KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIỆC SỬ DỤNG QUỸ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo quản lý môi trường (Trang 78)

3. 2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

8.7.2. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIỆC SỬ DỤNG QUỸ MÔI TRƯỜNG

thể giảm được lượng chất thải ô nhiễm ra môi trường , trong khi không tăng kinh phí cấp từ ngân sách dành cho công tác bảo vệ môi trường. bên cạnh đó, biện pháp này sẻ khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư kinh phí để xử lý chất thải gây ô nhiễm .

8.7.2. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIỆC SỬ DỤNG QUỸ MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG

Trung Quốc

Quỹ môi trường của Trung Quốc (NEF) được thành lập năm 1994 với sự giúp đỡ của ngân hàng thế giới và ngân hàng châu Á. Mục đích ban đầu của quỹ là nhận vốn từ các nguồn khác nhau và tạo ra một thị trường vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường. Về lâu dài, mục đích của quỹ là hình thành một tổ chức tương tự như quỹ đầu tư hoặc ngân hàng đầu tư cho hoạt động môi trường , đồng thời xây dựng các thể chế và thị trường cho các dự án kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Nguồn kinh phí của quỹ bao gồm : đóng góp của

chính phủ; hổ trợ và quyên góp song phương và đa phương ; đầu tư thương mại. Cơ chế hoạt động của quỹ là duy trì lâu dài hiệu lực và nguồn vốn. Sự hình thành quỹ được thực hiện theo hai giai đoạn:

Giai đoạn 1 : Thành lập cơ quan điều hành dưới dạng Hội đồng điều hành và Ban giám đốc có trách nhiệm giám sát và quản lý Quỹ. Hội đồng điều hành gồm đại diện của các tổ chức nhau như Uíy ban kế hoạch nhà nước, Bộ Tài chính, Hội đồng cải tổ hệ thống kinh tế nhà nước và cơ quan quản lý môi trường quốc gia. Hội đồng điều hành chịu trách nhiệm : xác định mục tiêu, chiến lược, các quy chế, luật lệ, kế hoạch hành động, tổ chức nhân sự. Trung tâm quản lý ban đầu và văn phòng trù bị của quỹ sau một hoặc hai năm sẽ chuyển thành công ty Đầu tư môi trường Quốc gia.

Giai đoạn 2: Công ty đầu tư môi trường quốc gia sẽ được thành lập với bộ máy và quy chế của một công ty, bao gồm một ban giám đốc, một chủ tịch, một ban giám sát và một đơn vị kinh doanh.

Thái Lan :

Quỹ môi trường của Thái Lan được thành lập với số vốn ban đầu 200 triệu USD do Chính phủ Thái Lan cấp. Quỹ cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm và xây

dựng các công trình hạ tầng cơ sở công cộng. Mục tiêu của quỹ là giúp cho các cơ quan Chính phủ và chính quyền đại phương trong việc đầu tư và điều hành nhà máy chất thải, thông qua việc cấp tín dụng, thông tin về hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, các công cụ xữ lý chất thải, v. v. Nguồn kinh phí xây dựng Quỹ bao gồm: tiền từ Quỹ đầu nhiên liệu do Thủ tướng quyết định ; tiền từ quỹ quay vòng dành cho phát triển công tác bảo vệ môi trường trong ngân sách hàng năm của quốc gia theo Luật B.E.2535; các khoản phí dịch vụ môi trường và tiền phạt về môi trường theo luật định; viện trợ của các chính phủ nước ngoài cho công tác bảo vệ môi trường Thái Lan; tiền do các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho tặng ; lãi suất tích lũy từ quỹ ; các loại tiền khác đảm bảo cho Quỹ hoạt động. Quỹ được tiến hành bởi sự phói hợp của nhiều cơ quan Chính phủ như : Cục kiểm soát ô nhiễm, Uíy ban quỹ môi trường ; Cục chính sách và kế hoạch hóa môi trường thuộc MOSTE.

Quản lý quỹ được chia theo chức năng : Cục tài vụ MOSTE chụi trách nhiệm quản lý quỹ về mặt tài chính bao gồm cả giải ngân và hoạt động như một cơ quan quản lý viện trợ. Công ty ngân hàng Công Krung Thái quản lý phần vốn vay trong quỹ dành cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước. Công ty tài chính công nghiệp Thái (FCT ) là đơn vị quản lý vốn vay Quỹ dành cho khu vực tư nhân.

Tiêu chuẩn viện trợ cho vay của Hội đồng Quỹ viện trợ môi trường thái

Viện trợ cho các chính quyền địa phương với tiêu chuẩn lựa chọn là các dự án xử lý rác có ngân sách đầu tư và là vấn đề cấp bách đối với địa

phương. Kinh phí viện trợ khônh lớ hơn 10% tổng kinh phí đầu tư.

Viện trợ cho các tổ chức phi chính phủ với tiêu chuẩn lựa chọn là dự án phải hổ trợ việc quản lý môi trường địa phương, phải được dân chúng ủng hộ, phải có lịc trình và tính cấp bách, có 30% vốn đối ứng khi nhận viện trợ nước ngoài. Kinh phí viện trợ tối đa là 200.000 USD.

