6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Kiểu nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn, bản lĩnh và đạo đức
Hệ thống nhân vật trong ba cuốn tiếu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn chủ yếu tập trung vào những nhân vật lãnh đạo trong giới chính trị. Hệ thống nhân vật này đƣợc tác giả thể hiện khá đa dạng, phong phú, gồm đủ các loại ngƣời với những phẩm chất chính trị khác nhau. Trong đó nổi bật lên là những tấm gƣơng sáng về những cán bộ có tầm nhìn xa trông rộng, bản lĩnh vững vàng và đạo đức tốt.
Đại diện đầu tiên trong nhóm nhân vật này là nhân vật Tổng Bí thƣ, một nhân vật lần đầu tiên bƣớc vào trang sách hƣ cấu văn học, để lại một dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả. Nguyễn Bắc Sơn xây dựng nhân vật Tổng Bí thƣ Đảng hẳn không phải để cho lạ, cho oai, để “dọa” ngƣời đọc mà để phù hợp với những vấn đề thuộc phạm trù Quốc gia, phải có nhân vật tầm Quốc gia tham gia giải quyết. Đây là một nỗ lực đáng đƣợc ghi nhận của nhà văn.
40
Khác với hình tƣợng lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo thƣờng xuất hiện thoáng qua nhằm nhấn mạnh, minh họa cho một tƣ tƣởng nào đó trong khá nhiều tác phẩm điện ảnh, sân khấu, văn xuôi. Tổng Bí thƣ đã đƣợc tác giả khắc họa nhƣ một nhân vật của tiểu thuyết bằng xƣơng bằng thịt. Để xây dựng nhân vật này đòi hỏi nhà văn phải nâng tầm của mình lên mỗi khi khắc họa Tổng Bí thƣ là một chính khách trong cơn lột xác dữ dội của công cuộc đổi mới, nhƣng lại đòi hỏi nhà văn phải hết sức cụ thể, chi tiết khi đó là một nhân vật văn học, là con ngƣời của ngày hôm nay đổi mới. Không có điều kiện tiếp xúc nhiều với các nguyên mẫu nhƣng Nguyễn Bắc Sơn đã có những trang viết chân thực về nhân vật này trong vị trí công tác, trong tiếp xúc, trò chuyện với cán bộ cấp dƣới, trong sinh hoạt gia đình. Những chi tiết Tổng Bí thƣ ngoài giờ làm việc đùa chơi với đứa cháu nhỏ, gặp gỡ vô tình với những ngƣời hàng xóm sau giờ thể dục, đang đêm gọi điện thoại cho ngƣời đồng đội cũ khi nếm quả khế ngọt đƣợc hái trên cây mà anh ấy đã tặng từ lâu…góp phần làm nhân vật thêm sống động, gần gũi.
