Mặc dù nhiều nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của trầm cảm đều cho rằng, tình trạng hôn nhân không thuận lợi (ly hôn, ly thân) là một trong những yếu tố tăng nguy cơ tỷ lệ trầm cảm [55] hay kết hôn làm giảm tỷ lệ mắc trầm cảm [47]. Điều này có thể do khi một cuộc hôn nhân hạnh phúc họ có sự hỗ trợ, sẽ chia lẫn nhau về mặt trong cuộc sống, giảm được các gánh nặng hay căng thẳng trong cuộc sống, do đó những người lập gia đình có thể hạnh phúc hơn, hài lòng với cuộc sống hơn và ít bị trầm cảm hơn những người chưa lập gia đình.
Nhưng trong nghiên cứu chúng tôi lại ngược lại, tỷ lệ có gia đình mắc trầm cảm (68,93%) cao hơn nhóm chưa có gia đình (29,13%). Ly hôn chỉ có 2 trường hợp (1,94%), ly thân không có trường hợp nào. Điều này cũng phù hợp, vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện chứ không phải là một nghiên cứu tìm mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với trầm
58
cảm trong cộng đồng. Hơn nữa trong nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi trung bình là 40,12 ± 15,87 tuổi, đây cũng là lứa tuổi thường đã lập gia đình. Mặt khác, ở nước ta số người sống độc thân, ly hôn, ly thân không nhiều như ở các nước phát triển, lại có truyền thống sống theo gia đình, nhiều gia đình sống chung tới 3 đến 4 thế hệ và có nhiều mối quan hệ ràng buộc về tình cảm, sống vị tha, thủy chung, tình làng nghĩa xóm, đặc biệt là phụ nữ thường hy sinh bản thân cho chồng con. Do đó lý giải được tại sao tỷ lệ những bệnh nhân có gia đình cao hơn bệnh nhân chưa có gia đình, và tỷ lệ bệnh nhân ly hôn, ly thân chiếm tỷ lệ thấp như vậy. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số kết quả các các tác giả nghiên cứu trên các bệnh nhân điều trị nội trú trong nước [1],[12],[16],[19].
4.1.6. Tiền sử gia đình về bệnh tâm thần
Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 3 lần so với những người không có tiền sử gia đình[12],[60]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có gia đình không bị trầm cảm có 89 trường hợp (86,41%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân có gia đình mắc bệnh tâm thần 14 trường hợp (13,59%), kết quả này cũng phù hợp với Phan Thùy Anh, nghiên cứu trên bệnh nhân điều trị nội trú, tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử sử gia đình mắc tâm thần chiếm tỷ lệ 5,4% thấp hơn số bệnh nhân không có tiền sử gia đình mắc tầm thần chiếm tỷ lệ 94,6% [1]. Điều này chứng tỏ, trong nhóm nguy cơ mắc bệnh ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi có thể do nhiều yếu tố khác như: môi trường, xã hôi…Trong 14 trường hợp bệnh nhân có tiền sử người trong gia đình mắc bệnh tâm thần thì số bệnh nhân có mối quan hệ ruột thịt 10 trường hợp (71,43%) cao hơn nhóm có mối quan hệ họ hàng chỉ có 4 trường hợp (28,57%), theo Tô Thanh Phương, nghiên cứu trên bệnh nhân trầm cảm điều trị nội trú cho thấy số bệnh nhân có mối quan hệ ruột thịt chiếm tỷ lệ 15,84% cao hơn số bệnh nhân có quan hệ họ hàng chiếm tỷ lệ 2,97%[19].
59
Tuy nhiên, do mẫu nghiễn cứu của chúng tôi chưa nhiều và chỉ là bệnh nhân điều trị nội trú, do đó để khẳng định được tiền sử bệnh tâm thần của gia đình có liên quan tới trầm cảm hay không cần có nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn và khảo sát trong cộng đồng thì kết quả chính xác hơn.
4.1.7. Tiền sử điều trị của bệnh nhân
Trong số 99 bệnh án có ghi nhận tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, có 59 trường hợp (57,28%) đã từng điều trị trầm cảm trước thời điểm nhập viện và 40 bệnh nhân (38,83%) là điều trị nội trú lần đầu. Kết quả này của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân tái phát trầm cảm là khá cao. Nhiều tác giả đã chứng minh được rằng số lượng các giai đoạn trầm cảm trước đây tạo thuận lợi cho một giai đoạn trầm cảm sau này, gần 50 – 60 % các bệnh nhân có một giai đoạn trầm cảm sẽ có giai đoạn trầm cảm thứ 2, các bệnh nhân đã có 2 giai đoạn trầm cảm thì có 70% khả năng sẽ có giai đoạn thứ 3, các bệnh nhân đã có 3 giai đoạn thì có 90 % sẽ có giai đoạn thứ 4 [13]. Trong nhóm chưa điều trị, chủ yếu là những bệnh nhân mới bị một thời gian ngắn (1- 3 tháng), do các triệu chứng còn nhẹ, bệnh nhân chỉ ở nhà uống các thuốc bổ não, thuốc cây cỏ, hoặc cúng bái, chỉ khi triệu chứng nặng lên họ mới đến bệnh viện khám và điều trị. Trong nhóm đã điều trị chủ yếu là do thời gian mắc bệnh kéo dài (vài năm trở lên) có từng đợt tái phát.
