Dự án Sản xuất và Chế biến Chè công nghệ cao Yên Bình được định hướng chia làm hai khu vực phát triển với các phân khu chức năng có mối liên kết với nhau gồm: Khu chế biến sau thu hoạch tại Tổ hợp Yên Bình và Vùng nguyên liệu và du lịch trải nghiệm tại khu vực Hồ Núi Cốc. Chi tiết về các phân khu như sau:
III.1 Khu chế biến sau thu hoạch
Khu chế biến sau thu hoạch được quy hoạch phát triển trong Dự án Khu nông nghiệp kỹ thuật cao Agropark Yên Bình với tổng diện tích đất là 30 ha. Khu chế biến sau thu hoạch gồm các phân khu sau:
III.1.1 Khu chế biến chè công nghệ cao
Khu chế biến chè công nghệ cao được quy hoạch phát triển với diện tích 8,65 ha sẽ tích hợp dây chuyền sản xuất của Nhật Bản và Đài Loan.
- Dây truyền chế biến chè xanh dẹt nhật Bản theo tiêu chuẩn xuất khẩu của Nhật Bản, công suất dự kiến 5 tấn nguyên liệu/ngày (1.000 tấn/năm). Danh mục thiết bị
+ Hệ thống bảo quản mát + Hệ thống băng tải chuyển chè + Máy hấp diệt men
+ Máy làm mát đột ngột + Máy sấy gạch
+ Máy tách cuộng - gân lá + Máy sấy lại
- Dây truyền chế biến chè xanh chất lượng cao, tạo sản phẩm phục vụ nội tiêu hoặc xuất khẩu cho các nước trong khu vực. Công nghệ có thể lựa chọn của Đài Loan hoặc Trung Quốc. Công suất dự kiến 3-5 tấn nguyên liệu/ngày (600- 1.000 tấn/năm). Danh mục các thiết bị cần thiết gồm:
TT Thiết bị Số lượng
1 Băng tải cấp liệu cho máy xào 01
2 Máy xào chè liên tục hình ống 01
3 Mày làm mát chè xào 01
4 Máy vò chè 03
5 Máy sàng chè tơi chè vò 01
6 Máy sấy chè 01
7 Máy sao chè 06
8 Máy sàng xoa cánh đảo 01
9 Máy sàng rung 01
10 Máy sàng vòi 01
11 Máy phân loại 01
12 Máy dán mép 01
13 Máy hút chân không 01
14 Máy in date 01
15 Máy rút màng co 01
16 Máy định lượng 01
Bên cạnh đó, Dự án còn chiết xuất từ chè nhằm phục vụ cho các ngành hóa mỹ phẩm và thực phẩm khác.
III.1.2 Khu nghiên cứu nhân giống
Khu nghiên cứu nhân giống có chức năng nghiên cứu thực nghiệm, phát triển kỹ thuâôt nông nghiêôp, các sản phẩm mớivà vườn ươm. Đây là nơi tiến hành các nghiên cứu mang tính thực nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ, là nơi trình diễn tiến bộ khoa học kỹ thuật; Là nơi hướng dẫn các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân ở vùng đệm và vùng phụ cận; Là nơi cung cấp các giống chè năng suất cao.
Quy hoạch khu chức năng này gồm có: - Phòng thí nghiệm
- Hội trường
- Các lớp học, phòng đào tạo
- Khu cung cấp và hướng dẫn dịch vụ kỹ thuật cho nông dân - Vườn thực nghiệm và trình diễn tiến bộ kỹ thuật
- Khu phục vụ: bếp ăn, y tế, khu vệ sinh,...
III.1.2 Khu trung tâm giao thương quốc tế về Chè
Chức năng của Khu trung tâm giao thương quốc tế về Chè là nơi tiến hành các hoạt động buôn bán, giới thiệu sản phẩm, tiếp thị giao dịch thương mại cả bán buôn và bán lẻ. Tại đây, sẽ có các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm sản xuất tại Dự án, và sản phẩm đặc sản của các địa phương lân cận. Nơi giao dịch, ký kết hợp đồng, làm các thủ tục mua bán nông sản trong và ngoài nước.
