Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 32)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

Xét về phƣơng diện hệ tƣ tƣởng, về quan hệ đối với lí tƣởng, các nhân vật lại có thể chia ra làm nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Sự phân biệt nhân vật chính diện và phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tƣ tƣởng. Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử. Nhân vật chính diện mang lí tƣởng, quan điểm tƣ tƣởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại. Đó là ngƣời mà tác phẩm khẳng định và đề cao nhƣ những tấm gƣơng về phẩm chất cao đẹp của con ngƣời một thời. Trái lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lí và lí tƣởng, đáng lên án và phủ định.

Nhân vật chính diện thời nào cũng tập trung thể hiện lí tƣởng xã hội và lí tƣởng thẩm mĩ thời đại mình. Các nhân vật nhƣ Hamlet, Ootenlo, Roomeo và Giuyliet của Secxpia thể hiện lí tƣởng của nhân vật thời đại phục hƣng. Các nhân vật chính diện của Huygo nhƣ Giăng Vangiang, Cadimodo, Guinplen hay của Bandac nhƣ Owgieni, Grangđê…đều mang nội dung chính diện của thời đại mình.

Các nhà văn hiện thực đã đổi mới khái niệm nhân vật chính diện. Họ khẳng định nội dung lí tƣởng của nó, nhƣng giải phóng nó khỏi sự lí tƣởng hóa. Nhân vật chính diện ở đây mang những khả năng, mầm mống của lí

33

tƣởng trong đời sống, thể hiện các khuynh hƣớng tƣ tƣởng của xã hội tiến bộ. Rõ nhất là các nhân vật chính diện trong văn học hiên thực xã hội chủ nghĩa nhƣ Paven trong tiểu thuyết Người mẹ của Gorki, anh Núp và các đồng chí trong đất nƣớc đứng lên, Mẫn và Thiêm trong Mẫn và tôi…Các phẩm chất chính diện ở đây phản ánh các phẩm chất chính diện của con ngƣời thực, bộc lộ trong thực tế, đƣợc nhà văn khái quát nâng cao, chứ không do tƣởng tƣợng ra.

Trong văn học hiện thực nhiều khi không dễ dàng tách bạch nhân vật chính diện và phản diện. Đó là vì sự tách bạch thuần túy chỉ thấy trong văn học cổ và trung đại, còn trong văn học cận đại, hiện đại, nhất là trong tiểu thuyết, theo ý kiến của Bakhtin, nhân vật tiểu thuyết cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thƣờng lẫn cao cả, buồn cƣời lẫn nghiêm túc. Không nên tuyệt đối hóa ý kiến đó thành một công thức cứng nhắc, giản đơn, nhƣng quả là nhân vật chính diện trong văn học hiện thực không mang tính chất thuần túy. Quả vậy, Chí Phèo là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, nhƣng cái khát vọng làm ngƣời lƣơng thiện, muốn sống trở lại cuộc đời bình thƣờng lẽ nào lại không mang ý nghĩa tích cực? Đônkihôtê rất chủ quan, buồn cƣời, nhƣng cái lí tƣởng của chàng không thể coi là phản diện. Do đó, việc phân biệt nhân vật chính diện và phản diện ở văn học hiện thực có trƣờng hợp chỉ mang tính chất tƣơng đối, ƣớc lệ. Khi liệt nhân vật vào một phạm trù nào, chủ yếu là xét cái khuynh hƣớng xã hội và phẩm chất cơ bản của nó.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 32)