Xây dựng quy trình bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa dược chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano lipid rắn mafenid (Trang 35)

chất tan trong nước rất dễ thoát ra ngoài pha nước theo quá trình khuếch tán dung môi dẫn tới không được bao gói trong tiểu phân lipid. Từ kết quả khảo sát trên, nhận thấy aceton không thích hợp để bào chế hệ SLNs với dược chất thân nước như mafenid.

Dung môi DCM không tan trong nước nên thích hợp để bào chế SLNs theo phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi. Phương pháp này cần tiến hành ở nhiệt độ thấp (thường được duy trì nhiệt độ bằng bể nước đá) để hạn chế sự bay hơi dung môi trong quá trình bào chế. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình bào chế, nếu không kiểm soát được yếu tố này, dung môi sẽ bốc hơi ngay trong quá trình nhũ hóa dẫn đến tiểu phân có kích thước lớn và phân bố không đều, xuất hiện tiểu phân bám lên thành dụng cụ và thiết bị siêu âm.

Dung môi ethyl acetat lại có đặc tính khác là tan một phần trong nước, thích hợp để bào chế hệ tiểu phân nano bằng phương pháp nhũ hóa khuếch tán dung môi. Ưu điểm của phương pháp này là dễ kiểm soát về mặt kích thước, dễ nâng quy mô và độ lặp lại giữa các lô mẻ cao. Mặt khác, quá trình bào chế có thể tiến hành ở nhiệt độ cao do đó phạm vi sử dụng các lipid rộng rãi hơn.

Qua khảo sát trên, DCM và ethyl acetat được lựa chọn để bào chế SLNs theo 2 phương pháp: nhũ hóa kép bốc hơi dung môi (1) và nhũ hóa kép khuếch tán dung môi (2), tương ứng. Trong đó: GMS, cetyl alcol và acid stearic là những lipid tan trong DCM ở nhiệt độ thường được lựa chọn để bào chế SLNs bằng phương pháp (1); GMS, Compritol, Precirol và cetyl alcol được lựa chọn để bào chế SLNs theo phương pháp (2).

3.3 Xây dựng quy trình bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa dược chất mafenid acetat mafenid acetat

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano lipid rắn mafenid (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)