- Chức vụ và nơi công tác:
1.5.2. Yếu tố chủ quan
- Sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp.
Sở dĩ đội ngũ cán bộ quản lý phát triển được là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc; gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, thông qua hoạt động thực tiễn, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII là nghị quyết chuyên đề bàn về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Trong Nghị quyết này cả những vấn đề cơ bản, lâu dài cũng như vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay về công tác cán bộ đã được Đảng ta vạch ra và luận giải một cách hệ thống, khoa học. Nghị quyết được hiểu như một cương lĩnh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn mới, nó vạch ra cho các cấp lãnh đạo, các đơn vị chức năng về công tác tổ chức và nhân sự các cấp, những người làm
công tác cán bộ phương hướng, giải pháp cơ bản, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn một cách thuận lợi.
Ngành giáo dục là một trong những ngành đi đầu về việc tiêu chuẩn hóa cán bộ, nghiêm túc triển khai việc bổ nhiệm cán bộ quản lý theo nhiệm kỳ. Việc quy định rõ ràng các tiêu chuẩn cán bộ các cấp, quy định giới hạn tuổi quản lý cũng như quy định một người giữ một chức vụ quản lý chủ chốt không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp là một bước tiến quan trọng được đông đảo dư luận đánh giá cao. Nhờ đó mà chúng ta đã từng bước trẻ hóa độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản lý trường.
Vai trò của tổ chức Đảng trong các trường đã góp phần quan trọng đối với công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ quản lý. Về cơ bản các cấp Ủy đảng đều phát huy được vai trò của mình thông qua các nghị quyết mang tính định hướng về công tác cán bộ, giúp Hiệu trưởng quyết định nhân sự lãnh đạo các đơn vị. Sự lãnh đạo của các cấp ủy trong trường đã hạn chế được những lệch lạc, hạn chế được những sai lầm của công tác cán bộ.
- Sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ quản lý.
Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay đâu đâu cũng có tiêu cực, không loại trừ cán bộ quản lý các trường đại học. Có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến thành tựu của giáo dục đại học nước nhà cũng là nguyên nhân của những ưu điểm của đội ngũ cán bộ quản lý các trường đại học trong những năm qua là do sự phấn đấu vươn lên của toàn thể đội ngũ này. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường lại hầu hết là cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm. Điều đó cho thấy về cơ bản những người phấn đấu để trờ thành cán bộ quản lý có động cơ phấn đấu trong sáng, ít có tư tưởng vụ lợi kinh tế. Họ luôn khao khát cống hiến tài năng của mình cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Họ luôn phấn đấu, rèn luyện để giữ vững phẩm chất nhà giáo cũng như phẩm chất cán bộ đảng viên.
quản lý các trường đại học rèn luyện phấn đấu. Điều đó còn thể hiện ở chỗ tính tích cực của đội ngũ cán bộ công chức các trường đại học. Là tri thức họ có khả năng nhận thức, đánh giá độc lập, sâu sắc đối với các hiện tượng, quá trình giáo dục…. Cán bộ công chức các trường vừa kích thích các đồng nghiệp làm công tác quản lý, vừa có khả năng kiểm tra, đánh giá họ một cách sâu sắc buộc họ phải luôn rèn luyện, giữ mình.
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận liên quan đến quản lý giáo dục, quản lý trường đại học và quản lý đội ngũ CBQL trong các trường đại học cho thấy:
Quản lý trường đại học là một bộ phận hợp thành của quá trình quản lý giáo dục tổng thể, là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục trong nhà trường. Do đó, việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường đại học có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học.
Quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường đại học được dựa trên những cơ sở khoa học chủ yếu như:
- Những yêu cầu về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ quản lý các cấp trong trường đại học.
- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Các nội dung quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường đại học.
+ Thiết lập quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý; + Tuyển chọn và sử dụng cán bộ quản lý;
+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý;
+ Thực hiện chế độ chính sách cán bộ đối với cán bộ quản lý. - Các yếu tố tác động đến việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.
Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL của Trường Đại học Mỏ - Địa chất sẽ được đề xuất dựa trên những nội dung cốt yếu nhất về lý luận đã được trình bày ở trên; đồng thời phải dựa vào thực trạng đội ngũ CBQL và thực trạng quản lý hoạt động phát triển đội ngũ CBQL của Trường này. Những kết quả nghiên cứu về các thực trạng đó được chúng tôi trình bày tại chương 2 dưới đây.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
2.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển
Trường Đại học Mỏ - Địa chất được thành lập từ năm 1966, đến nay Trường đã trở thành trung tâm đào tạo của cả nước về các lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Dầu khí và Trắc địa - Bản đồ. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, Trường phải sơ tán và di chuyển nhiều lần, từ Hà Bắc đến Thái Nguyên, biết bao gian khổ, thiếu thốn, khó khăn, cán bộ công chức và sinh viên nhiều thế hệ của Nhà trường đã khắc phục khó khăn, phấn đấu bền bỉ và hoàn thành xất sắc nhiệm vụ được giao. Qua 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã đào tạo trên 35 ngàn cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao trên các lĩnh vực điều tra cơ bản, công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản đất liền và trên biển, đo đạc quản lý lãnh thổ và lãnh hải, quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Nhiều kỹ sư, tiến sĩ được đào tạo từ Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã trở thành những cán bộ khoa học đầu ngành, cán bộ quản lý có chuyên môn cao của đất nước. Trong hơn 20 năm đổi mới của đất nước, nhiều đơn vị và cá nhân của Trường đã tích cực phấn đấu và đạt được những thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đứng trước nhu cầu
ngày một cao của sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập Quốc tế, trong thời gian tiếp theo, Nhà trường cần có sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục triệt để những gì chưa làm được để không ngừng phát triển.
Mục tiêu của Nhà trường là tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của một trường đại học đặc thù trong nước và khu vực, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về các lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc địa, Dầu khí... đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, từng bước gia nhập và hội nhập quốc tế. Trong tương lai khuôn viên Nhà trường được mở rộng hơn 20 ha đất tại khu đô thị Đại học xã Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội. Khi đó cơ sở vật chất của Trường sẽ khang trang hơn, hiện đại, đội ngũ cán bộ viên chức không ngừng phát triển và đời sống ngày càng được cải thiện.
2.1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Trường
Trường Đại học Mỏ - Địa chất là một trường chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
- Là trung tâm đào tạo lớn nhất của cả nước về các lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc địa - Bản đồ, Dầu khí …, với trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho các tỉnh trên cả nước.
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật về các lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc địa - Bản đồ, Dầu khí....
- Liên kết với các trường đại học để đào tạo trình độ đại học theo hình thức đào tạo chính quy và không chính quy theo quy định của Luật giáo dục.
- Thực hiện hình thức đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học khi có đủ điều kiện.
- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.
- Thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ theo quy định của pháp luật và phù hợp với các ngành nghề đào tạo của nhà trường.
2.1.3. Bộ máy tổ chức của Trường
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy hiện tại của Trường
2.1.3.1. Ban giám hiệu gồm có
- Hiệu trưởng
- Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo - Phó Hiệu trưởng phụ trách HSSV
- Phó Hiệu trưởng phụ trách Khoa học Công nghệ
2.1.3.2. Các Hội đồng tư vấn
- Hội đồng Trường - Hội đồng Lương
- Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật - Hội đồng Khoa học - Đào tạo …
2.1.3.3. Các tổ chức đoàn thể
- Đảng ủy - Công đoàn
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội sinh viên.
