Vừng đen (Semen Sesami)

Một phần của tài liệu Thẩm định nguyên liệu và nghiên cứu thành phần hóa học, một số tác dụng sinh học của chế phẩm tọa an (Trang 28)

- Tác dụng kháng khuẩn: nƣớc sắc hoàng kỳ 100% có tác dụng kháng các chủng vi khuẩn lỵ Shigella, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, thƣơng hàn, liên cầu khuẩn

1.3.6.Vừng đen (Semen Sesami)

Vị thuốc là hạt già phơi khô của cây vừng (Sesamum indicum L.) thuộc họ Vừng (Pedaliaceae) [14].

a)Phân bố [6], [21]

- Vừng là cây trồng từ cổ xƣa ở vùng nhiệt đới châu Á.

- Ở nƣớc ta vừng đƣợc trồng phổ biến ở khắp các miền quê. Vừng đen thƣờng đƣợc trồng ở các tỉnh phía nam.

b)Thành phần hóa học

- Dầu vừng: 40-55%, màu vàng, gồm acid oleic, acid linoleic, acid myristic, acid palmatic, acid stearic, acid arachidic, acid haxexadeconoic, sesamin, sesamol. Trong dầu vừng có chứa chất sesamin 0.25- 1% và sesamol khoảng 0.1% [6], [13], [21], [33].

- Protein: 20- 22%, gồm α-globulin và β-globulin [6], [13], [21].

- Carbohydrat: glucose, saccarose, galactose, planteose, raffinose, pentosan, tinh bột [6], [20], [33].

19

- Các hợp chất triterpen: 3β-(cis-p-coumaroyloxy)-2α-23-dihydroxyl-urs-12-en- 28-oic acid, 3β-(trans-p-coumaroyloxy)-2α-23-dihydroxyl-urs-12-en-28-oic acid [6], [21], [33].

- Thành phần vô cơ: Cu, Zn, Fe, Mn, Ca, Mg, Se, Mo [6], [21].

c) Tác dụng dƣợc lý

- Tác dụng chống tăng huyết áp do tác dụng của sesamin trong mô hình gây tăng huyết áp do bọc ép thận và chống sự giãn nở to của tim [21].

- Tác dụng kháng khuẩn: Dầu vừng có tác dụng ức chế nhiều vi khuẩn nhƣ

Streptococcus mutans, Lactobacilli acidophilus, Proteus vulgaris, Bacillus subtillis... MIC khoảng 350- 500 µl/ml. Riêng với Salmonella typhi, dầu vừng cho tác dụng kháng khuẩn tốt nhất, MIC là 10 µl/ml [31], [45].

- Tác dụng ức chế mạnh sự peroxid hóa lipid do sesaminol [21].

- Tác dụng chống ung thƣ của glycoside: Thử nghiệm in vivo cho thấy dịch chiết cồn của vừng đen nồng độ 1000 µg/ml có thể gây độc các tế bào ung thƣ dòng He- 2, AMN-3 sau 72 giờ [46].

- Tác dụng hạ đƣờng huyết trên chuột cống trắng [21], [44].

- Tác dụng làm giảm kích thích, chống viêm của dầu vừng khi bôi lên niêm mạc [21].

- Tác dụng giảm lƣợng cholesterol máu, phòng trị xơ vữa động mạch [21], [26]. - Tác dụng nhuận tràng của dầu vừng [13], [21], [31].

- Là thức ăn nhiều chất dinh dƣỡng đối với cơ thể.[21]

d)Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, béo, tính bình , quy vào 3 kinh tỳ, can, thận [6], [13].

e) Công năng:

- Bổ can thận, dƣỡng huyết; nhuận tràng thông tiện; lợi sữa [12], [14], [21]. - Cầm máu [14], [21].

- Ích khí lực, bổ não tủy, bền gân cốt, sáng tai mắt, thông sữa, kéo dài tuổi thọ. [3], [4].

20

f) Chủ trị

- Trĩ ra máu [21].

- Táo bón, đặc biệt là táo bón sau sinh [14], [22].

- Thiếu máu, chức năng can thận yếu, huyết hƣ, tóc bạc sớm [13], [14]. - Xuất huyết do giảm tiểu cầu [14]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phụ nữ sau đẻ ít sữa hoặc không có sữa [14], [21].

- Tăng cƣờng dinh dƣỡng, đầu váng mắt hoa, trị bỏng, rắn cắn, loét, nứt nẻ da, viêm thận, bàng quang [6], [13], [21].

g)Liều dùng

21

Một phần của tài liệu Thẩm định nguyên liệu và nghiên cứu thành phần hóa học, một số tác dụng sinh học của chế phẩm tọa an (Trang 28)