Xét về công việc, với tƣ cách là một Đảng viên, Tổng Bí thƣ đƣợc khắc họa hoàn hảo với tất cả ƣu điểm và đạo đức cần có của một Đảng viên và một nhà lãnh đạo cao cấp “Cần, kiệm, liêm, chính. Chí công vô tƣ”. Xuất hiện không cầu kì, bóng bẩy, không cờ hoa rợp trời, băng rôn khẩu hiệu, chỉ với vẻ ngoài giản dị “mái tóc hoa râm cắt ngắn không rẽ ngôi, bộ comple
xám, áo sơ mi trắng không cravat”[35;181], nhƣng những câu nói thẳng
thắn, cách giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn đọng, lập luận sắc bén khi phê phán nạn hối lộ, quan liêu của các quan chức dƣới quyền thật khiến ngƣời ta phải kính nể. Là một Tổng Bí thƣ tiên phong trong thời đại mới, ông dẹp bỏ lối sống cũ, suy nghĩ cũ một thời nay đã không còn phù hợp với thời đại mới. Những cuộc tranh luận gay gắt giữa nhân vật này và một nhân vật ẩn danh “Cụ” (không nói mà ai cũng biết chắc chắn đó là một đồng chí lãnh đạo cấp cao nào đó đã về hƣu nhƣng vẫn muốn thâu tóm quyền hành,
41
điều khiển theo ý của mình) là sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Giữa quan điểm tƣ tƣởng lạc hậu lỗi thời, chủ quan duy ý chí với quan điểm mới tiến bộ, bắt kịp từng hơi thở của nhịp sống hiện đại. Lẽ dĩ nhiên, theo quy luật sinh tồn, cái cũ kia phải “yên vị” lùi về để cái mới phát triển, nhƣ thế xã hội mới tiến lên đƣợc. Bằng sự cƣơng quyết, cứng rắn, Tổng Bí thƣ cƣơng quyết không đi theo lối mòn mà các vị tiền nhiệm vẫn mắc phải. Ông nhìn trực diện vào hiện tại, thấy những điểm mạnh, điểm yếu, những bất cập hạn chế để rồi quyết định hƣớng giải quyết đúng đắn nhất, chứ nhất định không áp đặt cơ chế cũ vào thời đại mới “Ông nhớ chuyện hơn hai chục năm trước, một vài nơi đã thực hiện chiến dịch tịch thu tài sản bất minh. Làm thế lúc đó là không phù hợp. Nhưng bây giờ làm là đích đáng đây. Chỉ cần làm thận trọng, chắc chắn. Đồng chí nào “bị lộ” mà truy nguồn gốc tài sản, có giời cãi! Đố chứng minh được, chỉ bằng đồng lương mà xây được biệt thự, mua
được ô tô” [35;189]. Chƣa có điều kiện nắm bắt hết những ngóc ngách,
những góc khuất lấp trong bộ máy hành chính đất nƣớc, ông thông minh khi dựa vào một nguồn kênh thông tin quan trọng – báo chí, nó giúp ông hiểu phần nào đời sống xã hội. Gạt bỏ những sóng gây nhiễu, vị Tổng Bí thƣ nhận ra một vấn đề có tính phổ biến là sự bất hợp lí, sự quan liêu, sự chồng chéo, trì trệ, bùng nhùng, cái không minh bạch, cả cái bẩn thỉu đang ẩn nấp đâu đấy trong bộ máy hành chính này, “Sao nhiều kẻ ăn bẩn, ăn bớt, ăn chặn, ăn bớt, ăn mảnh, ăn của đút đến thế? Không phải những kẻ mà là những bọn, thậm chí cả một tập thể, với cả bộ tứ, thống nhất ăn của dân,
của nhà nước”[35;188]. Bởi vậy trong lần về làm việc với thành phố Thanh
Hoa, nhìn nhận đƣợc hết chân tƣớng của các “vị”, chỉ biết kể thành tích, nhắc đến lỗi thì loanh quanh bao biện, đổ lỗi cho nhau trong khi tham nhũng, cửa quyền xuất hiện đầy rẫy, ông phải thốt lên: "...đồng chí nói là chƣa gây hậu quả nghiêm trọng chứ gì? Nhƣng đã mất rồi. Mất danh dự, mất uy tín của Đảng bộ, của chính quyền thành phố. Ai đời, một tay ất ơ nhƣ báo chí
42
gọi, chuyên phe vé máy bay ở Matxcơva, học hành nửa đời nửa đoạn, mà chỉ bằng tiền, tiếng lóng gọi là đạn chứ gì, chắc phải là đạn khoan mới có sức xuyên thủng cả một hệ thống chính quyền từ phƣờng lên quận lên thành phố đến tận Trung ƣơng. Lẽ nào triết lí cái gì không mua được bằng tiền thì có
thể mua được bằng rất nhiều tiền lại đúng hả các đồng chí.... Đau quá các
đồng chí ơi!" [35; 198]. Con mắt chính trị tinh tƣờng của một nhân cách lớn đã nhìn thấu tim đen bọn quan tham. Đã chỉ ra tính hệ thống của nạn tham nhũng, “Lỗi là ở cơ chế đây. Đêm ấy, trong sổ công tác của ông hiện lên một sơ đồ gồm: Bí thƣ thành ủy - Ban thƣờng vụ - UBND TP. Tất cả đều có ba mũi tên châu đầu vào từ "đất". Sau đó là ba cái gạch đầu dòng: - Quan hệ? - Trách nhiệm? Vì sao hệ thống kiểm tra Đảng, thanh tra chính quyền và thanh tra nhân dân không phát huy tác dụng? Qua buổi làm việc ấy, ông rút ra mấy vấn đề phải tiếp tục đi sâu mổ xẻ: Một là chế độ trách nhiệm, hai là cơ chế lãnh đạo chính quyền, ba là "việc này chắc chắn không chỉ có ở Thanh Hoa, vấn đề là ở bộ máy, ở hệ thống. Là cơ chế vận hành bộ máy ấy." [35; 211].
