Nghiên cứu tác dụng trên Helicobacteri pylori

Một phần của tài liệu Tổng quan về các mô hình nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày tá tràng của thuốc (Trang 52)

3. MÔ HỉNH NGHIÊN cứu TÁC DỤNG CHỐNG LOÉT DẠ DầY

3.2.3. Nghiên cứu tác dụng trên Helicobacteri pylori

Vào những năm 80 của thập kỷ XX, việc tìm ra H.p trên những bệnh nhân loét dạ dày đã mở ra thời kỳ mới về điều trị dạ dày. Trong phác đồ điều trị có thêm kháng sinh, tỷ lệ tái loét và tỷ lệ bệnh nhân điều trị ngoại khoa đều giảm. Như vậy, H.p là một trong những nguyên nhân gây loét chắnh và khi nghiên cứu tác dụng của thuốc cũng cần đánh giá khả năng ức chế H.p [5,49].

* Nguyên tắc

Để nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày và khả năng ức chế H.p của thuốc, nhiều tác giả đã phối hợp các phương pháp gây loét ở trên với cấy vi khuẩn H.p vào dạ dày để gây loét mạn mô phỏng trên những bệnh nhân có loét do nhiễm H.p.

* Cách thực hiện

Ễ Gây loét bằng stress kết hợp cấy vi khuẩn H.p (Kim Y- H và cộng sự - 2002).

Chuột nhắt thực nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 3 lô: - Lô chứng.

- Lô nhiễm H.p bị stress.

- Lô không nhiễm H.p bị stress.

Cấy vi khuẩn H.p vào dạ dày chuột nhắt. Nuôi chuột tiếp tục trong 12 tuần sau rồi gây stress. Sau đó mổ bụngchuột, lấy dạ dày, mở dọc theo bờ cong lớn rồi kiểm tra mức độ tổn thương của dạ dày dưới kắnh hiển vi [64].

Ễ Gây loét bằng indomethacin kết hợp với cấy H.p (Andres Arend và cộng sự - 2005). Chuột nhắt được gây loét bằng uống indomethacin liều 7 mg/ kg chuột trong 3 ngày. Từ ngày 4- 10, con vật uống thêm 2 ml hỗn dịch H.p/ngày (có 10^ tế bào). Để chuột đói qua đêm, sang ngày thứ 11 chuột bị

giết, kiểm tra vết loét và nồng độ chất nội sinh (glutathion, lipid peroxid...) [35].

*Cách đánh giá

- Đánh giá khả năng chống loét của thuốc dựa trên các chỉ số: + Tỷ lệ loét.

+ Diện tắch vết loét. + Chỉ số loét.

Một phần của tài liệu Tổng quan về các mô hình nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày tá tràng của thuốc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)