3.1.LUẬT MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo quản lý môi trường (Trang 37)

Cơ sở kỹ thuậ t công nghệ

3.1.LUẬT MÔI TRƯỜNG

Mỗi quốc gia có những cách riêng để hình thành các qui định pháp lý dưới dạng các bộ luật , nhằm mục đích bảo vệ môi trường . ở nhiều nước có các luật bảo vệ môi trường riêng cho từng thành phần môi trường tự nhiên , xã hội , ví dụ ở Mỹ ban hành luật kiểm soát ô nhiễm nước , không khí luật nước sạch , không khí sạch , nước uống an toàn , quản lý đới costal zone v.v. Ở các nước đang phát triển tương tự như Việt Nam , luật môi trường tạo ra khung pháp lý cho các qui định chi tiết dưới luật của các ngành chức năng như Bộ KH, CN và MT, Bộ Y tế , Bộ Nông Nghiệp và v..v . Các bộ luật môi trường thường được bổ sung , hoàn chỉnh và chi tiết hoá theo quá trình phát triển kinh tế xã hội .

Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được Chủ tịch nước ra quyết định số 29L/CTN ban hành vào tháng 1/1994 là quy định pháp luật cao nhất của nhà nước về môi trường . Luật có 7 chương và 55 điều . Chương đầu tiên của luật bảo vệ môi trường đưa ra các điều khoản chung và giải thích các các thuật ngữ được sử dụng trong luật . Chương 2 đưa ra các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và hủy hoại môi trường . Chương 3 đưa ra các chiến lược ứng phó với ô nhiễm và hủy hoại môi trường . Chương 4 quy định các chức trách quản lý môi trường của Bộ KHCN và MT , Cục môi trường ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố ở

cấp địa phương . Chương 5 kiêu gọi hợp tác quốc tế về môi trường . Chương 6 gồm các điều xử lý các vi phạm luật này . Các điều khoản thi hành luật này được trình bày trong chương 7 . Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 1993 là bộ luật khung của nhà nước Việt Nam về các vấn đề bảo vệ môi trường , theo thời gian sẽ hoàn thiện và bổ sung bằng các quy định dưới luật của Bộ KHCN & MT và cơ quan quản lý nhà nước khác . Do được ban hành ở những thời điểm khác nhau và do những quan điểm khác nhau khi xây dựng luật giữa luạt môi trường và các bộ luật khác của mỗi quốc gia , cũng như giữa luật của quốc gia này với các quốc gia khác và luật môi trường quốc tế có thể có các mâu thẫn . Việc xem xét các mâu thuẫn và các biện pháp khắc phục mâu thuẫn là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng là quá trình đàm phán giữa các quốc gia.

Tơc do các hội nghị quốc tê và các tổ chức môi trường liên hiệp quốc đưa ra : các tập qurong quan hệ giữa các quốc gia về môi trường hình thành các nguyên tắc , quy phạm pháp lý quốc tế nhằm ngăn chặn , loại trừ mọi thiệt hại do các nguồn khác nhau gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường thiên nhiên nằm ngoài quyền tài phán quốc gia . Đó là các điều ước quốc tế , các hiệp định ký giữa các quốc gia , các công ưán quốc tế dược các quốc gia công nhận và ràng buộcvề mặt pháp lý : các phán quyết của các toà án quốc tế , các toà trọng tài quốc tế , các nghị quyết và các quyết định của hội nghị quốc tế . Các điều ước quốc tế vềbvmt có thể phân loại theo phạm vi tác động thành : các điều ước quốc tế phổ cập toàn cầu như các công ước đadạng sinh học , công ước khung về thay đổi khí hậu , các công ước Ramsar , Cites , Marpol, v.v; các điều ước quốc tế khu vực và song phương như :các qui định pháp lý về môi trường ở Châu Phi , Châu Á , Châu Mỹ La Tinh và v.v.Các tập quán quốc tế về môi trường trong lĩnh vực môi trường như : nghĩa vụ không gây hại về môi trường của quốc gia này đối với quốc gia khác , nguyên tắc sử dụng môi trường một cách công bằng giữa các quốc gia , nhưng văn kiện quan trọng của các tổ chức môi trường quốc tế hay hội nghịqt về môi trường , v. v.Các văn bản có tính chất khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như các quyết định của Hội đồng của Tổ chức về Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các cơ quan chủ chốt của Cộng đồng Châu Âu.

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo quản lý môi trường (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)