Đỉnh điểm của cuộc “nói chuyện” gay gắt cuối cùng giữa “Cụ” và Tổng Bí thƣ là ý chí kiên quyết, sắt đá của một Đảng viên với lòng quyết
tâm “Tôi ý thức, mình phải cháy lên thành ngọn lửa, thắp sáng them sự
nghiệp đổi mới của Đảng, chứ không làm ngọn nến leo lét mãi tàn canh”
[35; 597]. Đó không phải là lời thách thức rằng mình sẽ đi ngƣợc lại với những lối đi sáo mòn từ trƣớc đến nay mà là một lời khẳng định rằng ông sẽ tạo ra một con đƣờng tốt hơn lối mòn ấy, đó cũng có thể coi là một đòn trực diện nhằm vào vị “cựu chính khách” nói riêng và cả cơ chế cũ của xã hội nói chung. Sự quyết liệt còn đƣợc khẳng định một lần nữa qua suy nghĩ của Tổng Bí thƣ “Xem ra, thái độ của anh ấy quyết liệt đấy. Nếu phải trả giá bằng sự quyết liệt đáp lại thì cũng là vì công việc, vì sự bền vững lâu dài của
43
Cũng từ miệng nhân vật, tác giả đã nói đƣợc không ít suy nghĩ của mình về thời cuộc, từ chuyện đấu tranh chống tiêu cực trong lĩnh vực đất đai; sự trù dập trả thù những ngƣời dám đấu tranh chống các thủ đoạn xã hội đen trên báo chí, công tác tổ chức cán bộ, công tác xét xử của tòa án… Sở dĩ nhân vật Tổng Bí thƣ đƣợc Nguyễn Bắc Sơn dành nhiều ƣu ái, thậm chí có phần cƣờng điệu, lý tƣởng hóa hình ảnh lãnh tụ chính là bởi ông muốn gửi gắm lí tƣởng Đảng một cách tiến bộ nhất, sâu sắc nhất thông qua những trang văn mạng đậm hơi thở chính trị của mình.
Nhân vật lãnh đạo tiếp theo đƣợc Nguyễn Bắc Sơn “chăm sóc” khá công phu là Trần Kiên. Tác giả theo đuổi chủ đề “nhất thể hóa” trong hệ thống chính trị, mà Trần Kiên là nhân vật đại diện. Có thể xem anh nhƣ mẫu cán bộ lãnh đạo lý tƣởng làm đối trọng với tầng lớp quan chức “đỏ” đang lao vào cơn lốc làm giàu thông qua thủ đoạn kinh doanh quyền lực. Trƣớc khi trở thành ủy viên dự khuyết ban chấp hành trung ƣơng Đảng, Kiên làm Phó chủ tịch rồi Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố và trong tƣơng lai gần sẽ kiêm luôn cả chức Bí thƣ thành ủy đã phải “lên bờ xuống ruộng” trong cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt của quá trình đổi mới ở thành phố Thanh Hoa. Với tƣ cách Bí thƣ quận ủy, ông cựu giám đốc nhà máy không chấp nhận luật chơi của giới tham nhũng. Đằng sau họ là thế lực ngầm còn mạnh hơn bất cứ Nghị quyết thành văn nào. Họ liên kết với nhau tạo thành một thế trận liên hoàn với phƣơng châm ăn chia sòng phẳng, luôn coi pháp luật là một thứ trò đùa chỉ để trừng trị lũ dân đen thấp cố bé họng. Trải qua nhiều thăng trầm, có lúc Kiên bị vu cho là chuyên quyền, độc đoán, tập trung quyền lực, có lúc bị kỉ luật, bôi nhọ…Trần Kiên vẫn vững vàng, kiên định và đầy bản lĩnh theo đuổi và thực hiện cái gọi là “nhất thể hóa” Bí thƣ và Chủ tịch ngay ở quận mình.