Quy hoạch khu chức năng này gồm có:
- Khu trưng bày, giới thiệu triển lãm nông nghiệp. - Khu giao dịch thương mại
- Siêu thị
- Hệ thống cửa hàng bán buôn - Kho chứa hàng hóa
- Khu dịch vụ: ngân hàng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, bảo hiểm…
III.2 Khu trồng chè và du lịch trải nghiệm
Cùng với Dự án sản xuất và chế biến chè công nghệ cao tại Tổ hợp Yên Bình, Công ty Yên Bình đã quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu cho Dự án. Trong đó, phần lõi là Khu trồng chè công nghệ cao và du lịch trải nghiệm về chè có diện tích 215 ha tại xã Phúc Tân, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Định hướng của Khu trồng chè và du lịch trải nghiệm chè là phát triển khu trồng chè công nghệ cao kết hợp với các hoạt động du lịch trải nghiệm chè và du lịch nghỉ dưỡng nhằm tận dụng địa hình, địa chất và cảnh quan đẹp của khu vực dự án với các hạng mục đầu tư bao gồm:
III.2.1 Khu trồng chè công nghệ cao
Phát huy hiện trạng là khu vực trồng chè và đã từng trồng chè, Công ty Yên Bình sẽ cải tạo lại đất, địa hình và triển khai trồng các giống chè mới, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản để phát triển thành khu trồng chè chất lượng cao. Năng suất dự kiến khi áp dụng công nghệ mới và giống cây chè mới là 13-15 tấn/ha/năm. Năng suất dự kiến đến 2020 đạt khoảng 18 -20 tấn/ha. Búp chè thu hoạch tại khu được vận chuyển về Khu chế biến sau thu hoạch tại Tổ hợp Yên Bình. Khu trồng chè có diện tích là 181,5 ha, trong đó giai đoạn đầu phát triển 109 ha.
III.2.1.1 Thiết kế vùng trồng chè
Việc thiết kế trong khu vực trồng chè sẽ dựa trên nguyên tắc tôn trọng địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa việc vỡ hiện trạng của khu vực. Thiết kế từng đồi phải nằm trong thiết kế tổng thể chung toàn vùng, đảm bảo tính liên hoàn, liên tục từ đồi này sang đồi khác.
Thiết kế đồng bộ ngay từ đầu hệ thống các loại đường; các công trình phụ trợ như: cây phân xanh, cây che bóng; hệ thống tưới; hệ thống hồ đập; hố ủ phân, hố xử lý rác thải trên đồi chè, khu vực tập kết nguyên liệu
Hệ thống đường trong khu vực sản suất chè gồm: đường trục chính, đường liên đồi, đường lên đồi, đường vành đồi, đường lô, hàng chè. Đối với các đường lên đồi, đường vành đồi thiết kế sao cho ô tô có trọng tải nhỏ có thể đi được để phục vụ cho việc vận chuyển vật tư, trang thiết bị lên đồi chè. Đối với đường lô, hàng chè thiết kế sao cho có thể thực hiện được cơ giới hóa trong các khâu đối, hái chè...
- Đường trục chính: nối các khu chè với nhau, tùy điều kiện có thể chạy giữa
hoặc bên ngoài khu vực dự án (hạn chế san lấp để tránh phá vỡ hiện trạng). Đường được đổ bằng bê tông hoặc nhựa, mặt đường rộng dự kiến khoảng 5 hoặc 6m, độ dốc mặt đường khoảng 5 độ và nghiêng vào phía trong đồi, có hệ thống thoát nước, hai mép (hoặc mép ngoài nếu đường ôm đồi). Hai mép trồng cây bóng mát (có thể bằng cây long lão) khoảng cách 10m/cây
- Đường liên đồi: nối đường trục với các đồi hoặc giữa các đồi với nhau.
Đường được làm đổ bê tông, rộng khoảng 4-5m mặt đường nghiêng vào bên sườn đồi 6 độ. Mép ngoài trồng 1 hàng cây bóng mát (cây bàng, bằng lăng....) - Đường lên đồi: nối từ đường liên đồi với đỉnh đồi, chạy vòng quanh đồi theo
đường đồng mức. Đường được đổ bằng bê tông, mặt đường rộng 3-4m, độ dốc so với mặt phẳng ngang 80, nghiêng vào phía trong đồi 60, có rãnh thoát nước, mép ngoài trồng cây tạo bóng mát (có thể dùng cây thông)
- Đường ngang đồi (đường vành đồi): chạy xung quanh đồi cách chân đồi
30m-50m, mặt đường rộng 3-4 m đường đất, dốc so với mặt phẳng ngang 1- 20, dốc nghiêng vào sườn đồi 6-70. Mép ngoài của mặt đường trồng cây bóng mát (có thể trồng cây thông)
- Đường lô: dọc theo hàng chè đối với đường lô ngang và cắt chéo hàng chè
đối với đường lô dọc nếu (nếu đồi dốc) hoặc cắt ngang hàng chè (nếu đồi phẳng), cứ cách nhau khoảng 150-200m bố trí 1 đường lô. Đường lô được thiết kế là đường đất, mặt đường rộng khoảng 2-3m (Sửa theo mặt đất tự nhiên, không có rãnh thoát nước)
III.2.1.3 Thiết nương đồi chè
Thiết kế lô chè:
Chiều rộng của lô từ 25-30 hàng chè, chiều dài 50-100 m, tương đương 3.000- 5.000 m2. Trong điều kiện địa hình đồng đều, độ dốc thấp, nên thiết kế lô chè theo hình chữ nhật. Địa hình càng đồng đều, độ dốc càng thấp thì diện tích lô nên thiết kế càng rộng.
