Đăng ký nuôi con nuôi đối với đồng bào dân tộc thiểu số (theo quy định tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định việc

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN (Trang 31)

4. Đăng ký việc nuôi con nuô

4.2. Đăng ký nuôi con nuôi đối với đồng bào dân tộc thiểu số (theo quy định tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định việc

Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luât Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số)

a. Phạm vi áp dụng

Việc đăng ký nuôi con nuôi đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP chỉ được áp dụng giải quyết khi bên nhận và bên được nhận là con nuôi có đủ 2 điều kiện về dân tộc và về nơi cư trú như sau:

Thứ nhất, phải là công dân thuộc một trong các dân tộc thiểu số.

Thứ hai, đang sinh sống tại địa bàn vùng sâu, vùng xa vào thời điểm đăng ký nhận nuôi con nuôi.

b. áp dụng các phong tục, tập quán về nuôi con nuôi:

Nhà nước khuyến khích phát huy tập quán của các dân tộc nhận những người thân thích trong dòng họ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa làm con nuôi, nếu việc nuôi con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Vận động xoá bỏ tập quán nhận nuôi con nuôi mà người nhận nuôi con nuôi không hơn người được nhận làm con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

c. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi, thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi.

d. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi

Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, người nhận nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai đăng ký nhận nuôi con nuôi và các giấy tờ hợp lệ khác làm cơ sở để Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm

tra, xác minh xem việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình hay không.

đ. Trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp xã tiến hành xác minh việc xin nhận nuôi con nuôi, nếu đã có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, thì thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi.

Sau khi bên giao và bên nhận nuôi con nuôi cùng ký tên vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và biên bản giao, nhận con nuôi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Bản chính Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi được trao cho mỗi bên một bản tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tại nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Lưu ý:

Việc đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP được giải quyết theo thủ tục đơn giản và có những ưu tiên sau đây:

- Uỷ ban nhân dân cấp xã khi đăng ký nuôi con nuôi cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa có thể chủ động rút ngắn thời hạn giải quyết;

- Địa điểm tổ chức đăng ký nuôi con nuôi không bắt buộc phải thực hiện tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã mà có thể tiến hành tại tổ dân phố, thôn, bản, phum, sóc nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc con nuôi;

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w