Hiện trạng giao thông

Một phần của tài liệu Dự án sản xuất chè công nghệ cao yên bình tại thị xã phổ yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 68)

II Khu chế biến sau thu hoạch

I.2.3.2 Hiện trạng giao thông

Đối với Khu chế biến:

Đường bộ:

- Quốc lộ 3: cách ranh giới phía Tây khu vực dự án trung bình khoảng 2km; có nhiều đường ngang dân sinh dẫn vào khu vực Dự án; hiện rộng từ 7 đến 15m ; lòng đường từ 5,5 đến 14m ; đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi. Hiện dự án nâng cấp Quốc lộ 3 đang được thi công lên 4 làn xe.

- Quốc lộ 37: cách ranh giới phía Đông khu vực dự án tại điểm gần nhất khoảng 2,5km. Quốc lộ 37 hiện đã hoàn thành việc nâng cấp với mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 8m, nền đường rộng 9m.

- Đường Cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên phía Tây khu vực Dự án đã hoàn thành và thông xe từ tháng 1/2014. Tuyến đường được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, gồm 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h.

- Đại lộ Đông Tây (Đường Vành đai 5 Hà Nội) tiếp giáp về phía Tây với khu vực Dự án được tiến hành xây dựng một phần cùng với đường cao tốc Hà Nội Thái Nguyên. Đại lộ Đông Tây được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị với 6 làn xe và rộng 120m.

- Tỉnh lộ 261: Đây là con đường bê tông kết hợp với cấp phối và đường đất hiện rộng từ 5 đến 6m, lòng đường rộng khoảng 3,5m.

- Tỉnh lộ 266: có điểm đầu giao với Quốc lộ 3 (ngã 4 Khu Công nghiệp Sông Công), đấu nối với Quốc lộ 37, đi qua xã Điềm Thụy về xã Hà Châu. Tổng chiều dài tuyến là 13,2km mới có 5,2km mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 5,5m còn lại là đường đất. Đoạn đường từ xã Điềm Thuỵ đến cầu treo Hà Châu với chiều dài khoảng 7km trùng với đê Sông Cầu

- Các đường huyện lộ trong khu vực chủ yếu là đường bê tông, kết hợp đường cấp phối và đường đất, trên 67% chiều dài có chất lượng xấu.

- Các đường xã chủ yếu là đường bê tông và đường đất có trên 55% chất lượng xấu. Quan trọng nhất trong các đường cấp xã là tuyến đường đê từ Tỉnh lộ 266 đi cảng Đa Phúc và tuyến đường đê phía Tây suối giữa với tổng chiều dài khoảng 19,8km.

Đường sắt :

Đường sắt Hà Nội- Thái Nguyên cách ranh giới phía Tây khu vực dự án khoảng 1km, có 01 đường ray với khổ kép 1,0 và 1,435m. Đường sắt Hà Nội- Thái Nguyện hiện kết nối với tuyến đường sắt từ Thái Nguyên đi Uông Bí.

Đường Sông :

Phía Đông Nam khu vưc dự án có sông Cầu là tuyến đường sông đối ngoại của dự án. Sông Cầu có bề rộng trung bình từ 80 đến 120m thuận lợi cho tàu thuyền cỡ nhỏ lưu thông và tại điểm hợp lưu giữa sông Cầu và sông Công có cảng Đa Phúc.

Đối với Vùng nguyên liệu và du lịch trải nghiệm:

Khu vực này có 3 hướng tiếp cận:

- Tỉnh lộ 270: Từ ngã ba Thịnh Đán đi về phía Đông Bắc Hồ Núi Cốc. Đây là

con đường ngắn nhất đến Hồ Núi Cốc. Đường đã được nâng cấp, trải bê tông nhựa, chiều rộng trung bình mặt đường là 7,5m. Từ hồ, đường 270 tiếp tục kết nối với thị trấn Đại Từ cách đó khoảng 10km và thông ra quốc lộ 3. Đoạn đường này đang được đầu tư xây dựng trải nhựa, mặt đường rộng trung bình 6,0m. Tổng chiều dài tỉnh lộ 270 trong vùng quy hoạch là 13,7km. - Đường Quang Trung - Tỉnh lộ ĐT 267: Từ ngã ba Thịnh Đán đi về phía

Nam Hồ Núi Cốc. Gồm: 1) Đường Quang Trung đã được nâng cấp và rải nhựa với chiều rộng trung bình mặt đường là 7,5m; 2) Tiếp đó là đường ĐT 267 tới phía Nam hồ, đã được rải nhựa với chiều rộng trung bình mặt đường là 6-7,5m. Tổng chiều dài 11,6km.

- Tỉnh lộ 261: phía Nam đang có quy hoạch xây dựng mở rông do Ngân hàng

thế giới thực hiện, nếu con đường này được xây dựng thì khả năng xây dựng tuần tự các trục đường tiếp cận từ phía Nam cũng sẽ tăng cao.

- Ngoài đường tỉnh 253 và 260, hiện trạng phát triển mạng lưới đường bao quanh hồ rất thấp. Đăôc biêôt, trong mạng lưới đường tiếp câôn với bờ phía Nam hồ và đường ven hồ chỉ có các đường kết nối các làng mạc hiêôn hữu với mức đôô rất thấp và chưa được lát mặt đường.

- Hệ thống đường thủy trong Hồ Núi Cốc chủ yếu phục vụ du lịch, tham quan hồ các vùng sinh thái, tự nhiên quanh hồ.

Một phần của tài liệu Dự án sản xuất chè công nghệ cao yên bình tại thị xã phổ yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 68)