3. 2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
8.5. HỆ THỐNG KỶ QUỸ VAÌ HOAÌN TRẢ
Ký quỹ môi trường là một cộng cụ kinh tế áp dụng cho các nghành kinh tế dể gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng như : khai thác khoáng sản, khai thác các loại tài nguyên than nhiên khác, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trường lớn. Ký quỹ và hoàn trả còn thực hiện đối với người tiêu dùng khi mua và bán các sản phẩm có nhiều khả năng gây ra ô nhiễm.
Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất trước khi đầu tư, phải đặt cọc ngân hàng một khoản tiền nào đó (đủ lớn) để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về công tác bảo vệ môi trường. Số tiền nầy phải lớn hơn hoặc xấp xỉ kinh phí cần thiết để xử lý hoặc kinh phí dùng để khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp không may xẩy ra ô nhiễm. Trong quán trình thực hiện đầu tư sau đó, nếu cơ sở có biện pháp chủ động khắc phục để không xảy ra ô nhiễm hoặc thực hiện ddungs cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện không đúng cam kết gây ra ô nhiễm , hàng số tiền trên sẻ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục đồng thời với việc đóng cửa hoạt động gây ra ô nhiễm của xí nghiệp.
Tương tự như vậy,biện pháp ký quỹ- hoàn trả được áp dụng với người tiêu dùng bằng cách yêu cầu những người này đặt cọc một số tiền nhất định cho các cơ sở tái chế hoặc xử lýï các loại bao bì,vật liệu độc hại. Trong trường hợp, người tiêu dùng thực hiện đúng cam kết thu gom trả lại cho cơ sở tái chế, thì số tiền đặt cọc được hoàn trả trở lại. Ngược lại, số tiền trên sẻ chuyển vào quỹ quản lý môi trường .
Hệ thống ký quỹ- hoàn trả đòi hỏi phải có một tổ chức quản lý và điều hành về công việc tài chính, cũng như các cơ sở thu gom và tái chế sản phẩm. Việc xác định lượng tiền đặt cọc của doanh nghiệp, khi thực hiện các dự án sản xuất tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường cũng rất khó.
Hệ thống ký quỹ hoàn trả về môi trường tạo ra lợi ích cho Nhà nước và các doanh nghiệp. Nhà nước có lợi ích là không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách và khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng. Các doanh nghiệp và người tiêu thụ sẽ có lợi ích lấy lại tiền đặt cọc khi thực hiện đúng cam kết và không gây ra ô nhiễm môi trường .
8.6.CÁC KHUYẾN KHÍCH CƯỠNG CHẾ THI HAÌNH
Công cụ kimh tê ú” khuyến khích cưỡng chế thi hành” được thiết kế nhằm khuyến khích những người xả thải làm đúng các tiêu chuẩn quy định về môi trường , bao gồm phí và tiền phạt do làm không đúng và quy trách nhiệm pháp lý. Chúng có thể là việc từ chối các trợ cấp công cộng , tài trợ và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ các hoạt động của nhà máy.
Phí không tuân thủ
Phí không tuân thủ được đánh vào những người gây ô nhiễm khi họ xả thải chất ô nhiễm vượt quá mức quy định. Một số các cơ sở sản xuất trong thực tế có thể gây ra ô nhiễm để chịu phạt theo các quy định pháp lý, vì tiền phạt theo đó thường khá thấp. Biện pháp sử dụng phí không tuân thủ
thường đặt ra mức tiền phạt lớn hơn chi phí ngăn ngừa phát sinh ô nhiễm. Bằng công cụ kinh tế này, các cơ sở sản xuất sẻ tích cực hơn trong các hoạt động kiễm soát ô nhiễm và các cơ quan quản lý sẽ tránh được việc phải khởi tố hình sự đối với nhà sản xuất.
Quy trách nhiệm pháp lý
Quy trách nhiệm pháp lý là công cụ kinh té áp dụng đối với những người gây ô nhiễm tiềm năng hay thực tế, những khuyến khích bảo vệ môi trường bằng cách buộc họ phải chụi trách nhiệm về những tổn thất do họ gây ra. Điều này đảm bảo cho những nạn nhân về môi trường tương lai khả năng được đền bù và được dùng như một biệûn pháp phòng ngừa. Khi người ô nhiễm biết chắc chắn rằng phải trả tiền cho các thiệt hại về môi trường , thì họ sẻ có có những hành động để giảm nguy cơ ô nhiễm tới mức tối thiểu. Mức đền bù và tiền phạt về vi phạm trách nhiệm pháp lý được tính cao hơn phí ô nhiễm. Công cụ này có thể thực hiện khi chưa có đầy đủ luật kiểm soát ô nhiễm , bắng cách sử dụng luật chung theo điều khoản về trách nhiệm dân sự của thể nhân và pháp nhân trước tòa án.
Công cụ trách nhiệm pháp lý là biện pháp quản lý môi trường có hiệu quả đối với các quốc gia chưa có đầy đủ các phương tiện kỹ thuật để kiểm soát và giám sát chất lượng môi trường như Việt Nam. Những người tiềm năng gây ô nhiễm sẽ có các hoạt động để phòng ngừa ô nhiễm .
Cộng cụ trên cũng hàm chứa một số mặt yếu của nó khi thực hiện như : tăng khả năng can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường, tồn tại các khả năng can thiệp vào quá trình thực hiện từ phía các nhà sản xuất cạnh tranh, khó phân định tổn thất môi trường do vượt tiêu chuẩn đối với các chất thải ít độc hại, v. v.