Vốn vay cho chính quyền địa phương với tiêu chuẩn lựa chọn là đầu tư vào các dự án xử lý rác, có khả năng hoàn vốn, phải được Bộ Nội vụ phê chuẩn. Điều kiện vay lãi suất cố định 6,8% năm, ân hạn 2 năm, thời hạn vay 10 năm. Loại dự án này được trình qua ban Kế hoạch hành động quản lý chất lượng và môi trường sống cấp tỉnh theo Luật Môi trường 1992.

Các khoản vay dành cho các doanh nghiệp nhà nước với tiêu chuẩn lựa chọn là ; đầu tư vào dự án xử lý rác, chưa được vay ưu đãi từ nguồn khác,

sự bảo lảnh của Bộ tài chính hoặc các ngân hàng thương mại. Điều kiện cho vay là; lãi suất cố định 8%/năm, ân hạn nhỏ hơn 2 năm, thời hạn vay nhỏ hơn 7 năm. Dự án được trình lên Bộ MOSTE thông qua bộ chủ quản.

Vốn vay dành cho khu vực tư nhân với tiêu chuẩn lựa chọn gồm : Xây dựng hệ thống xử lý rác, chuyển địa điểm sản xuất với tổng số tài sản cố định nhỏ hơn 6 triệu USD. Điều kiện cho vay bao gồm: hỗ trợ dự án quy mô vừa và nhỏ, vay không quá 20 % vốn cố định lãi suất cố định 8-8,5% / năm, thời gian ân hạn nhỏ hơn 2 năm, thưòi gian cho vay không quá 7 năm. Trình dự án lên các cơ quan quản lý quỹ.

Trong nhiều năm qua từ ngày thành lập, Quỹ Môi trường Thái Lan đã dùng kinh phí cho các hoạt động như: đầu tư cho việc kiểm soát ô nhiễm , bảo vệ môi trường và bảo tồn ở Pattagya, Phuket khoảng 2, 1567 tỷ bạt ; đầu tư cho các dự án kiểm soát ô nhiễm trên 2,2 tỷ bạt; tổng vốn đầu tư hiện nay của Quỹ là 5, 27835 tỷ bạt.

Quỹ môi trường toàn cầu GEF (global en viromental facility)

Quỹ môi trường toàn cầu được hình thành nên từ sự đóng góp của các quốc gia trên thế giới chủ yếu là các nước phát triển, với mục đích hỗ trợ kinh phí cho các dự án có ích lợi cho môi trường toàn cầu của quốc gia trên thế giới. Kinh phí hoạt động hàng năm của Quỹ rất lớn khoảng từ 2-3 tỷ đo la Mỹ. Quỹ có 10 chương trình hành động cụ thể trong các lảnh vực :

OP1- Hệ sinh thái khô hạn và bán khô hạn.

OP2-Hệ sinh thái biển, ven biển và hệ sinh thái nước ngọt. OP3- Hệ sinh thái rừng

OP4- Hệ sinh thái núi cao.

OP5- Loại bỏ các trở ngại để bảo tồn năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng.

OP6- Tăng cường sử dụng các loại năng lượng có khả năng tái tạo. OP7- Giảm chi phí dài hạn của các công nghệ sử dụng năng lượng ít gây phát thải khí nhà kính.

OP8- chương trình bảo toàn lưu vực nước.

Op9- Các khu vực trọng điễm nhập đất và nước. OP10- Chống ô nhiễm nguồn nước.

Các dự án chống suy giảm tầng ôzon như : giảm được nhiều nhất các chất ô nhiễm tầng ôzon với chi phí thấp nhất; hoàn tất việc loại bỏ dần các

chất làm suy yếu tầng ôzon; tránh vi phạm các biện pháp kiểm soát đã thông qua trong Nghị định thư Môntrean.

Các hoạt động trợ giúp tạo điều cho các nổ lực của các chính phủ để chuẩn bị chiến lược, kế hoạch hành động và báo cáo về các nghĩa vụ đã đễ ra trong các công ước quốc tế về môi trường .

Các biện pháp ứng phó kịp thời nằm trong các chương trình trên với chi phí thấp.

Dự án EGF do Hội đồng quỹ quản lý và ba cơ quan thực hiện là UNDP, UNIDO, WB. Kinh phí của dự anscos ba mức:lớn- trên 1 triệu USD, vừa- từ 50.000- 1 triệu USD, nhỏ- thấp hơn 50.000 USD. Để hoàn thành nội dung của dự án đến khi được thông qua GEF cung cấp ba loại kinh phí : Block A- tối đa 25.000 USD cho hoạt động của tổ chức quản lý GEF quốc gia; Blok B- tối đa 350.000 USD dùng cho việc thu thập thông tin để hoàn chỉnh văn kiện của dự án; Blok C- tối đa 1 triệu USD cho các dự án lớn để hoàn chỉnh thiết kế mỹ thuật và nghiên cứu tính khả thi.

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo quản lý môi trường (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)