Bảng 3. 3 Khả năng tan trong dung môi hữu cơ của lipid ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao
Compritol Precirol GMS cetyl alcol a.stearic
Aceton
25oC Không tan Không tan Không tan Không tan Không tan
60oC Tan nhanh Tan nhanh Tan nhanh Tan nhanh Tan nhanh
DCM
25oC Không tan Không tan Tan* Tan* Tan*
60oC Tan nhanh Tan nhanh Tan nhanh Tan nhanh Tan nhanh
Ethyl acetat
25oC Không tan Không tan Không tan Tan Tan
60oC Tan nhanh Tan nhanh Tan nhanh Tan nhanh Tan nhanh
Nhận xét kết quả:
- Dung môi aceton
Ở nhiệt độ phòng (25oC) cả 5 loại lipid khảo sát đều không tan trong dung môi aceton ngay cả khi được khuấy trộn ở tốc độ cao.
Khi tăng nhiệt độ của hỗn hợp lên 60oC, lipid tan hoàn toàn trong dung môi tạo thành dung dịch trong suốt, nhưng khi cách ly với nguồn nhiệt, các
lipid nhanh chóng bị đông trở lại. Thứ tự đông đặc của lipid như sau: Compritol > Precirol > GMS > acid stearic > cetyl alcol.
- Dung môi DCM
Ở nhiệt độ phòng, Compritol và Precirol không tan trong dung môi diclomethan ngay cả khi được khuấy trộn ở tốc độ cao. Trong khi đó cetyl alcol, GMS, acid stearic tan chậm trong diclomethan (khi không tác động lực) và tạo dung dịch trong suốt (khi sử dụng lực rung lắc trên máy Votex). Thời gian cần để hòa tan lipid trong dung môi tăng dần theo thứ tự: acid stearic tan nhanh nhất (chưa đến 1 phút) < cetyl alcol < GMS (khó tan nhất, thời gian lắc trên 2 phút).
Khi tăng nhiệt độ lên 60oC (cao hơn nhiệt độ bay hơi của DCM), các lipid tan dễ dàng. Tuy nhiên khi cách ly khỏi nguồn nhiệt, Compritol bị đông vón lại nhanh chóng. Precirol cho dung dịch đục, 3 dung dịch còn lại vẫn trong suốt.
- Dung môi ethyl acetat
Ở nhiệt độ phòng: các lipid trên không tan trong ethyl acetat, khi lắc ở tốc độ cao: cetyl alcol và acid stearic tan, tạo dung dịch trong suốt.
Nâng nhiệt độ lên 60oC, tất cả các lipid tan, tuy nhiên, sau khi cách ly nguồn nhiệt trong một thời gian ngắn đều có hiện tượng đông tụ trở lại: Compritol đông tụ gần như ngay khi lấy ống nghiệm ra khỏi bể điều nhiệt, tiếp đến là Precirol. GMS bị tủa lại chậm nhất, khoảng 2 phút sau khi lấy ra khỏi bể điều nhiệt.
Bàn luận kết quả:
Với bản chất đồng tan trong nước, aceton là dung môi thích hợp để bào chế SLNs bằng phương pháp thay đổi dung môi. Cụ thể trong phương pháp này, lipid được hòa tan trong dung môi hữu cơ (pha dầu) và được nhỏ từ từ vào dung dịch chất diện hoạt (pha nước). Cơ chế hình thành tiểu phân nano lipid là khi dung môi khuếch tán sang pha ngoại, trên bề mặt tiếp xúc giữa 2 pha có các mầm tinh thể lipid được tạo thành; các mầm này tiếp tục lớn lên trong quá trình khuếch tán dung môi và tạo thành các tiểu phân lipid. Để duy trì được quá trình khuếch tán, lipid phải tan hoàn toàn trong dung môi hữu cơ ở nhiệt độ phối hợp 2 pha. Khi tiến hành ở nhiệt độ cao, tiểu phân lipid hình thành sẽ lập tức bị chảy lỏng, nếu làm lạnh ngay
mặc dù giữ được cấu trúc của tiểu phân SLN nhưng khả năng lipid đông vón trước khi dung môi kịp khuếch tán ra ngoài rất lớn, kết quả là không thu được hệ SLNs như mong muốn. Do đó, lipid dùng trong phương pháp này phải tan được trong