- Tác dụng kháng khuẩn: nƣớc sắc hoàng kỳ 100% có tác dụng kháng các chủng vi khuẩn lỵ Shigella, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, thƣơng hàn, liên cầu khuẩn
c) Định lƣợng rutin, quercetin trong chế phẩm TA bằng HPLC.
4.3. Thành phần hóa học chế phẩm.
Qua nghiên cứu, nhận thấy Tọa An có các thành phần hóa học chính là: flavonoid, saponin, acid amin, polysaccharid, đƣờng khử. Điều này phù hợp vì hai nhóm chất chính có trong hầu hết các vị thuốc là flavonoid và saponin đều có mặt trong chế phẩm.
77
Mục đích nghiên cứu là khảo sát thành phần hóa học của chế phẩm hƣớng tới xây dựng tiêu chuẩn chế phẩm Tọa An. Thành phần hóa học của các vị thuốc chỉ mang tính chất tham khảo để định hƣớng nghiên cứu vì trong qúa trình bào chế ( nấu cao, tạo cốm, đóng nang), đặc biệt là giai đoạn nấu cao với dung môi nƣớc, nhiệt độ khoảng 1000C, chắc chắn sẽ xảy ra nhiều phản ứng hóa học nhƣ oxy hóa, thủy phân, trùng hợp hóa, ... nên thành phần chế phẩm có thể không tƣơng đồng với thành phần hóa học trong các vị thuốc. Vì nguyên nhân đó nên trên sắc ký đồ của các dƣợc liệu, ngoài các vết tƣơng đƣơng với chế phẩm còn xuất hiện nhiều vết khác và ngƣợc lại, ngoài ra một số vết trong chế phẩm có màu đậm hơn hoặc nhạt hơn so với các vết tƣơng ứng của dƣợc liệu.
Rutin và quercetin là hai thành phần có trong nhiều vị thuốc ( diếp cá, hòe hoa, trắc bách diệp) đƣợc tiến hành xác định hàm lƣợng bằng phƣơng pháp HPLC nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa chế phẩm và đƣợc xem là một dấu điểm chỉ của Tọa An. Kết quả định lƣợng cho thấy hàm lƣợng rutin, quercetin trong chế phẩm thấp. Nguyên nhân có thể do độ tan của hai chất này trong nƣớc thấp, trong khi đó nƣớc là dung môi để nấu cao . Mặt khác rutin có cấu trúc glycoside nên rất dễ bị thủy phân bởi nhiệt độ cao[18].