Thiết kế hàng:
Nơi đồi có độ dốc bình quân <60 (cục bộ có thể lên tới 80), có thể thiết kế hàng chè thẳng theo hàng dài nhất, song song với đường bình độ chính, hàng cụt xếp ở bìa lô. Diện tích này có thể áp dụng hái bằng máy tự hành. Khoảng cách hàng chè cách nhau 1,75m.
Nơi có độ dốc từ 8-100, phải thiết kế hàng theo đường đồng mức của đồi. Diện tích này có thể áp dụng hái bằng máy cầm tay. Khoảng cách hàng chè 1,3- 1,4m.
Để bảo vệ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi, cất thiết kế các mương, rãnh tiêu nước trên đồi chè. Các rãnh thoát nước ngoài mục đích ngăn dòng chảy, giảm áp lực của dòng chảy để hạn chế xói mòn ra còn có mục tiêu hạ mực nước ngầm xuống sâu hơn để kích thích bộ rễ ăn sâu, giúp cho cây chịu hạn tốt hơn.
- Rãnh dọc xườn đồi: được thiết kế ở khu vực hợp thủy, hoạc chỗ thấp, có rãnh dọc thoát nước
- Rãnh ngang xườn đồi: rãnh ở mép trong các con đường, được thiết kế nghiêng vào phía trong đồi chè, dẫn nước vào rãnh dọc hay hợp thủy.
- Rãnh cách ly: Tính từ chân đồi trở lên, cứ khoảng 60m bố trí một rãnh cách ly nhăm ngăn dòng chảy. Kích thước của rãnh cách ly: sâu < 30cm, rộng 30 cm
III.2.1.5 Các hạng mục phụ trợ
- Thiết kế đai rừng chắn gió: Đai rừng chắn gió được thiết kế vuông góc với
hướng gió chính, cách 200 - 500m có 1 đai rộng 5-10m, có kết cấu thoáng, nơi thuận lợi thì bố trí thêm đai rừng vành chân (có thể trồng cây thông...) và đỉnh đồi (có thể trồng cây xoan Ấn Độ)
- Thiết kế hệ thống tưới: Áp dụng hệ thống tưới phun mưa (công nghệ Nhật
Bản) hoặc tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước (công nghệ isaen) trên đồi chè. Để đảm bảo cung cấp nguồn nước phục vụ tưới chè, tại những nơi thuận lợi cần làm đập, hồ chứa nước dưới chân đồi chân đồi. Hồ chứa nước vừa có nhiệm vụ cung cấp nước để tưới chè đồng còn làm tạo canh quan sinh thái đồi chè (có thể kết hợp trồng hoa sen hoặc hoa súng...trong hồ chứa để tạo cảnh quan và lấy hương liệu). Trong điều kiện cho phép, có thể kết hợp một số dịch vụ giải trí khác trên hồ chứa (câu cá...).
- Thiết kế hàng cây che bóng: Hàng cây che bóng nên được thiết kế tại các vị
trí rìa lô (dọc theo đường lô, trừ mép đường vành đồi và đường lên đồi) theo đường khép kín (bao gồm hàng dọc và hàng ngang). Cứ khoảng 100 m thiết kế một hàng cây che bóng. Loại cây được chọn là cây ngoài có tác dụng che bóng còn có thể tạo cảnh quan sinh thái đồi chè. Có thể chọn cây hoa hòe, trồng với khoảng cách 8-10m/cây.
- Các hạng mục phụ trợ khác:
+ Cứ 10-15 ha, cần có một lán trú mưa, nắn cho người lao động (làm thành những nhà nhỏ, có ghế ngồi bằng xi măng) và một kho để dụng cụ máy móc (diện tích 10m2)
+ Cứ 3-4 ha bố trí một bể chìm chứa nước 3-5m3, bình quân 1m3 nước/ha để phục vụ phun thuốc. Cứ 2-3 ha bố trí một hố ủ phân hữu cơ tại chỗ, dung tích chứa 8 -10m3 /đợt ủ. Cứ 2-3 ha bố trí một hố chứa và xử lý rác thải.
+ Tùy theo sự phân bố của các đồi, có thể bố trí xây dựng lán để tập kết nguyên liệu sau khi thu hái....
