắc cuộc sống, ở việc tích luỹ, gom nhặt những tƣ liệu làm chất liệu của cuốn sách, và vì thế Lửa

đắng đã đƣara một bức tranh khá chân thực về cuộc sống hôm nay, nó làm

nóng lên những phẩm chất công dân trong ta, sau khi đọc xong, nhƣ có ngƣời nhận xét. Đó chính là những gì làm nên thành công của Nguyễn Bắc Sơn.

Cuối thập niên 90 đến nay, ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Bắc Sơn đã thực sự thay đổi mới mạnh mẽ và toàn diện. Cùng với sự bức xúc xoay quanh vấn đề nổi cộm trong cuộc sống hiện đại, có thể thấy tiểu thuyết của ông có những bứt phá thể hiện quan điểm mới về hiện thực và con ngƣời nhằm phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ mới của công chúng hiện đại. Trong tƣ duy sáng tạo của mình nhà văn đi sâu vào khám phá những vấn đề mang tính

29

thời sự. Tính chuyên nghiệp và sự nghiêm túc bền bỉ trong sáng tạo nghệ thuật đã đƣa lại cho ông những thành công trong sáng tác. Tiểu thuyết của ông thể hiện cái nhìn đa chiều sự khám phá mới mẻ về con ngƣời trong cuộc sống đƣơng đại, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi về phƣơng diện nghệ thuật, quan điểm của mỗi nhà văn về văn chƣơng về sự nghiệp nhƣ là kim chỉ nam định hƣớng cho sáng tác của họ. Những thành công hôm nay của Nguyễn Bắc Sơn có thể lý giải ngay từ trong suy nghĩ nghiêm túc về tinh thần nỗ lực sáng tạo không ngừng của nhà văn.

30

CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BẮC SƠN

2.1. Thế giới nhân vật nhìn từ góc độ loại hình

Nói đến nhân vật văn học là nói đến con ngƣời đƣợc miêu tả, thể hiện trong văn học bằng phƣơng tiện văn học. Nhân vật có thể đƣợc biểu hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con ngƣời đƣợc miêu tả đầy đặn cả ngoài hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử nhƣ thƣờng thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những ngƣời thiếu hẳn những nét đó, nhƣng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn nhƣ nhân vật ngƣời trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận nhƣ nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Khái niệm nhân vật có khi đƣợc sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con ngƣời cụ thể nào mà chỉ một hiện tƣợng nổi bật trong tác phẩm. Chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính của Chiến tranh và hòa bình, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Shekhop, chiếc quan tài là nhân vật trong truyện Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan. Nhƣng chủ yếu vẫn là hình tƣợng con ngƣời trong tác phẩm.

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học là một mối quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện đƣợc đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò nhƣ những tấm gƣơng của cuộc đời. Chức năng của nhân vật văn học là khái quát những quy luật của cuộc sống con ngƣời, thể hiện những hiểu biết, những ƣớc ao và kì vọng về con ngƣời. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phƣơng tiện khái quát các tính cách, số phận con ngƣời và các quan niệm về chúng.

Nhân vật văn học là hiện tƣợng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành công thƣờng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, trong các nhân vật, xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tƣợng lặp lại, tạo thành các loại nhân vật. Để chiếm lĩnh thế giới nhân vật

31

văn học đa dạng, cần tìm hiểu phƣơng diện loại hình của chúng. Các phƣơng diện loại hình của nhân vật cũng rất đa dạng. Các nhân vật của truyện dân gian, thơ ca dân gian khác với nhân vật của văn học viết. Nhân vật thần thoại cũng khác với nhân vật truyền thuyết và nhân vật cổ tích. Xét về phƣơng pháp sáng tác, nhân vật chủ nghĩa cổ điển khác với nhân vật lãng mạn và nhân vật hiện thực. Xét về thể loại, nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình đều có những đặc trƣng khác biệt quan trọng…Rút gọn lại, có thể phân chia đƣợc các loại nhân vật dựa trên ba yếu tố là kết cấu, ý thức hệ và cấu trúc.

