Các tương tác gặp phải trong mẫu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại phòng khám tăng huyết áp bệnh viện c thái nguyên (Trang 55)

- Trong mẫu NC gặp nhiều các bệnh mắc kèm, ngoài RLLPM chiếm tỷ lệ khá cao (56,0%) và ĐTĐ chiếm tỷ lệ (23,0%), các bệnh khác như rối loạn

4.2.4.Các tương tác gặp phải trong mẫu nghiên cứu.

43 21,5 Chú thích: (-) bêta (chẹn bêta giao cảm), (-) canxi (chẹn kênh canxi).

4.2.4.Các tương tác gặp phải trong mẫu nghiên cứu.

Theo khuyến cáo của JNC VII thì hơn 2/3 số bệnh nhân THA cần phải phối hợp từ 2 thuốc hạ áp trở lên để kiểm soát huyết áp [29], mặt khác bệnh nhân tăng huyết áp ( đặc biệt là những người cao tuổi) thường có các bệnh lý mắc kèm như: rối loạn lipid máu, đái tháo đường, gout, rối loạn tuần hoàn não, hen phế quản, thận... Khi đó bệnh nhân phải dùng thêm 1 số thuốc khác và nguy cơ tương tác thuốc là rất dễ xảy ra, trong đó có những tương tác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy việc kết hợp thuốc phải hết sức thận trọng để tránh những tương tác bất lợi và tận dụng những tương tác có lợi.

Trong nghiên cứu, có 41 bệnh nhân gặp phải tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng, chiếm tỷ lệ 20,0% ( bảng 3.14). Trong đó có một số tương tác cần phải chú ý:

- Tương tác giữa thuốc ức chế men chuyển và NSAIDS hay gặp nhất là aspirin, 1 số ít là meloxicam , chiếm tỷ lệ 12%. Cơ chế tương tác có thể là do

ức chế sự tổng hợp prostaglandin (trong đó có các prostaglandin bài natri như PEG2 và prostaglandin giãn mạch do đó hiệu quả giãn mạch của một số prostaglandin giảm sút). Tương tác giữa ức chế men chuyển và aspirin chỉ có ý nghĩa khi aspirin được dùng với liều giảm đau chống viêm, còn bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi được sử dụng với mục đích chống kết tập tiểu cầu liều 81mg/ngày nên chưa thấy có dấu hiệu tương tác xảy ra. Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy aspirin có thể làm giảm tính giãn mạch và giảm hiệu quả hạ áp của ức chế men chuyển. Tuy nhiên, có vài tài liệu lại cho rằng với liều thấp aspirin, đặc biệt < 100ng/ngày thì dường như không đáng kể, sự nhạy cảm này phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân [34],[36]. Có 6 tương tác giữa ức chế men chuyển và metformin, chiếm tỷ lệ 3%, cơ chế tương tác chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nó làm giảm tác dụng của metformin dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được đường huyết [34].

Có 4 tương tác giữa nifedipin và metformin, tương tác này làm tăng khả năng hấp thu của metformin, dẫn đến làm tăng nồng độ metformin trong huyết tương làm gia tăng nhiễm toan lactic[34].

Có 5 tương tác giữa nifedipin và rosuvastatin: Cơ chế là do 2 thuốc này cùng đồng thời ức chế CYP 450 3A4, do đó làm tăng HMG- CoA reductase inhibitor ( statin), gây đau cơ, xương khớp, khắc phục bằng cách nên giảm liều rosuvastatin [34].

Có 5 tương tác giữa chẹn bêta giao cảm và insulin: cơ chế có thể do chẹn bêta giao cảm làm che lấp các triệu chứng hạ glucose máu của insulin trong điều trị tiểu đường, điều này có thể dẫn đến hôn mê do hạ glucose máu không có dấu hiệu báo trước.

Có 4 tương tác giữa chen bêta giao cảm và diazepam do thuốc chẹn bêta giao cảm ức chế chuyển hóa diazepam tại gan do đó có thể gây ngộ độc thuốc.

Các tương tác được đánh giá bằng phần mềm đánh giá tương tác online. Tuy nhiên trên thực tế, các bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp và các thuốc điều trị bệnh mắc kèm trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đều được cấp sổ để tự theo dõi huyết áp, các tác dụng phụ tại nhà và được tái khám 1 lần/tháng, làm các xét nghiệm (công thức máu, sinh hóa, theo dõi chức năng thận....) 2 tháng được xét nghiệm lại 1 lần, do đó thầy thuốc có biện pháp thay đổi thuốc kịp thời nên chưa có dấu hiệu lâm sàng sảy ra.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại phòng khám tăng huyết áp bệnh viện c thái nguyên (Trang 55)