Hình 3.3. Biểu đồ ngày nằm viện trung bình của mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Thời gian nằm viện TB của giai đoạn trầm cảm là 31,05 ± 14,27 ngày,
của trầm cảm tái diễn là 35,30 ± 15,82 ngày. Ít nhất là 7 ngày và nhiều nhất là 63 ngày.
3.2.10. Tần suất và mức độ tƣơng tác thuốc
Bảng 3.24. Tần suất và mức độ tương tác thuốc
Mức độ và cặp thuốc tƣơng tác Tần suất gặp TT Tỷ lệ %
Không có tương tác 0 0,00
Tương tác nhẹ 0 0,00
Khả năng tương tác, cần theo dõi 447 87,13
Tương tác đáng kể, cần giám sát chặt chẽ
Amitriptylin Risperidon 28
33 6,43
Haloperidol Risperidon 5
Tương tác nặng, cân nhắc lợi ích/ nguy cơ
Amitriptylin Amisulprid 1 33 6,43 Amitriptylin Thioridazin 1 Amitriptylin Haloperidol 30 Amisulprid Haloperidol 1 Tổng 513 100.00
51
Nhận xét: Không có bệnh án nào là không có tương tác thuốc và tương tác mức độ nhẹ. Khả năng tương tác, cần theo dõi chiếm phần lớn 87,13%, tương tác đáng kể cần giám sát chặt chẽ chiếm 6,43 % , tương tác nặng cần cân nhắc lợi ích/ nguy cơ chiêm 6,43%.
3.2.11. Sự thay đổi men gan trƣớc và sau điều trị
Tiến hành đánh giá sự thay đổi men gan của nhóm bệnh nhân được làm đầy đủ xét nghiệm ở hai thời điểm trước và sau điều trị chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.25. Kết quả xét nghiệm men gan trước và sau điều trị
Men gan Số BN Trƣớc điều trị Sau điều trị P
ALAT 72 29,35 ± 15,01 30,94 ± 16,38 P > 0,05 ASAT 63 26,97 ± 13,20 27,98 ± 20,62 P> 0,05
Nhận xét: Sau khoảng 1 tháng sử dụng thuốc CTC và các thuốc bổ trợ, chỉ
số men gan trước và sau điều trị khác nhau không có ý nghĩa thống kê, không có trường hợp nào men gan tăng gấp 3 lần sau điều trị.
3.2.12. Đánh giá thời gian điều trị củng cố (continuation phase) của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu sau khi ra viện
3.2.12.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu phỏng vấn
Trong 103 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi liên hệ được với 59 trường hợp người nhà bệnh nhân thông qua số điện thoại ghi ở bệnh án, với một số đặc điểm lâm sàng được thống kê ở bảng sau, danh sách chi tiết xem ở phụ lục 6.
52
Bảng 3.26. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu phỏng vấn
Đặc điểm lâm sàng Số BN Tỷ lệ % (N = 59) Tuổi 20 - 30 12 20,34 31-40 18 30,51 41 - 50 15 25,42 51- 60 12 20,34 > 60 2 3,39 Giới tính Nam 31 52,54 Nữ 28 47,46 Nghề nghiệp Nông dân 37 62,71
Cán bộ - Công nhân - Viên chức 16 27,12
Hưu trí 5 8,47
Sinh viên 1 1,69
Mối quan hệ với bệnh nhân
Ruột thịt (bố mẹ, anh, chị, em , con cái
trong nhà) 36 61,02
Vợ/chồng 22 38,98
53
Về độ tuổi: Phân bố đều ở các nhóm tuổi từ 20 – 60 tuổi. trên 60 tuổi có 2 trường hợp chiếm 3,39%; Về giới tính: Tỷ lệ nam/nữ = 1.1 ; Về nghề nghiệp: Nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 62,71%, cán bộ - công nhân – viên chức chiếm 27,12%, hưu trí 8,47%, sinh viên có 1 trường hợp chiếm 1.69%; Mối quan hệ với bệnh nhân: quan hệ ruột thịt 61,02%, quan hệ vợ/chồng 38.98%.