2.1.1. Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm

Xét về vai trò của các nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm có thể chia ra ba loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm.

Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con ngƣời liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai các đề tài cơ bản của mình. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao từng đƣợc đặt

Đôi lứa xứng đôi, ngầm ý cho rằng nhân vật chính của truyện là Chí Phèo

và Thị Nở, nhƣng thực ra không đúng. Nhân vật chính của truyện phải là Chí Phèo và Bá Kiến. Trong những tác phẩm lớn nhƣ Chiến tranh và hòa bình

của L.Tônxtoi gồm hơn 570 nhân vật thì nhân vật chính cũng lên đến hàng chục. Nhân vật chính là nhân vật đƣợc khắc họa đầy đặn hơn, có tiểu sử, có tình tiết, nhƣng cái chính là thể hiện tập trung đề tài và chủ đề tác phẩm. Trong số những nhân vật chính của tác phẩm lại thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Đó là Raxconnicop trong Tội ác và trừng phạt, là Morrodoca trong Chiến bại của Phađêép, hay là nhân vật Khắc trong Vỡ bờ.

32

Ngoài nhân vật chính là những nhân vật phụ xung quanh. Có nhân vật phụ có tính cách, tình tiết nhƣ Thúy Vân, Vƣơng Quan trong Truyện Kiều, lại có nhân vật phụ hàng thứ ba, chỉ thấp thoáng trong các tình tiết nhƣ “Họ Đô có kẻ lại già”, “mụ quản gia”, “thằng bán tơ”. Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tƣ tƣởng có tính chất phụ trợ, bổ sung. Nhƣng không thể coi nhẹ nhân vật phụ. Họ chẳng những là bộ phận không thể thiếu của bức tranh chung, mà nhiều khi, nhân vật phụ hàm chứa tƣ tƣởng quan trọng của tác phẩm.

2.1.2. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

Xét về phƣơng diện hệ tƣ tƣởng, về quan hệ đối với lí tƣởng, các nhân vật lại có thể chia ra làm nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Sự phân biệt nhân vật chính diện và phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tƣ tƣởng. Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử. Nhân vật chính diện mang lí tƣởng, quan điểm tƣ tƣởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại. Đó là ngƣời mà tác phẩm khẳng định và đề cao nhƣ những tấm gƣơng về phẩm chất cao đẹp của con ngƣời một thời. Trái lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lí và lí tƣởng, đáng lên án và phủ định.

Nhân vật chính diện thời nào cũng tập trung thể hiện lí tƣởng xã hội và lí tƣởng thẩm mĩ thời đại mình. Các nhân vật nhƣ Hamlet, Ootenlo, Roomeo và Giuyliet của Secxpia thể hiện lí tƣởng của nhân vật thời đại phục hƣng. Các nhân vật chính diện của Huygo nhƣ Giăng Vangiang, Cadimodo, Guinplen hay của Bandac nhƣ Owgieni, Grangđê…đều mang nội dung chính diện của thời đại mình.

Các nhà văn hiện thực đã đổi mới khái niệm nhân vật chính diện. Họ khẳng định nội dung lí tƣởng của nó, nhƣng giải phóng nó khỏi sự lí tƣởng hóa. Nhân vật chính diện ở đây mang những khả năng, mầm mống của lí

33

tƣởng trong đời sống, thể hiện các khuynh hƣớng tƣ tƣởng của xã hội tiến bộ. Rõ nhất là các nhân vật chính diện trong văn học hiên thực xã hội chủ nghĩa nhƣ Paven trong tiểu thuyết Người mẹ của Gorki, anh Núp và các đồng chí trong đất nƣớc đứng lên, Mẫn và Thiêm trong Mẫn và tôi…Các phẩm chất chính diện ở đây phản ánh các phẩm chất chính diện của con ngƣời thực, bộc lộ trong thực tế, đƣợc nhà văn khái quát nâng cao, chứ

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)