Trong bối cảnh cả thành phố đang nóng lên vì những cơn sốt đất, vấn đề đất đai quy hoạch của quận Lâm Du bị báo chỉ mổ xẻ. Với cách thâm
44
nhập thực tế và bản lĩnh của ngƣời lãnh đạo, Kiên đã từng bƣớc giải quyết các công việc một cách hiệu quả. Hơn nữa để tránh cồng kềnh trong sự phối hợp giữa cơ quan Đảng và Chính quyền, Kiên đã để xuất cải tiến phƣơng thức lãnh đạo, Bí thƣ kiêm luôn Chủ tịch nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch trƣớc thực trạng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng, chạy tuổi, chạy án, chạy tội...Mặc dù ý tƣởng cải tiến phƣơng thức lãnh đạo của Kiên đã vấp phải cản trở của sự đố kị, bảo thủ nhƣng anh vẫn không kịp khuất phục, không nản chí. Đấy là thái độ dũng cảm mà chỉ những ngƣời Cộng sản chân chính mới có. Việc làm của Trần Kiên đã nhận đƣợc sự đồng cảm, chia sẻ từ nhiều phía. Báo giới lên tiếng, tìm những chứng cứ góp phần làm sáng tỏ những uẩn khuất bên trong. Anh tin vào lẽ phải, cái đúng, vào pháp luật. Có thể nói, ở nhân vật này luôn có sự vận động tự thân, tự điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh, cái hoàn cảnh làm cho con ngƣời ta trở nên nhân đạo hơn. Con ngƣời bị hoàn cảnh chi phối nhƣng không hề khuất phục trƣớc hoàn cảnh.
Cái ngƣời đọc nhìn thấy ở Kiên là một cán bộ mẫn cán, quyết đoán, có năng lực làm việc tốt và bản lĩnh hơn ngƣời, bởi thế mà từ khi còn làm việc ở nhà máy, anh nhất quyết làm theo cách mình cho là tốt nhất để chứng minh cho cấp trên thấy rằng cách làm của anh đã mang lại hiệu quả cao nhƣ thế nào, cho dù việc làm ấy có khiến anh bị trù dập bởi tội “chống đối ban lãnh đạo”. Khi đƣợc bổ nhiệm làm chức vụ cao hơn, Trần Kiên cho thấy tầm nhìn chiến lƣợc của anh bằng việc đề xuất việc “nhất thể hóa” bộ máy lãnh đạo, làm giảm sự cồng kềnh dẫn đến nhiêu khê, lãng phí của bộ máy nhà nƣớc. Ý kiến ấy khiến cả vị Tổng Bí thƣ đáng kính còn phải hài lòng, muốn gặp mặt trực tiếp để trao đối và triển khai. Kiên nguyên tắc và khá cứng nhắc khi làm việc, nhƣng đối với những công việc liên quan đến dân, anh vô cùng nhã nhặn, khôn khéo. Biết tìm hiểu ý kiến của dân, lựa theo dân, có nhƣ vậy công việc mới xuôi chèo mát mái, chẳng thế mà từ một công chức quèn,
45
chẳng có ai chống lƣng, chẳng lo lót chạy chọt, anh lấy đƣợc sự cảm phục từ các cán bộ khác rồi cứ thế đi lên nhƣ diều gặp gió.
