Các xét nghiệm cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm màng não mủ tại khoa nhi bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 46)

Chẩn đoán VMNM được khẳng định bằng việc chọc dò nước não tủy, sự thay đổi về sinh học, đặc biệt là tế bào trong dịch não tủy cho chúng ta hướng chẩn đoán trước khi tìm thấy vi khuẩn trong dịch não tủy. Tuy nhiên tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn trong dịch não tủy không phải là nhiều do trẻ đã được dùng kháng sinh trước đó [11, 15, 18].

45

Trong nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân khi vào viện được chẩn đoán VMNM đều có các chỉ số xét nghiệm sinh hóa DNT phù hợp với chẩn đoán, trong đó, nồng độ protein DNT tăng trung bình là 2,56 ± 2,47 g/l, cao nhất là 11,7 g/l, thấp nhất là 0,17g/l. Nồng độ Glucose DNT giảm trung bình là 1,49 ± 1,22, cao nhất là 3,9, thấp nhất là 0 (hay chỉ còn là vết). Kết quả này cũng phù hợp với số liệu chúng tôi thu thập được khi ra viện, nồng độ protein DNT giảm, nồng độ glucose DNT tăng hơn, số lượng tế bào bạch cầu DNT giảm.

Điều này cho thấy tình trạng bệnh của bệnh nhân đã được cải thiện khi ra viện. Các chỉ số không thể về giá trị chuẩn cho bệnh nhân ra viện vì cũng có những trường hợp diễn biến xấu hơn mà trong nghiên cứu chúng tôi không loại trừ các trường hợp đó, ngoài ra, bệnh nhân vào viện có các biểu hiện sớm hay muộn còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có những trường hợp các chỉ số cận lâm sàng chưa có dấu hiệu của bệnh, nhưng các biểu hiện lâm sàng lại rất rầm rộ, nhưng có trường hợp, biểu hiện lâm sàng rất nghèo nàn, nhưng kết quả cận lâm sàng cho chẩn đoán bệnh lại rất rõ. Do vậy, cần giám sát chặt chẽ các biểu hiện của bệnh nhân cả mặt lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh.

4.1.5 Đặc điểm vi khuẩn phân lập đƣợc:

Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh là biện pháp chính xác nhất để xác định nguyên nhân gây bệnh đặc biệt trong bệnh VMNM – là một bệnh bị gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Trong nhiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm vi khuẩn chiếm 87,2%, trong đó tỷ lệ có kết quả dương tính là 33%, nhưng chỉ có 29,5% tìm được nguyên nhân chính xác gây VMNM.

Có 4 chủng vi khuẩn phân lập được qua nuôi cấy DNT, kết quả trên có lẽ là do số bệnh nhân dùng kháng sinh trước khi đến viện cao chiếm 25,5%. Trong 4 chủng vi khuẩn là nguyên nhân gây VMNM ở trên, chỉ có 1 chủng là vi khuẩn Gram (+) là Strep.pneumoniae chiếm 58,1%, đây là chủng vi khuẩn

46

gây bệnh chủ yếu ở các bệnh nhân có kết quả cấy dương tính. Kết quả này phù hợp với kết quả của một số tác giả trong và ngoài nước [2, 15, 17, 27, 35].

VMNM ở trẻ em rất nguy hiểm vì có tỷ lệ tử vong và di chứng cao, nhưng ở trẻ sơ sinh còn nguy hiểm hơn vì ở lứa tuổi này trẻ có sức đề kháng còn yếu do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, chủ yếu chỉ có IgG của mẹ truyền cho con qua rau thai, mà IgG chỉ có khả năng chống đỡ với vi khuẩn Gram (+) do vậy khi trẻ mắc bệnh nhất là với vi khuẩn Gram (-) thì rất khó điều trị [10, 15].

Chủng Gr(-) gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là E.coli chiếm 9,7%, kết quả này cũng gặp trong một số nghiên cứu [2, 12, 22, 24]. Trong nghiên cứu [24], E.coli chiếm tỷ lệ 28%, trong đó tỷ lệ tử vong lên tới 11%, và hay gặp nhất ở các trường hợp sinh non. H.influenzae là nguyên nhân quan trọng và chủ yếu gây VMNM trước đây, VMNM do H. influenzae xảy ra chủ yếu ở trẻ em không được chủng ngừa chống lại tác nhân này, hiện nay đã có vacxin phòng bệnh nên tỷ lệ gây VMNM ở chủng này giảm đáng kể [17, 20], trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 2 trường hợp, chiếm 6,5%. Ngoài ra, chủng

N.meningitidis cũng gặp 1 trường hợp, chiếm 3,2%, trong nghiên cứu của chúng tôi, đây là chủng gây VMNM rất đáng sợ vì nó có thể gây ra các vụ dịch lớn, khó kiểm soát với tỷ lệ tử vong cao, do đường lây truyền của chúng là chủ yếu do tiếp xúc người với người thông qua các hạt chất tiết nhỏ của đường hô hấp [2, 17], [22].

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm màng não mủ tại khoa nhi bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)