Khảo sát việc phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại phòng khám tăng huyết áp bệnh viện c thái nguyên (Trang 54)

- Trong mẫu NC gặp nhiều các bệnh mắc kèm, ngoài RLLPM chiếm tỷ lệ khá cao (56,0%) và ĐTĐ chiếm tỷ lệ (23,0%), các bệnh khác như rối loạn

43 21,5 Chú thích: (-) bêta (chẹn bêta giao cảm), (-) canxi (chẹn kênh canxi).

4.2.2. Khảo sát việc phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ đơn trị liệu là 33,6%, còn đa trị liệu là 66,4%.

* Phác đồ đơn trị liệu

Nhóm thuốc ức chế men chuyển và nhóm thuốc chẹn kênh canxi được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ trung bình tương ứng là 12,8% và 8,3%. Tiếp theo đến nhóm thuốc ức chế TKTW (6,8%), nhóm thuốc chẹn bêta giao cảm (5,8%) (bảng 3.11).

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm thuốc lợi tiểu không được dùng đơn độc mặc dù xét chung toàn nghiên cứu thì nhóm thuốc này được sử dụng với tỷ lệ cao nhất. Điều này phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp [17], thuốc chỉ dùng trong trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi và nên dùng phối hợp với thuốc khác khi huyết áp nặng thêm. Điều này cũng phù hợp với khuyến cáo của JNC VII [29] và với nghiên cứu của Phùng Thị Tân Hương [15].

* Phác đồ đa trị liệu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.12 cho thấy

- Phác đồ 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao 58,3% trong đó lợi tiểu + ức chế men chuyển chiếm tỷ lệ cao nhất 28,8%, tiếp theo là ức chế men chuyển+ chẹn kênh canxi (9,2%), lợi tiểu + ức chế thần kinh trung ương (5,3%), các kiểu phối hợp khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Phác đồ 3 thuốc chiếm tỷ lệ thấp ( 8,1%), có 3 kiểu phối hợp gặp phải là: ức chế men chuyển + chẹn kênh canxi + lợi tiểu (5,2%), ức chế men

chuyển + ức chế thần kinh trung ương + lợi tiểu (2,0%), chẹn bêta giao cảm + chẹn kênh canxi + lợi tiểu (0,9%).

- Việc sử dụng phác đồ kết hợp này phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế và của JNC VII có 4 kiểu phối hợp được ưa chuộng là: ức chế men chuyển + lợi tiểu, ức chế men chuyển + chẹn kênh canxi, ức chế thụ thể AT1 + lợi tiểu, ức chế thụ thể AT1 + chẹn kênh canxi [17], [29].

* Sự thay đổi phác đồ trong quá trình điều trị.

Xem bảng 3.13 chúng tôi thấy, trong thời gian theo dõi, tỷ lệ thay đổi phác đồ điều trị là 21,5%. Lý do chủ yếu là do huyết áp không được cải thiện nhiều, một số ít trường hợp do tác dụng phụ của thuốc. Điều này cho thấy để tìm được 1 phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả, an toàn, chi phí thấp và thuận tiện sử dụng cho bệnh nhân là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và thầy thuốc.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại phòng khám tăng huyết áp bệnh viện c thái nguyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)