GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUA NÊU GƢƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 76)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.3. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUA NÊU GƢƠNG

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có biết bao tấm gƣơng thanh niên ƣu tú nhƣ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm hay xa hơn nữa là Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi đã lần lƣợt ngã xuống cho đất nƣớc đƣợc độc lập, cho tổ quốc đƣợc tái sinh. Lý tƣởng đạo đức thanh niên Việt Nam thời kỳ này thấm đƣợm chủ nghĩa yêu nƣớc, lòng tự hào với truyền thống chống giặc

ngoại xâm của cha ông. Tất cả họ tuổi đời còn rất trẻ, chỉ từ mƣời tám, đôi mƣơi nhƣng những việc họ làm đƣợc thì thật to lớn, vĩ đại. Lý tƣởng sống của họ là sống, chiến đấu, cống hiến cho tổ quốc thân yêu, tất cả cho nền độc lập tự do của đất nƣớc. Hay nhƣ ngƣời thanh niên trẻ tuổi Trần Quốc Toản. Vào lúc đất nƣớc đang lâm nguy với sự xâm lƣợc của giặc Nguyên - Mông, Trần Quốc Toản đã tập hợp đƣợc 600 nghìn nghĩa sĩ, rèn luyện võ nghệ và ra trận giết giặc. Với lá cờ thêu sáu chữ vàng "Phá cƣờng địch, báo hoàng ân", Trần Quốc Toản đã tích cực góp công của mình vào công cuộc giết giặc cứu nƣớc, giành lại chủ quyền cho nƣớc nhà. Dù đã hy sinh nhƣng phẩm chất anh hùng và lý tƣởng yêu nƣớc của Trần Quốc Toản vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ trẻ Việt Nam.

Nghiên cứu cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh ta thấy nhân cách của Ngƣời là sự hội tụ các dòng chảy văn hoá dƣới lăng kính của nền văn hoá ngàn đời của dân tộc, là sự hoà quyện tuyệt vời giữa truyền thống với hiện đại, dân tộc với nhân loại, giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây. Ở Ngƣời vừa toát lên thần thái của một nhà hiền triết phƣơng Đông, vừa thể hiện sự sắc sảo, nhạy bén của văn minh phƣơng Tây. Trong sự hợp lƣu giữa các dòng chảy văn hoá đó, dƣờng nhƣ Nho giáo để lại dấu ấn rất đậm nét ở nhân cách vĩ đại này. Từ hình mẫu ngƣời quân tử trong Nho giáo đến nhân cách Hồ Chí Minh có những nét tƣơng đồng và đã đƣợc Việt hóa chứ không còn ở dạng nguyên sơ của nó.

Sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh đất nƣớc đầy biến động, hẳn ngƣời thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bị thôi thúc bởi phƣơng châm sống của các nhà Nho: Quốc gia hƣng vong, thất phu hữu trách (Ngƣời quân tử phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của quốc gia). Do vậy, Ngƣời đã sớm ấp ủ một ƣớc mơ, một hoài bão lớn - hoài bão tìm đƣờng cứu nƣớc. Ngƣời đã bôn ba trên thế giới, tự tìm tòi học hỏi, luôn luôn trau dồi bản thân về đạo đức cũng

nhƣ tài năng. Khi trở về nƣớc Ngƣời lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ tài ba mà ở Ngƣời còn toát lên phong thái của một nhà Nho-một bậc quân tử. Những đức tính Nhân-Trí-Dũng mà nho giáo nêu ra ở bậc quân tử đều hội tụ ở Hồ Chí Minh. Nhờ có đức nhân mà ở Ngƣời luôn có một tấm lòng độ lƣợng, vị tha, một tình yêu thƣơng vô bờ bến với mọi kiếp ngƣời nghèo khổ, lầm than. Nhờ có trí và dũng nên ngƣời mới lãnh đạo một dân tộc nhỏ bé, vũ khí thô sơ chống lại đƣợc những đế quốc hùng mạnh, lập nên trang sử ngời sáng cho dân tộc Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu Nho giáo một cách chọn lọc, sáng tạo trên nền tảng của truyền thống văn hoá dân tộc. Khổng Tử dạy ngƣời quân tử phải “trung với vua, hiếu với cha mẹ”. Ở Hồ Chí Minh, trung là trung với nƣớc, hiếu là hiếu với dân. Vì trung với nƣớc nên Ngƣời đi tìm đƣờng cứu nƣớc, quyết tâm giải phóng đất nƣớc khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân đế quốc, xây dựng, kiến thiết đất nƣớc. Vì hiếu với dân nên Ngƣời đã vƣợt lên trên sự hạn hẹp về chữ hiếu của đạo đức truyền thống và đạo đức Nho gia, đặt lợi ích của quốc gia, xã tắc lên trên lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ. Qua việc nghiên cứu hình tƣợng ngƣời quân tử trong quan điểm Nho giáo ta thấy nó có ảnh hƣởng rất lớn đối với các thế hệ thanh niên đi trƣớc, những tấm gƣơng thanh niên cách mạng đó để lại những bài học quý giá mà thanh niên Việt nam ngày nay cần phải tiếp thu, học hỏi. Rất nhiều phẩm chất của ngƣời quân tử vẫn còn nguyên giá trị đối với xã hội hiện đại. Những phẩm chất đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, đã phát huy và đã bổ sung, phát triển trên nền tảng của những truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta, nhằm phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Bởi vậy, việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự cần thiết cho mỗi một ngƣời Việt Nam, để chúng ta có thể trở thành những công

dân tốt, có ích cho xã hội, cho đất nƣớc, để Việt Nam có thể trở thành một nƣớc hùng cƣờng, sánh vai với các cƣờng quốc năm châu nhƣ nguyện ƣớc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)