III.2.1.6 Dự kiến giống chè
Giống chè dự kiến là loại Phúc vân tiên (khoảng 50%), Kim Tuyên (30%), PH10 (20%). Các giống chè này được lấy từ trung tâm nghiên cứu và phát triển chè. Giống được nhân giống bằng giấm hom, hom chè được lấy từ vườn giống gốc. Chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, cây chè đảm bảo tiêu chuẩn.
III.2.1.7 Quy trình chăm sóc
Áp dụng theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho sản xuất chè búp tươi an toàn tại Việt Nam (gọi tắt là quy trình VietGAP), đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN. Áp dụng một số tiến bộ mới để sản xuất nguyên liệu đảm bảo để chế biến chè xanh chất lượng cao đáp ứng cho thị trường Nhật Bản và Đông Âu
Nội dung của quy trình là kiểm soát và ngăn ngừa tất cả các mối nguy gây ô nhiễm, mất an toàn sản phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất và các hoạt động có liên quan. Các biện pháp kỹ thuật trọng tâm là quản lý cây chè tổng hợp theo ICM và phòng trừ dịch hại tổng hợp theo IPM, chú trọng sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học và thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học đê bảo vệ mô trường sinh thái và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Đưa hệ thống máy canh tác vào khâu chăm sóc và thu hoạch chè ( Máy và công nghệ Nhật Bản)
- Hệ thống tưới chè :
+ Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước (Công nghệ Isaen) + Tưới phun: Công nghệ Mỹ
III.2.2 Khu dịch vụ trải nghiệm chè
Nhằm thu hút khách du lịch và giới thiệu về công nghệ trồng và chế biến các sản phẩm về chè, Công ty Yên Bình đã quy hoạch khu đồi trồng chè với những giống chè và công nghệ chế biến đặc trưng của “Đất chè” Thái Nguyên. Tại đây, khách tham quan có thể trực tiếp tham gia vào việc trồng chè và chế biến chè.
Các hạng mục của Khu dịch vụ trải nghiệm chè gồm:
Khu trồng chè theo phương pháp truyền thống có quy mô dự kiến là 10-12 ha, trong đó 6-8 ha trồng thuần chè (chiếm 50 %) và 3-4 ha trồng xen chè với cây rừng (chiếm 20%). Có đường trục dẫn vào khu du lịch sinh thái đồi chè. Dọc theo tuyến đường trục, bố trí trồng các loại cây công trình (cây môi trường đô thị: cau, cọ..hoặc cây dược liệu thân gỗ.) để tạo cảnh quan hấp dẫn du khách đến tham. Các nương chè được trồng xem lẫn những diện tích trồng cây thảo dược ( cây lâu năm) để tạo nên tính đa dạng của khu vực và phục vụ dịch vụ du lịch tắm huốc
- Diện tích chè trồng theo quy mô phân tán để tự nhiên (không đốn hàng năm) khoảng cách 2m x 2m, được trồng ở phần đỉnh đồi và đây được coi là diện tích trồng bảo tồn một số giống chè bản địa của địa phương và các giống chè mới chất lượng cao.
- Diện tích chè trồng theo quy mô tập chung (chè trồng thuần) được bố trí ở phía dưới, tạo thành một dải bám xung quanh đồi. Hàng chè được thiết kế đủ rộng (hàng cách hàng khoảng 1.7-1.8 m) đảm bảo cho du khách có thể trải nghiệm trực tiếp đối với nương chè. Trong nương chè có thể trồng các loại cây thân gỗ trồng xen trong nương chè nên chọn loại cây có tán nhỏ, có giá trị cảnh quan và giá trị kinh tế cao; cũng có thể sử dụng một số loại cây có tác dụng xua đuổi sâu bọ..
- Dưới chân đồi, tùy theo địa thế địa hình có thể xây dựng các hồ, đập chứa nước cung cấp nước để tưới chè.
- Trên đồi chè nên bố trí hệ thống tưới phun mưa tự động, hố xử lý rác thải, tạo nét văn minh, hiện đại trong canh tác chè.
- Khu vực xung quanh mô hình bố trí một trạm dừng chân (hình thức nhà chòi) cho du khách khi thăm quan trải nghiệm đồi chè, và thưởng thức trà. Vị trí xây dựng nên lựa chọn ở vị trí có thể quan sát được tổng thể cảnh đẹp của mô hình.
- Giống chè: Giống chè trồng trong mô hình là giống Trung du Thái nguyên
chọn lọc, Trung du tím (mỗi giống 0,5 ha); Yabukita, Phúc vân tiên, PH10 và Kim Tuyên (giống 1 ha). Mục tiêu của mô hình là thu hút khách du lịch đến trải nghiệm là chính. Do vậy, toàn bộ diện tích chè sẽ được canh tác theo phương pháp canh tác chè hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng phân hóa học và thuốc