2.1.3.4. Các Phòng ban chức năng
- Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng Đào tạo Đại học - Phòng Đào tạo Sau Đại học
- Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên - Phòng Khoa học Công nghệ - Phòng Hành chính -Tổng hợp - Phòng Hợp tác quốc tế - Phòng Quản trị - Thiết bị - Phòng Tài vụ - Phòng Bảo vệ
- Trung tâm Thông tin - Thư viện - Ban Thanh tra giáo dục
- Ban Quản lý dự án
- Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ
2.1.3.5. Các khoa trực thuộc
- Khoa Xây dựng - Khoa Môi trường - Khoa Dầu khí - Khoa Trắc địa - Khoa Mỏ
- Khoa Cơ - Điện - Khoa Địa chất
- Khoa Công nghệ thông tin - Khoa Lý luận chính trị - Khoa Đại học Đại cương
- Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh - Khoa Giáo dục Quốc phòng
- Khoa Đào tạo Tại chức
Dưới khoa có các tổ chuyên môn trực thuộc khoa, các cơ sở thực hành, thực tập, thí nghiệm…
2.1.3.6. Các trung tâm thuộc trường
- Công ty CODECO
- Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Khoa học kỹ thuật - Trung tâm Triển khai công nghệ khoáng chất - Trung tâm Nghiên cứu Cơ điện Mỏ
- Trung tâm Nghiên cứu Địa - Kỹ thuật
- Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất
- Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Khai thác Mỏ
- Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng công nghệ mới Trắc địa - Bản đồ
- Trung tâm Nghiên cứu Trắc địa Công trình
2.1.3.7. Số lượng cán bộ giảng viên của Trường
Trường Đại học Mỏ - Địa chất hiện có tổng số cán bộ, công chức là 846 người, trong đó có 597 cán bộ giảng dạy (7 Giáo sư, 40 Phó giáo sư, 1 Tiến sĩ khoa học, 120 Tiến sĩ, 363 Thạc sỹ, 1 Nhà giáo nhân dân, 14 Nhà giáo ưu tú, 4 Giảng viên cao cấp, 152 Giảng viên chính)
- Giảng viên kiêm nhiệm làm cán bộ quản lý: 192 - Giảng viên có trình độ Giáo sư: 7
- Giảng viên có trình độ Phó giáo sư: 40 - Giảng viên có trình độ Tiến sĩ khoa học: 1
- Giảng viên có trình độ TS: 120 người, Thạc sĩ: 363 người. - Số còn lại là kỹ sư và cử nhân của các chuyên ngành.
2.1.4. Quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học
Lưu lượng sinh viên của Trường Đại học Mỏ - Địa chất luôn dao động khoảng hơn 20.000 sinh viên bao gồm cả hệ chính quy và hệ tại chức, đầy đủ các chuyên ngành đào tạo trong trường.
Trong giai đoạn 5 đến 10 năm tới quy mô đào tạo dự kiến tăng từ 5% đến 10%/năm đối với bậc đại học, cao đẳng và liên thông cao đẳng - đại học, từ 10% đến 15%/ năm đối với bậc sau đại học. Duy trì ổn định quy mô ở mức khoảng 30.000 sinh viên vào năm 2020 và một số năm tiếp theo nhằm đảm bảo chất lượng.
Bảng 2.1. Tổng hợp quy mô phát triển các hệ đào tạo từ năm 2008 và định hướng đến năm 2020.
Các lĩnh vực 2008 Năm2015 2020
Tổng quy mô sinh viên đào tạo (SV) 23.500 30.000 35.000 Sinh viên hệ chính quy tập trung (SV) 13.763 15.300 19.400 Sinh viên tại chức và từ xa (SV) 9.737 14.700 15.600 Quy mô sinh viên theo trình độ đào tạo (SV) 23.500 30.000 35.000 Sau đại học (Tiến sỹ và Thạc sỹ) 812 3.000 3.500
Đại học (SV) 21.857 25.500 29.750
Cao đẳng (SV), liên thông (CĐ - ĐH) 831 1.500 1.750 Tổng số sinh viên đã quy đổi 14.900 19.000 23.000
[Nguồn: Số liệu của Phòng Đại học và Phòng Sau đại học Trường Đại học Mỏ - Địa chất]
Trong nghiên cứu khoa học hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý của trường Đại học Mỏ - Địa chất đều tham gia rất tích cực. Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng đồng hành của công tác đào tạo trong nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên cũng như cán bộ làm công tác quản lý phải tham gia nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn
của mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện tại vẫn còn một số cán bộ giảng viên lúng túng về phương pháp và năng lực nghiên cứu khoa học còn yếu.
Đối với nhà trường, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý là giảng viên. Vì vậy số đề tài khoa học được nghiên cứu ngày càng nhiều. Qua báo cáo về tình hình nghiên cứu khoa học của phòng khoa học công nghệ cho thấy hàng năm nhà trường đều tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các đề tài. Song các đề tài chủ yếu ở cấp trường, phạm vi ứng dụng còn hạn chế, đề tài cấp Bộ và tương đương còn ít so với tầm cỡ của trường . Kết cụ thể được tổng hợp ở bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động NCKH - PVSX của Trường Đại học Mỏ - Địa chất giai đoạn 2007 - 2010
TT Cấp quản lý Số lượng đề tài Tổng kinh phí(Triệu đồng)
1 Đề tài Hợp tác quốc tế 6 12.275