3.2.12.2. Thời gian điều trị củng cố của bệnh nhân
Bảng 3.27. Thời gian điều trị củng cố của bệnh nhân
Thời gian điều trị củng cố Số bệnh nhân Tỷ lệ % Tổng %
Bỏ thuốc ngay sau khi ra viện 20 33,90
54,24
Dùng thời gian ngăn quảng 4 6,78
Dùng thuốc < 1 tháng 1 1,69 Dùng thuốc 2 tháng 2 3,39 Dùng thuôc 3 tháng 4 6,78 Dùng thuốc 4 tháng 1 1.69 Dùng thuốc ≥ 6 tháng 27 45,76 45,76 Tổng 59 100,00 100,00
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân bỏ thuốc sau khi ra viện chiếm 33,90%, dùng
ngắt quảng chiếm 6,78 %, dưới 1 tháng chiếm 1,69 %, sau 2 tháng chiếm 3,39%, sau 3 tháng chiếm 6,78%, sau 4 tháng chiếm 1,69 %, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng từ 6 tháng trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 45,76%. Tuy nhiên tỷ lệ này nhỏ hơn so với tổng số bệnh nhân bỏ thuốc và sử dụng ít hơn 6 tháng (54,24%).
54
3.2.12.3. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân bỏ thuốc sau khi ra viện Bảng 3.28. Một số nguyên nhân bệnh nhân bỏ thuốc sau khi ra viện Bảng 3.28. Một số nguyên nhân bệnh nhân bỏ thuốc sau khi ra viện
Nguyên nhân SBN Tỷ lệ %
Thấy đỡ nên không dùng 18 56,25
TDKMM Tăng cân 2 6,25 15,63 Giảm trí nhớ 1 3,13 Chậm chạp 1 3,13 Bồn chồn khó chịu 1 3,13 Kinh tế khó khăn và nhà xa 5 15,63 Phủ định bệnh tật 1 3,13
Không thấy được dặn phải uống tiếp 1 3,13
Do có người nhà làm trong viện 2 6,25
Tổng 32 100,00
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân thấy đỡ nên ngừng sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ
cao nhất 56,25%, do tác dụng không mong muốn 15,63%, do điều kiện kinh tế khó khăn và nhà xa 15,63%, phủ định bệnh tật 3,13%, không thấy được dặn phải dùng thuốc tiếp 3,13%, do người nhà làm trong viện 6,25%
55
Chƣơng 4. BÀN LUẬN
4.1.BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
4.1.1. Độ tuổi trong nghiên cứu
Xác định phân bố nhóm tuổi có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn thuốc, liều dùng phù hợp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của các bệnh nhân là: 40,12 ± 15,87, nhóm tuổi từ 17 tuổi đến 45 tuổi chiếm 55,34%, nhóm tuổi 46 -59 chiếm 31,07%, nhóm ≥ 60 tuổi có 14 trường hợp (13,59%).
4.1.2. Tỷ lệ về giới tính
Rất nhiều nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về trầm cảm cho thấy tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn nam. Ở Bắc Mỹ khi nghiên cứu về dịch tễ học trầm cảm cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3 – 5% còn ở nữ là 8 – 10 % [48]. Ở Mỹ trong một nghiên cứu dịch tễ học trầm cảm tỷ lệ mắc cả cuộc đời của nữ 17,10 % cao hơn của nam 9,01% [34]. Trong một nghiên cứu khác về dịch tễ học về phụ nữ và trầm cảm cho thấy tỷ lệ mắc nữ/nam là 2/1 [42].
Các nghiên cứu trong nước của Trần Viết Nghị, Tô Thanh Phương, Nguyễn Thanh Hải, Phan Thùy Anh, Nguyễn Thanh Tuân Phong cũng có tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam [1], [7], [11], [18], [19].
Trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả trên, tỷ lệ nữ/ nam = 1,3/1.
Tuy nhiên, nguyên nhân của sự khác biệt giới tính này vẫn chưa rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố sinh học như sự khác biệt di truyền có thể giải thích cho sự khác biệt giới tính [22], [61]. Những người khác đưa ra giả thuyết rằng sự khác biệt có thể do liên quan đến việc chẩn đoán. Ví dụ, phụ nữ có thể báo cáo triệu chứng trầm cảm thường xuyên hơn so với nam giới, dẫn đến tỷ lệ nữ cao hơn [56]. Giả thuyết khác cho rằng yếu tố tâm lý xã hội có thể có một tác động khác nhau ở phụ nữ hơn ở nam giới [42].
