- Trong mẫu NC gặp nhiều các bệnh mắc kèm, ngoài RLLPM chiếm tỷ lệ khá cao (56,0%) và ĐTĐ chiếm tỷ lệ (23,0%), các bệnh khác như rối loạn
43 21,5 Chú thích: (-) bêta (chẹn bêta giao cảm), (-) canxi (chẹn kênh canxi).
4.1.2. Tần xuất các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm
Bên cạnh việc dựa vào chỉ số huyết áp thì các bệnh mắc kèm cũng là một căn cứ quan trọng hàng đầu khi chỉ định thuốc điều trị tăng huyết áp,
trong đó bệnh tổn thương cơ quan đích là nhóm bệnh đáng lưu ý nhất vì chúng để lai những hậu quả rất nặng nề. Tăng huyết áp có mối tương quan với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy nhiên, các nguy cơ khác tuổi, hút thuốc lá và tăng cholesteron cũng dẫn đến tăng mạnh nguy cơ bệnh tim mạch với bất cứ mức tăng huyết áp nào. Do đó, nguy cơ tuyệt đối bệnh tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp dao động mạnh trên khoảng 20 lần, tuỳ thuộc vào tuổi, giới tính, mức huyết áp và sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác [1]. Đây cũng chính là cơ sở để thầy thuốc quyết định lựa chọn thuốc thích hợp nhất cho mỗi bệnh nhân, vừa phát huy được tối đa hiệu quả điều trị của thuốc, vừa hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc.
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, (bảng 3.3.) có 139 bệnh nhân có kèm theo các yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ (69,5%), trong đó có từ 1-2 yếu tố nguy cơ là 98 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 49,0%, có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên là 41 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20,5%.
Bảng 3.4. cho thấy tỷ lệ các bệnh mắc kèm như sau: có 112 bệnh nhân bị rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao nhất 56%. Kết quả này cũng cho thấy cùng với sự phát triển của đời sống, chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động…, là sự gia tăng các bệnh về chuyển hoá, tăng nguy cơ tim mạch. Lipid máu bị rối loạn là nguyên nhân chủ yếu gây sơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể gây tử vong [1].
Kế tiếp 46 bệnh nhân bị đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 23%. Đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ tim mạch, bệnh lý mạch vành và đột quỵ.
Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường và rối loạn lipid máu trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi cũng giống với kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Tân Hương ( 80% bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, 23,1% bệnh nhân bị đái tháo đường).
Các bệnh tổn thương cơ quan đích trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi gặp phải như sau:
+ Tim mạch: dày thất trái chiếm tỷ lệ cao nhất (7,5%), bệnh động mạch vành (6,0), suy tim (2,5%),bệnh mạch ngoại vi (6,0%)
+ Thận: suy thận (5,5), protein niệu (4%).
+ Não: tai biến mạch não (6,5%), sa sút trí tụê (1%) + Mắt: xuất huyết võng mạc (0,5%).
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Ngô Trí Diễm (dày thất trái: 16,2%, suy thận: 21%) [7], nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương ( dày thất trái: 35,0%, suy thận 35,0%) [16], nhưng mức độ thấp hơn. Sự khác biệt này có thể là vì đối tượng nghiên cứu của 2 tác giả này là các bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nôi trú có các tổn thương cơ quan đích hoặc khi bệnh nặng có biến chứng của bệnh gây ra họ phải nhập viện để điều trị và theo dõi huyết áp, còn số liệu của chúng tôi là bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú do đó mức độ bệnh nhẹ hơn. Điều này cũng phù hợp bởi theo nghiên cứu của Phùng Thị Tân Hương (đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú): dày thất trái (8,9%), suy thận 5,2% [15].
Ngoài ra còn gặp các bệnh khác như: Bệnh khớp mạn tính (7,5%), rối loạn tuần hoàn não (20,5%), Gout (6,5%).
Theo khuyến cáo của JNC VII (2003) thì bệnh thận mạn tính vừa là yếu tố nguy cơ vừa là tổn thương cơ quan đích. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên các bênh nhân có bệnh thận mạn tính, và bệnh thận mạn tính là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch [30].
Kiểm soát huyết áp có ích lợi làm giảm các biến cố tim mạch: điều tri tăng huyết áp có thể làm giảm đột quỵ 35-40%, nhồi máu cơ tim giảm 20- 25% và suy tim giảm trên 50% [29].