III. Công việc cụ thể của tổ buồng, mối quan hệ của tổ buồng với bộ phận
3. Tác phong, thái độ đối với nhân viên phục vụ buồng
3.1. Trước tiên nó gây được lòng tin cũng như cảm tình đối với khách trong quá trình phục vụ
Là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì công tác kinh doanh trong khách sạn nói chung và của bộ phận buồng nói riêng là một công tác phức tạp. Vì vậy muốn kinh doanh có hiệu quả phải thực sự quan tâm và phục vụ khách chu đáo để khách sạn thực như ngồi nhà thứ hai của khách.
Tác phong, thái độ tốt sẽ có tác dụng tuyên truyền, quảng cáo cho khách sạn, thể hiện được truyền thống mến khách của dân tộc, cũng từ đó đem lại nhiều lợi nhuận cho khách sạn làm cho kinh doanh ngày càng nâng cao uy tín.
Qua thái độ phục vụ văn minh, lịch sự của nhân viên phục vụ buồng sẽ làm cho khách quốc tế hiểu được trình độ văn minh và văn hoá dân tộc người Việt Nam.
3.2. Tác phong, thái độ phục vụ.
- Khi làm việc phải mặc đúng trang phục quy định của khách sạn, trang phục phải sạch sẽ, đầu tóc phải gọn gàng, đi đứng chững chạc, chỉnh tề.
- Thao tác nhanh, đúng quy trình kỹ thuật nhằm phục vụ khách kịp thời trong mọi tình huống để khách không phải chờ lâu.
- Luôn đàng hoàng, chững trạc trong công việc cũng như trong giao tiếp với khách.
- Khi gặp khách phải chào hỏi, khi khách ra về phải chào khách, chúc khách và hẹn gặp lại khách. Không được đùa nghịch trước mặt khách, không đi giữa hai người đang nói chuyện.
- Nói năng phải nhẹ nhàng, nhìn thẳng vào mặt khách, không nhìn trộm, nhìn ngang hay nhìn đi nơi khách khi giao tiếo với khách.
- Phải ân cần, niềm nở, phục vụ khách một cách chu đáo, không được phân biệt hay đối xử giữa các đối tượng khách khác nhau.
- Trong khi làm việc nếu phát hiện hoặc nghi ngờ một vấn đề nào đó phải báo cáo trung thực cho lãnh đạo để giải quyết kịp thời.
- Khi khách nhờ một việc gì đó thì phải hỏi khách rõ ràng, nếu việc đó mà làm được trong phạm vi chức năng của mình thì nhận lời, không được hứa hẹn với khách rồi bỏ đó không làm.
- Đối với khách khó tính phải nhã nhặn, lễ độ, lịch sự, phải xác định mình là người phục vụ để khi giao tiếp làm hài lòng khách.
- Khi làm phòng mà khách vắng mặt thì tất cả đồ đạc của khách để ở đâu thì phải để nguyên ở vị trí đó, không được tự ý di chuyển.
- Phải thấy được quyền lợi của mình, gắn trách nhiệm nghề nghiệp đang làm để tự giác làm việc với chất lượng cao hơn.
- Phải luôn có mặt ở vị trí khi làm việc để đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách, thường xuyên tìm hiểu thị hiếu của khách, phải có trí nhớ tốt để tránh nhầm lẫn.
Ngoài ra phải tích cực học tập trau dồi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ học hỏi từ mọi cái, luôn tiếp thu ý kiến của khách để từ đó nghề nghiệp được vững vàng hơn.