56
4.1.3. Về nghề nghiệp, nơi cƣ trú
Việc xác định nghề nghiệp, nơi cư trú của bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân hợp lý để đảm bảo tuân thủ điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Ví dụ đối với đối tượng nông dân, nhận thức họ về bệnh cũng như việc điều trị hạn chế hơn so với các đối tượng khác, do đó các cán bộ y tế cần có phương pháp tư vấn giúp họ hiểu hơn về việc phải tuân thủ điều trị, giúp họ nhận biết được những tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra … để họ hiểu và sử dụng thuốc đều đặn hạn chế được tái phát bệnh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân mắc trầm cảm là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất có 67 trường hợp chiếm 65,05%, theo Tô Thanh Phương, Phan Thùy Anh, Nguyễn Thanh Tuấn Phong cũng cho kết quả tương tự [19],[1],[18]. Theo chúng tôi, tỷ lệ nông dân bị trầm cảm cao phải nhập viện là do một số yếu tố sau:
Nước ta là một nước nông nghiệp cho nên tỷ lệ nông dân chiếm đa số so với các nghề khác. Nhận thức của người nông dân hiện nay về các bệnh rối loạn tâm thần vẫn còn thấp, mang nặng đầu óc mê tín, vì thế đại đa số người thân của BN cho là họ bị ma ám cho nên họ thường đi cúng bái, lập đền thờ, uống thuốc cây cỏ, một thời gian dài trước khi vào viện, nhiều gia đình khác do nhà xa, điều kiện kinh tế khó khăn nên họ cũng cho bệnh nhân uống thuốc cây cỏ, cúng bái… đến khi bệnh vẫn không đỡ thì khi đó họ mới đưa bệnh nhân vào viện, doo đó tỷ lệ bệnh nhân phải vào viện cao. Lý do nữa cũng có thể là liên quan đến thu nhập, theo một cuộc khảo sát thì cho thấy những người có thu nhập thấp (51%) bị trầm cảm cao hơn những người có thu nhập trung bình (35%) và cao (14%) [52]. Theo Đặng Hoàng Hải (2000), khảo sát trầm cảm tại TP HCM tỷ lệ trầm cảm ở người có thu nhập thấp là 13,3%, thu nhập trung bình là 5,6% và thu nhập cao là 6,8% [10].
57
Phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu chủ yếu sống ở nông thôn (77,67%), là do nông dân có tỷ lệ mắc trầm cảm trong mẫu nghiên cứu là cao nhất, mà đối tượng này chủ yếu là sống ở vùng nông thôn. Việc khảo sát vùng cư trú của bệnh nhân cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị, thông thường các bệnh viện chủ yếu chỉ tập trung ở vùng thành thị, do đó những trường hợp ở nông thôn khi ra viện thường có tâm lý ngại đi khám do nhà xa, cũng khiến cho nhiều bệnh nhân bỏ điều trị sớm hớn, dẫn đến khả năng tái phát bệnh cao hơn.
4.1.4. Trình độ văn hóa
Số BN có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (34,95%), trung học phổ thông 31,07%, trình độ Đại học – cao đẳng (13,59%). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác [1], [19], [16].
Trong nghiên cứu của chúng tôi những trường hợp có trình độ Đại học – cao đẳng mắc trầm cảm là do căng thẳng, áp lực trong học tập dẫn đến hậu quả mắc bệnh.
4.1.5. Tình trạng hôn nhân
Mặc dù nhiều nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của trầm cảm đều cho rằng, tình trạng hôn nhân không thuận lợi (ly hôn, ly thân) là một trong những yếu tố tăng nguy cơ tỷ lệ trầm cảm [55] hay kết hôn làm giảm tỷ lệ mắc trầm cảm [47]. Điều này có thể do khi một cuộc hôn nhân hạnh phúc họ có sự hỗ trợ, sẽ chia lẫn nhau về mặt trong cuộc sống, giảm được các gánh nặng hay căng thẳng trong cuộc sống, do đó những người lập gia đình có thể hạnh phúc hơn, hài lòng với cuộc sống hơn và ít bị trầm cảm hơn những người chưa lập gia đình.
Nhưng trong nghiên cứu chúng tôi lại ngược lại, tỷ lệ có gia đình mắc trầm cảm (68,93%) cao hơn nhóm chưa có gia đình (29,13%). Ly hôn chỉ có 2 trường hợp (1,94%), ly thân không có trường hợp nào. Điều này cũng phù hợp, vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện chứ không phải là một nghiên cứu tìm mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với trầm
58
cảm trong cộng đồng. Hơn nữa trong nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi trung bình là 40,12 ± 15,87 tuổi, đây cũng là lứa tuổi thường đã lập gia đình. Mặt khác, ở nước ta số người sống độc thân, ly hôn, ly thân không nhiều như ở các nước phát triển, lại có truyền thống sống theo gia đình, nhiều gia đình sống chung tới 3 đến 4 thế hệ và có nhiều mối quan hệ ràng buộc về tình cảm, sống vị tha, thủy chung, tình làng nghĩa xóm, đặc biệt là phụ nữ thường hy sinh bản thân cho chồng con. Do đó lý giải được tại sao tỷ lệ những bệnh nhân có gia đình cao hơn bệnh nhân chưa có gia đình, và tỷ lệ bệnh nhân ly hôn, ly thân chiếm tỷ lệ thấp như vậy. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số kết quả các các tác giả nghiên cứu trên các bệnh nhân điều trị nội trú trong nước [1],[12],[16],[19].
