Đặc điểm cho vay hộ trồng tiêu tại ngân hàng nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu tại ngân hàng nông nghiệp & PTNT Việt Nam, chi nhánh Huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai (full) (Trang 74)

7. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Đặc điểm cho vay hộ trồng tiêu tại ngân hàng nông nghiệp và phát

Cho vay hộ trồng hồ tiêu cũng mang đầy đủ đặc điểm chung của hoạt động cho vay. Tuy nhiên do đặc trƣng riêng của hộ trồng hồ tiêu nên cho vay hộ trồng hồ tiêu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Chƣ Sê Gia Lai cũng có đặc điểm riêng. Đó là:

+ Hoạt động của kinh tế hộ trồng hồ tiêu chủ yếu là dựa vào lao động gia đình hay là lao động có sẵn mà không cần phải thuê ngoài. Các thành viên tham gia hoạt động kinh tế hộ trồng hồ tiêu có quan hệ gắn bó với nhau về

kinh tế và huyết thống. Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh tế. Ngƣời nông dân trồng hồ tiêu là ngƣời chủ thật sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động vào sinh trƣởng, phát triển của cây hồ tiêu, không qua khâu trung gian, họ làm việc không kể giờ giấc và bám sát vào tƣ liệu sản xuất của họ. Kinh tế hộ trồng hồ tiêu có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều loại lao động vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả các khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp quá trình đó. Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế hộ trồng hồ tiêu giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong hộ nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.

+ Dƣ nợ cho vay đối với mỗi hộ trồng hồ tiêu là không lớn, thông thƣờng chi nhánh cho vay hộ trồng hồ tiêu theo diện tích chăm sóc, mỗi ha tiêu chi nhánh cho vay khoảng 200 triệu đồng. Khi hộ trồng hồ tiêu vừa có nhu cầu chăm sóc tiêu vừa có nhu cầu khác nhƣ đào giếng, làm hàng rào, làm sân phơi hay làm nhà kho thì chi nhánh cho vay 75% tổng nhu cầu vốn của hồ trồng hồ tiêu nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả của dự án.

+ Thời hạn cho vay đối với hộ trồng hồ tiêu chủ yếu là ngắn hạn và theo mùa vụ. Thông thƣờng, hồ tiêu cho thu hoạch từ tháng 2 dƣơng lịch cho đến tháng 4 dƣơng lịch, cho nên chi nhánh định kỳ trả nợ của hộ trồng hồ tiêu thƣờng rơi vào tháng 2 dƣơng lịch cho đến tháng 7 dƣơng lịch để đảm bảo hộ trồng hồ tiêu sau khi thu hoạch xong bán sản phẩm hay dự trữ một thời gian rồi bán sản phẩm, có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

+ Lãi suất cho vay hộ trồng hồ tiêu thƣờng thấp hơn so với các lĩnh vực khác do thƣờng đƣợc chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hỗ trợ, đảm bảo cho lĩnh vực này phát triển.

+ Tại chi nhánh, cho vay hộ trồng hồ tiêu với dƣ nợ trên 50 triệu đồng thì phải thế chấp tài sản để đảm bảo cho dƣ nợ vay, còn những hộ vay từ 50 triệu đồng trở xuống thì cho vay không bảo đảm bằng tài sản và thƣờng vay vốn theo tổ vay vốn hội nông dân hay hội phụ nữ.

+ Cho vay đối với hộ trồng hồ tiêu thƣờng có rủi ro cao, chi phí lớn, 1ha trồng mới ngƣời nông dân phải bỏ ra hơn 600 triệu đồng, chi phí chăm sóc 1ha hồ tiêu kinh doanh hơn 250 triệu đồng, do hộ trồng hồ tiêu là đơn vị kinh tế tự chủ về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó tự chịu trách nhiệm về hoat động sản xuất kinh doanh. Hộ trồng hồ tiêu nói phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, giá cả, … Nếu mất mùa hoặc mất giá thì họ không có khả năng trả nợ, làm cho thu nhập của ngân hàng bị ảnh hƣởng.

2.2.2. Thực trạng các biện pháp Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Chƣ Sê Gia Lai đã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu tại ngân hàng nông nghiệp & PTNT Việt Nam, chi nhánh Huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai (full) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)