4.1.8. Bệnh lý mắc kèm
Mặc dù bệnh mắc kèm trong nghiên cứu gặp ít tổng cộng tất cả có 10/103 trường hợp, tuy nhiên việc xác định có bệnh mắc kèm hay không trong điều trị trầm cảm rất quan trọng, vì nó quyết định sự cân nhắc lựa chọn thuốc sao cho ít tác dụng phụ nhất và có biện pháp khắc phục tương tác thuốc nếu có. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp cao huyết áp đều dùng thuốc amlodipin, thuốc này cũng không tương tác với các thuốc khác trong mẫu nghiên cứu. 2 trường hợp tiểu đường typ II, đang sử dụng viên phối hợp metformin
60
+ glybenclamid, cả 2 thuốc này tương tác nhẹ hoặc không có ý nghĩa tương tác với các thuốc điều trị trầm cảm trong mẫu nghiên cứu.
Các trường hợp khác không rõ dùng thuốc gì trước nhập viện, trong quá trình nằm viện không thấy dùng thuốc. Nhìn chung các thuốc dùng điều trị các bệnh mắc kèm cho bệnh nhân trong nghiên cứu không có tương tác với thuốc điều trị trầm cảm trong mẫu nghiên cứu.
4.1.9. Các thể lâm sàng và mức độ trầm cảm theo phân loại bệnh ICD -10
Việc xác định các thể lâm sàng và mức độ trầm cảm rất quan trọng trong việc lựa chọn thuốc, liều, phác đồ điều trị hợp lý. Ví dụ, trầm cảm kèm loạn thần cần phối hợp thêm thuốc CLT, trầm cảm tái diễn phải xem xét đáp ứng của thuốc CTC lần trước để quyết định lựa chọn thuốc cũng như liều phù hợp cho lần nhập viện này.
Trong nghiên cứu chúng tôi giai đoạn trầm cảm (80,58%) chiếm tỷ lệ cao hơn trầm cảm tái diễn (19,42%). Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác [1], [16], [18]. Tỷ lệ trầm cảm nặng, kèm loạn thần ở giai đoạn trầm cảm (36,89% ) và trầm cảm tái diễn (7,77%) đều chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cũng có thể do tâm lý người bệnh, đặc biệt đây lại là bệnh lý thuộc về tâm thần nên thường bệnh nhân có tâm lý xấu hổ, ngại cho mọi người xung quanh biết, chỉ với những triệu chứng bệnh lý nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống thì họ mới đến bệnh viện để khám và điều trị, dẫn đến trầm cảm mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao hơn.
4.1.10. Các triệu chứng của trầm cảm
Việc xác định các triệu chứng điển hình và triệu chứng đi kèm của trầm cảm có ý nghĩa trong việc chẩn đoán, đánh giá mức độ trầm cảm để từ đó lựa chọn thuốc, liệu pháp hỗ trợ điều trị hợp lý cũng như theo dõi tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các bệnh nhân vào viện trong tình trạng khí sắc giảm, mất ngủ kéo dài, chán ăn, mệt mỏi không muốn vận động, đều
61
chiếm tỷ lệ là 100,00%. Ý tưởng và hành vi tự sát có 23 trường hợp chiếm 22,33%, đối với những trường hợp có ý tưởng và hành vi tự sát trong quá trình điều trị cần phải theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo FDA thì các thuốc CTC đều có nguy cơ tăng ý tưởng hoặc hành vi tự sát ở những người trẻ tuổi như: trẻ em, thanh thiếu niên ở vài tháng đầu điều trị, đặc biệt là những người đang có ý tưởng – hành vi tự sát [37].
Toàn bộ bệnh nhân vào viện trong tình trạng thể trạng gầy (100,00%), điều này có thể hậu quả của việc bệnh nhân trầm cảm có biểu hiện chán ăn, mất ngủ.
Hoang tưởng, ảo giác, sỡ hãi là những triệu chứng của trầm cảm kèm loạn thần. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng này gặp khá cao, là do tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm kèm loạn thần trong nhóm nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất.
Lo âu có 82 trường hợp chiếm 79,61%, theo một số tác giả khác tỷ lệ triệu chứng lo âu trong trầm cảm khá cao: Nguyễn Thanh Tuấn Phong tỷ lệ này là 86,36% [18], Ngô Thu Hà là 78,4% [16].