4.1.6. Tiền sử gia đình về bệnh tâm thần
Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 3 lần so với những người không có tiền sử gia đình[12],[60]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có gia đình không bị trầm cảm có 89 trường hợp (86,41%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân có gia đình mắc bệnh tâm thần 14 trường hợp (13,59%), kết quả này cũng phù hợp với Phan Thùy Anh, nghiên cứu trên bệnh nhân điều trị nội trú, tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử sử gia đình mắc tâm thần chiếm tỷ lệ 5,4% thấp hơn số bệnh nhân không có tiền sử gia đình mắc tầm thần chiếm tỷ lệ 94,6% [1]. Điều này chứng tỏ, trong nhóm nguy cơ mắc bệnh ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi có thể do nhiều yếu tố khác như: môi trường, xã hôi…Trong 14 trường hợp bệnh nhân có tiền sử người trong gia đình mắc bệnh tâm thần thì số bệnh nhân có mối quan hệ ruột thịt 10 trường hợp (71,43%) cao hơn nhóm có mối quan hệ họ hàng chỉ có 4 trường hợp (28,57%), theo Tô Thanh Phương, nghiên cứu trên bệnh nhân trầm cảm điều trị nội trú cho thấy số bệnh nhân có mối quan hệ ruột thịt chiếm tỷ lệ 15,84% cao hơn số bệnh nhân có quan hệ họ hàng chiếm tỷ lệ 2,97%[19].
59
Tuy nhiên, do mẫu nghiễn cứu của chúng tôi chưa nhiều và chỉ là bệnh nhân điều trị nội trú, do đó để khẳng định được tiền sử bệnh tâm thần của gia đình có liên quan tới trầm cảm hay không cần có nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn và khảo sát trong cộng đồng thì kết quả chính xác hơn.
4.1.7. Tiền sử điều trị của bệnh nhân
Trong số 99 bệnh án có ghi nhận tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, có 59 trường hợp (57,28%) đã từng điều trị trầm cảm trước thời điểm nhập viện và 40 bệnh nhân (38,83%) là điều trị nội trú lần đầu. Kết quả này của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân tái phát trầm cảm là khá cao. Nhiều tác giả đã chứng minh được rằng số lượng các giai đoạn trầm cảm trước đây tạo thuận lợi cho một giai đoạn trầm cảm sau này, gần 50 – 60 % các bệnh nhân có một giai đoạn trầm cảm sẽ có giai đoạn trầm cảm thứ 2, các bệnh nhân đã có 2 giai đoạn trầm cảm thì có 70% khả năng sẽ có giai đoạn thứ 3, các bệnh nhân đã có 3 giai đoạn thì có 90 % sẽ có giai đoạn thứ 4 [13]. Trong nhóm chưa điều trị, chủ yếu là những bệnh nhân mới bị một thời gian ngắn (1- 3 tháng), do các triệu chứng còn nhẹ, bệnh nhân chỉ ở nhà uống các thuốc bổ não, thuốc cây cỏ, hoặc cúng bái, chỉ khi triệu chứng nặng lên họ mới đến bệnh viện khám và điều trị. Trong nhóm đã điều trị chủ yếu là do thời gian mắc bệnh kéo dài (vài năm trở lên) có từng đợt tái phát.
4.1.8. Bệnh lý mắc kèm
Mặc dù bệnh mắc kèm trong nghiên cứu gặp ít tổng cộng tất cả có 10/103 trường hợp, tuy nhiên việc xác định có bệnh mắc kèm hay không trong điều trị trầm cảm rất quan trọng, vì nó quyết định sự cân nhắc lựa chọn thuốc sao cho ít tác dụng phụ nhất và có biện pháp khắc phục tương tác thuốc nếu có. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp cao huyết áp đều dùng thuốc amlodipin, thuốc này cũng không tương tác với các thuốc khác trong mẫu nghiên cứu. 2 trường hợp tiểu đường typ II, đang sử dụng viên phối hợp metformin
60
+ glybenclamid, cả 2 thuốc này tương tác nhẹ hoặc không có ý nghĩa tương tác với các thuốc điều trị trầm cảm trong mẫu nghiên cứu.
Các trường hợp khác không rõ dùng thuốc gì trước nhập viện, trong quá trình