Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo yêu cầu Chiến

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 45)

- Chức vụ và nơi công tác:

2.1.7. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý theo yêu cầu Chiến

Chiến lược phát triển của Trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

2.1.7.1. Tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị và mục tiêu chiến lược

- Tầm nhìn: Trường Đại học Mỏ - Địa chất từng bước phấn đấu đến năm 2020 trở thành trường Đại học trọng điểm đặc thù, có uy tín trong nước và khu vực, với quy mô đào tạo từ 25.000 đến 30.000 sinh viên thuộc các hệ đào tạo; bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực điều tra và nghiên cứu cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam; là trung tâm nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ về khoa học Trái đất và Mỏ; là nơi có nhiều chuyên gia, giảng viên có trình độ cao đứng đầu trong nước và khu vực về lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Dầu khí, Trắc địa - Bản đồ, Công nghệ Thông tin, Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Mỏ - Địa chất không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ, tư vấn, liên kết phối hợp đào tạo bằng tiếng nước ngoài với các trường đại học có uy tín trong khu vực và thế giới; phát triển các ngành và chuyên ngành mới nghiên cứu về biển, môi trường …; xây dựng một số viện nghiên cứu chuyên ngành trong Nhà trường, củng cố và hoàn thiện cơ sở đào tạo chính quy ngoài trường, quy hoạch và xây dựng trường hiện đại, tiên tiến có hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm chuyên ngành, hệ thống thư viện điện tử… và trở thành cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đại học nghiên cứu có thương hiệu trong nước và khu vực.

- Sứ mạng: Trường Đại học Mỏ - Địa chất có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học Trái đất và Mỏ, đáp ứng nhu cầu của xã hội, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

- Các giá trị: Trường Đại học Mỏ - Địa chất có truyền thống đoàn kết, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, chung sức, chung lòng, tập hợp trí tuệ và công sức khắc phục khó khăn, xây dựng trường lớn mạnh về mọi mặt. 45 năm qua Nhà trường đã không ngừng phát triển ổn định, giữ vững vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo uy tín và chất lượng thuộc các ngành điều tra và nghiên cứu cơ bản, khai thác tài nguyên, khoáng sản phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước.

+ Mục tiêu chung:

Xây dựng trường Đại học Mỏ - Địa chất trở thành trường đại học trọng điểm đặc thù trong nước và khu vực, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với chất lượng và trình đọ cao xứng tầm với vai trò, vị trí của nhà trường trong xã hội, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về các lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc địa, Dầu khí… Xây dựng một số viện nghiên cứu chuyên ngành mũi nhọn và đẩy mạnh chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Trong tương lai khuôn viên của Trường sẽ được mở rộng, khi đó thiết kế xây dựng trường mới theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại khang trang, trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, xứng tầm với quy mô phát triển của Nhà trường.

+ Mục tiêu cụ thể:

Xây dựng trường Đại học Mỏ - Địa chất đến năm 2020 trở thành Trường đại học trọng điểm đặc thù trong nước và phấn đấu ngang tầm với các trường trong khu vực bằng các chương trình hành động sau:

a. Xây dựng chương trình về đào tạo nguồn nhân lực

b. Xây dựng chương trình phát triển về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

c. Xây dựng chương trình phát triển về đội ngũ cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý.

d. Xây dựng chương trình phát triển về hợp tác trong và ngoài nước. e. Xây dựng chương trình tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo.

g. Xây dựng chương trình chiến lược tài chính và nguồn lực đầu tư cho phát triển.

2.1.7.2. Định hướng phát triển đội ngũ CBQL của Trường

+ Lập được quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

+ Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý với các trường trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% cán bộ giảng viên của Trường (trong đó có CBQL) đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ.

+ Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL: 100% CBQL phải có trình độ từ Thạc sỹ trở lên và được bồi dưỡng đầy đủ về kiến thức quản lý.

- Giải pháp thực hiện

+ Thực hiện nghiêm túc quy trình tuyển dụng, tuyển chọn, đưa ra các tiêu chí đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, mạnh về chất lượng, tuyển chọn đúng người, đúng việc, đúng yêu cầu sử dụng của Nhà trường.

+ Triển khai lấy ý kiến phản hồi từ nhân viên về hoạt động quản lý của CBQL nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người CBQL trong việc thực thi công vụ.

+ Mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ có trong diện quy hoạch có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt vào đội ngũ CBQL để đào tạo bồi dưỡng họ và để tạo nguồn cho đội ngũ CBQL trong tương lai.

+ Có chế độ chính sách thích đáng đối với đội ngũ CBQL, ưu tiên CBQL trẻ đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w