Caûm bieán tuùi khí tröôùc: (Chæ moät soá kieåu xe)

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống điện tử trên ô tô hiện đại hệ thống điện thân xe điều khiển tự động trên ô tô phần 2 PGS TS đỗ văn dũng (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 64)

Cảm biến túi khí trước được lắp bên trong của hai sườn trước (tùy theo loại xe). Bộ cảm biến này là loại cơ khí. Khi cảm biến phát hiện lực giảm tốc vượt quá giới hạn nhất định cho xe bị đâm từ phía trước, các tiếp điểm trong cảm biến chạm vào nhau, gửi một tín hiệu đến bộ cảm biến túi khí trung tâm. Cảm biến này không thể tháo rời ra.

Hệ thống túi khí SRS không có cảm biến túi khí trước được sử dụng phổ biến trong các kiểu xe hiện nay.

Chú ý: Cảm biến túi khí trước không thể dùng lại được khi túi khí đã bị nổ. Đó là bởi vì có một dòng điện lớn chạy qua tiếp điểm khi túi khí nổ, làm ăn mòn bề mặt tiếp xúc của tiếp điểm, kết qủa là có thể tạo ra điện trở rất lớn.

Cấu tạo:

Bộ cảm biến bao gồm vỏ, rôto lệch tâm, khối lượng lệch tâm, tiếp điểm cố định và tiếp điểm quay. Một điện trở được lắp bên ngoài của bộ cảm biến. Nó được dùng để chẩn đoán hở mạch hay ngắn mạch trong mạch cảm biến túi khí trước.

Hình 6.11: Cấu tạo của cảm biến túi khí trước

Hoạt động:

Thông thường, rô to lệch tâm ở trạng thái như hình vẽ dưới (ở trạng thái bình thường) do lưc của lò xo lá. Do vậy tiếp điểm cố định và tiếp điểm quay không tiếp xúc nhau. Khi có tai nạn, và nếu mức độ giảm tốc tác dụng lên khối lượng lệch tâm vượt quá một giá trị xác định, khối lượng

lệch tâm, rô to lệch tâm và tiếp điểm quay sẽ quay sang bên trái, tạo nên trạng thái như trong hình dưới (trạng thái kích hoạt). Nó làm cho tiếp điểm quay tiếp xúc với tiếp điểm cố định và cảm biến túi khí được bật.

Hình 6.12: Sơ đồ hoạt động của cảm biến túi khí trước d. Cáp xoắn

Cáp xoắn được dùng để nối điện từ phía thân xe (cố định) đến vành tay lái (chuyển động quay).

Cáp xoắn được cấu tạo từ ôtô, vỏ, cáp, cam hủy …

Vỏ được lắp trong cụm công tắc tổng. Rôto quay cùng với vành tay lái. Cáp có chiều dài 4,8 m và được đặt bên trong vỏ sao cho nó bị chùng. Một đầu của cáp được gắn vào vỏ, còn đầu kia gắn vào rôto.

Khi vành tay lái quay sang phải hay trái, nó có thể quay được chỉ bằng độ chùng của cáp (2 và ½ vòng).

Hình 6.13: Cấu tạo cáp xoắn

Bộ công tắc

Trục lái chính Cáp Phần quay Cam huỷ Giắc nối đến ngòi nổ Vỏ

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống điện tử trên ô tô hiện đại hệ thống điện thân xe điều khiển tự động trên ô tô phần 2 PGS TS đỗ văn dũng (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)