I CHÍNH SÁCH BỒ THƯỜNG GPMB VÀ HỖ TRỢ TÁ ĐỊNH CƯ
I.2.9 Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất
- Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành theo quy định của Chính phủ.
- Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định tại mục a điểm này được bồi thường như sau:
Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của công trình;
Mức bồi thường = Giá trị hiện có của nhà bị thiệt hại +
(Giá trị xây mới -
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.
Giá trị xây mới: xác định theo đơn giá xây mới do UBND tỉnh Thái Nguyên ban
hành.
Giá trị hiện có của nhà bị thiệt hại: G hc = Mkl x Gxd x Tcl.
Trong đó:
G hc: là giá trị hiện có của nhà, công trình.
M kl: là diện tích sàn xây dựng hiện trạng của nhà, công trình. G xd: là đơn giá xây mới do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành.
T cl: là tỉ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình. Được xác định theo công thức: T cl= 100% - (t/T)%
+ t: là thời gian nhà, công trình tồn tại tính từ khi xây dựng hoàn thành đến thời điểm xác định.
+ T: là niên hạn sử dụng của nhà, công trình; T = 20 năm đối với nhà 1 tầng mái ngói hoặc lợp tôn. T = 30 năm đối với nhà 1 tầng mái bê tông cốt thép. T = 50 năm đối với nhà 2-3 tầng mái bê tông cốt thép.
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do UBND tỉnh Thái Nguyên quy định, mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
- Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình khác bị phá dỡ một phần nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
- Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đang sử dụng thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật cùng cấp theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.
Trong trường hợp công trình hạ tầng trong dự án thuộc dự án phải di chuyển mà chưa được xếp loại vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc sẽ nâng cấp tiêu chuẩn kỹ thuật thì UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ thống nhất với chủ đầu tư để xác định cấp tiêu chuẩn kỹ thuật để bồi thường.
- Công tác di dời giải phóng mặt bằng tuân thủ theo các quy định của Luật Đất Đai và các quy định về thủ tục thu hồi, đền bù giải tỏa và giao thuê đất của Nhà nước. Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ do Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên chủ động đưa ra và trình duyệt theo quy định.
- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng sẽ được nhà nước hỗ trợ và được lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh và từ nguồn ngân sách của Trung ương để lại cho tỉnh Thái Nguyên. Phần còn lại, Chủ đầu tư sẽ ứng trước để chi trả và được trừ vào tiền thuê đất tiền sử dụng đất phải nộp của Dự án
- Hiện nay, Chủ đầu tư là Công ty Yên Bình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cho phép đầu tư xây dựng 02 khu tái định cư tập trung với quy mô mỗi khu khoảng 35 ha để bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc diện di dời của Dự án Đô thị thông minh Yên Bình và các Dự án khác thuộc Tổ hợp Yên Bình.
- Lực lượng lao động trẻ trong các hộ dân sẽ được đào tạo nghề và bố trí công ăn việc làm trong các tiểu dự án của dự án Đô thị thông minh Yên Bình.
Về phương án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân trong khu vực dự án: Hiện Dự án Tổ hợp Công nghệ cao Samsung tại Khu công nghiệp
Yên Bình đã được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất vào tháng 3/2014. Dự án này và các Dự án vệ tinh của Tập đoàn Samsung dự kiến sẽ cần khoảng 100.000 lao động phổ thông. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Chủ đầu tư khi Dự án Đô thị thông minh Yên Bình được triển khai, trong giai đoạn đầu sẽ thu hút và tạo công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động phổ thông, khoảng 100 nhân viên và cán bộ quản lý từ trình độ cao đẳng trở lên. Ngoài việc thu hút các lao động ở tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận, các chuyên gia giỏi ở Hà Nội và các tỉnh thành khác, chủ đầu tư đặc biệt ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đang ở độ tuổi lao động hiện đang sinh sống trong Khu vực Dự án kể cả các hộ dân không thuộc diện phải di dời tái định cư. Các lao động này sẽ được chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương, các trường, các trung tâm đào tạo và các chủ dự án tại Tổ hợp Công nghệ cao Samsung đào tạo miễn phí các kỹ năng và văn hóa lao động để họ làm việc cho các Dự án.