Một ngƣời cán bộ có bản lĩnh trên trƣờng chính trị và có cả bản lĩnh trong lĩnh vực tình cảm. Có những giây phút yếu lòng, anh suýt vấp ngã với cô Phó chủ tịch quận xinh đẹp – Thanh Diệu, ngƣời phụ nữ luôn có chung lý tƣởng, luôn cổ vũ, khích lệ anh. Có những phút chênh chao xao lòng “anh
ngắm chị, nhìn sâu vào đôi mắt lá dăm đẹp mê hồn của chị...” suýt chút nữa
đã đấy Kiên vào vòng tay Thanh Diệu. “Anh phải cố nén mình. Anh biết, chỉ cần anh đặt tay lên vai chị, là lập tức tấm thân thon thả này sẽ nép vào mình. Chỉ cần đỡ chị ngồi xuống, anh cũng sẽ không kìm lòng được để ôm
riết lấy chị”. Cái đáng quý nằm ở quá trình Kiên tự đấu tranh để giữ mình
thoát khỏi cám dỗ, để trở về bên mái ấm gia đình, bên tình yêu mà anh luôn cố gắng nâng niu, giữ gìn, vun đắp.
Dƣờng nhƣ Nguyễn Bắc Sơn hơi lý tƣởng hóa nhân vật Trần Kiên, bởi cả suy nghĩ, hành động của anh đều khá cứng nhắc, gƣợng gạo. Xét trong xã hội này, ngƣời nhƣ Kiên sẽ bị các bậc “tiền bối” coi là một loại cán bộ ƣơng bƣớng, cứng đầu, có nguy cơ gây bất an cho nền hành chính đƣơng thời, cho cái ghế ngồi của các “cụ”, ngƣời nhƣ vậy chắc chắn sẽ bị trù dập, loại bỏ chứ không có cơ hội ngóc đầu lên đƣợc.
Bên cạnh Kiên còn một nhân vật không thể không nhắc đến, cô nhƣ một ngƣời cộng sự đắc lực giúp đỡ anh rất nhiều trong công việc cũng nhƣ là nơi để anh chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống, cô cũng là một tấm gƣơng điển hình của một cán bộ lãnh đạo nữ với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, đó là Thanh Diệu – cô Phó chủ tịch quận xinh đẹp. Diệu đƣợc đồng nghiệp tôn trọng, quý mến bởi cô không những có cách làm việc, cách giải quyết công việc tốt mà còn sống hòa đồng, đúng mực. Bởi thế đi đến đâu cũng đƣợc mọi ngƣời yêu quý, họ bị thu hút bởi vẻ ngoài xinh đẹp, thông minh và cách nói chuyên vô cùng có duyên của cô. Nếu một nữ công chức
46
nhƣ Thanh Diệu muốn đi lên bằng “vốn tự có” không phải chuyện khó khăn, thậm chí trong xã hội này, cô còn thành công rực rỡ. Nhƣng lối suy nghĩ và bản chất của Diệu chƣa bao giờ theo hƣớng ấy. Diệu vốn là một ngƣời lãng mạn, yêu Vũ Sán bởi anh ta có tài đàn hát, quyết định lấy Sán cho dù ai cũng cho rằng đó chỉ là “đôi đũa lệch”. Sán kém Diệu nhiều lần cả về tài, đức và sắc. Sai lầm của Diệu đã trả giá bằng cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Nếu Diệu là một con ngƣời chính trực, quả quyết, minh bạch trong công việc, quyết ko ăn hối lộ một đồng nào, làm việc theo đúng chuẩn mực, giải quyết công việc đúng yêu cầu đề ra thì Sán chồng cô lại là một tên quan tham nhũng có hạng. Hắn lợi dụng chức vụ, quyền han của mình để thu lợi