Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 44)

- Chức vụ và nơi công tác:

2.1.6.Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường

Nhà trường luôn coi trọng việc đổi mới công tác cán bộ, Đảng ủy Nhà trường đã có những Nghị quyết về công tác tổ chức cán bộ và trực tiếp chỉ đạo chặt chẽ theo hướng chuẩn hóa. Nhà trường đã xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ đặc biệt là CBQL cả về phẩm chất và năng lực chuyên môn, từng bước quy hoạch và cân đối hợp lý cơ cấu giữa 2 khối giảng dạy và hành chính phục vụ. Hàng năm Trường có kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung cán bộ trẻ. Hiện nay số cán bộ làm công tác quản lý của trường (từ phó trưởng bộ môn trở lên) là 205 cán bộ. Số lượng cán bộ trẻ được bổ nhiệm vào đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được nhà trường chú trọng. Điều đó chứng tỏ Nhà trường đã quan tâm đến việc đào tạo lớp đội ngũ CBQL kế cận đáp ứng quá trình phát triển của trường trong tương lai. Xét trong tổng thể số cán bộ quản lý của Trường đều có trình độ từ Thạc sỹ trở lên điều này cho thấy về cơ bản đội ngũ CBQL đã đáp ứng được điều kiện cần thiết về trí tuệ.

2.1.6.1. Về số lượng

Hiện tại trường có 205 CBQL từ cấp Phó chủ nhiệm bộ môn trở lên. Trong số đó hầu như là cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm. Tính tỷ lệ theo cán bộ quản lý: 190/205, chiếm 92,7%. Tính tỷ lệ đối với cán bộ giảng dạy họ cũng chiếm tỷ trọng quan trọng 190/ 597, chiếm 31,8 %.

2.1.6.2. Về chất lượng

Đội ngũ CBQL của Trường đa số đều có trình độ sau đại học. Điều đáng chú ý là số CBQL có học vị, học hàm cao chiếm tỷ trọng lớn trong số cán bộ giảng dạy trình độ cao của trường 124 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học chiếm 99%; 59/ 363 Thạc sỹ, chiếm 16,2 %. Họ cũng tham gia vào hoạt động giảng dạy và

phần lớn đây là đội ngũ quyết định chất lượng đào tạo của Trường. Hoạt động giảng dạy của họ quyết định chiều sâu, hàm lượng khoa học của Trường.

Như vậy đội ngũ CBQL thực sự là đội ngũ đại diện cho trí tuệ của Trường. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà việc tiêu chuẩn hóa cán bộ giảng dạy được chú ý và có điều kiện thực hiện tốt hơn trước thì tỷ trọng cán bộ quản lý trên tổng số cán bộ có trình độ cao của Trường có khuynh hướng giảm đi, nhưng nhìn chung số cán bộ quản lý do cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm vẫn không thay đổi và đó vẫn là những cán bộ giảng dạy ưu tú.

Vai trò nòng cốt của đội ngũ CBQL đối với công tác đào tạo thể hiện rõ không những trong tỷ trọng của họ đối với cán bộ giảng dạy, số giờ giảng họ thực hiện mà còn là chủ yếu ở chỗ họ giữ vai trò quyết định đối với chất lượng quá trình đào tạo. Bởi lẽ chính họ là những người giữ trọng trách lãnh đạo bộ môn, phòng, khoa, ban. Họ không chỉ là lực lượng chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức, quản lý quá trình đào tạo mà còn là lực lượng giảng dạy chất lượng cao ở bậc đại học và là lực lượng đào tạo chủ yếu ở bậc sau đại học. Hoàn toàn có thể kết luận rằng quá trình đào tạo của Trường hiện nay không thể thiếu sự tham gia toàn diện của đội ngũ cán bộ quản lý.

Ngoài ra đội ngũ CBQL của Trường còn là đội ngũ tinh nhuệ trong công tác nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ. Đa số họ đều tham gia vào các đề tài các cấp, được nghiệm thu và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 44)