CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Thẩm định dƣợc liệu

Một phần của tài liệu Thẩm định nguyên liệu và nghiên cứu thành phần hóa học, một số tác dụng sinh học của chế phẩm tọa an (Trang 85)

- Tác dụng kháng khuẩn: nƣớc sắc hoàng kỳ 100% có tác dụng kháng các chủng vi khuẩn lỵ Shigella, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, thƣơng hàn, liên cầu khuẩn

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Thẩm định dƣợc liệu

c) Định lƣợng rutin, quercetin trong chế phẩm TA bằng HPLC.

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Thẩm định dƣợc liệu

4.1. Thẩm định dƣợc liệu

Với ý tƣởng: Xác định tác dụng của chế phẩm Tọa An trên thực nghiệm và xây dựng tiêu chuẩn chế phẩm, công ty Giai Cảnh đã cung cấp cho chúng tôi: + Chế phẩm Tọa An: Đang đƣợc phép lƣu hành

+ Dƣợc liệu: Diếp cá, trắc bách diệp, hòe hoa, thăng ma, hoàng kỳ, vừng đen, là các dƣợc liệu đƣợc dùng để thẩm định.

Thực tế nghiên cứu chúng tôi có một số lời bàn luận nhƣ sau:

- Kết quả nghiên cứu cho thấy các vị thuốc có đặc điểm tƣơng đồng với mô tả của DĐVN IV, DĐTQ là: diếp cá, trắc bách diệp, hòe hoa, vừng đen.

- Vị thuốc hoàng kỳ: Vị thuốc hoàng kỳ có đặc điểm hình thái rất giống với vị thuốc hồng kỳ ( tên khoa học: Hedysarum polybotrys Han.Mazz), vì vậy hai vị thuốc này rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt. Đặc điểm vi học bột của vị thuốc hoàng kỳ trong công thức giống với mô tả trong DĐVN IV: Hạt tinh bột; Sợi; Mảnh mạch; tinh thể canxi oxalat. Tuy nhiên theo dƣợc điển Trung Quốc 2010, dƣợc điển Hàn Quốc và dƣợc điển Mỹ chuyên luận hoàng kỳ ( Astragali membranaceus) khi mô tả đặc điểm vi học bột không có tinh thể canxi oxalat, [50], [52], [53]. Mặt khác, sắc kí đồ dƣợc liệu và chế phẩm đều không thấy vết astragalosid IV. Các đặc điểm này phù hợp với mô tả vị thuốc hồng kỳ [55]: Đặc điểm vi học bột có tinh thể canxi oxalat, thành phần hóa học không có astragalosid IV. Nhƣ vậy có thể phân biệt hai vị thuốc này bằng đặc điểm vi học bột và thành phần hóa học: Bột hoàng kỳ không có tinh thể canxi oxalat, thành phần hóa học có astragalosid IV, còn hồng kỳ thì ngƣợc lại. Tuy nhiên, hồng kỳ và hoàng kỳ có công dụng, cách dùng và chế biến tƣơng tự nhau [50], [54]. Trên thực tế ngay ở Trung Quốc ngƣời ta vẫn dùng hồng kỳ thay thế hoàng kỳ. Trong công thức Tọa An công ty Giai Cảnh đã dùng hồng kỳ. Để đảm bảo độ ổn định về tác dụng , theo nghiên cứu này không nên thay thế hồng kỳ bằng hoàng kỳ. Nếu có ý định thay thế thì phải nghiên cứu lại tác dụng của phƣơng thuốc.

76

- Vị thuốc thăng ma: Đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học bột và thành phần hóa học không tƣơng đồng với mô tả vị thuốc thăng ma theo DĐVN IV. Nhƣ vậy, thăng ma trong công thức Tọa An không phải là thăng ma (tên khoa học là: Cimicifuga heracleifolia Kom., Cimicifuga dahurica (Turcz) Maxim., hoặc Cimicifuga foetida

L., họ Hoàng liên (Ranunculaceae)). Mặt khác đặc điểm hình thái này cũng không giống với mô tả của vị thuốc thăng ma nam ( Radix Ruelliae tuberosae) - là rễ cây Quả nổ (Ruellia tuberosa L.), họ Ô rô (Acanthaceae), một vị thuốc ở nƣớc ta hay dùng. Nhƣ vậy thăng ma trong phƣơng thuốc này là tên địa phƣơng, không phải là tên chính thống. Do đó việc xác định tên khoa học của các vị thuốc trong phƣơng thuốc là cần thiết. Việc sử dụng vị “ thăng ma” trong phƣơng thuốc này có thể là kinh nghiệm riêng của ngƣời chủ công thức phƣơng thuốc. Công ty Giai Cảnh cần thu mẫu để xác định tên khoa học của vị thuốc có tên “ thăng ma” nhằm tránh nhầm lẫn khi sản xuất thuốc.

- Vị vừng đen: Chƣa có trong DĐVN IV, chúng tôi đã xác định đƣợc đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học bột, thành phần hóa học, chạy sắc ký lớp mỏng nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn cho vị dƣợc liệu này, từ đó góp phần tiêu chuẩn hóa chế phẩm TA.

4.2. Dƣợc liệu

Các dƣợc liệu: Diếp cá, trắc bách diệp, hòe hoa, thăng ma, hoàng kỳ, vừng đen đƣợc công ty Giai Cảnh cung cấp không có các tiêu chí cần thiết: Thời

điểm thu hái, địa chỉ thu hái. Đây là các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp tới hàm lƣợng hoạt chất, do đó sẽ ảnh hƣởng đến tác dụng của phƣơng thuốc. Ngoài ra các vị thuốc nhập: Hoàng kỳ, “ thăng ma” không có hồ sơ chất lƣợng. Vì vậy công ty Giai Cảnh cần thận trọng khi sử dụng vì chất lƣợng sản phẩm không ổn định.

Một phần của tài liệu Thẩm định nguyên liệu và nghiên cứu thành phần hóa học, một số tác dụng sinh học của chế phẩm tọa an (Trang 85)