Boä caûm bieán tuùi khí trung taâm

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống điện tử trên ô tô hiện đại hệ thống điện thân xe điều khiển tự động trên ô tô phần 2 PGS TS đỗ văn dũng (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 61)

Bộ cảm biến túi khí trung tâm được lắp trên sàn xe. Nó bao gồm cảm biến túi khí trung tâm, cảm biến dự phòng mạch chẩn đoán …

Nó nhận các tín hiệu từ các cảm biến túi khí, đánh giá xem có cần kích hoạt túi khí hay không và chẩn đoán hư hỏng trong hệ thống

Cảm biến được gọi là “cảm biến túi khí trung tâm” khi trong xe có lắp cảm biến túi khí trước và được gọi là “Cảm biến túi khí” khi không có cảm biến túi khí trước.

*1 : Cho túi khí hành khách trước

*2 : Cho cảm biến túi khí trung tâm loại cơ khí *3 : Cho bộ căng đai khẩn cấp loại điện tử *4 : Cho một số kiểu xe

Hình 6.8: Sơ đồ mạch điện của cảm biến túi khí trung tâm

- Cảm biến dự phòng, ngòi nổ và cảm biến túi khí trung tâm được mắc nối tiếp .

- Cảm biến túi khí trước và cảm biến túi khí trung tâm được mắc song song. - (Chỉ một số xe có)

- Các ngòi nổ được mắc song song. Mạch nguồn dự phòng Cảm biến dựphòng Mạch bộ nhớ RAM EEPROM Cảm biến túi khí giữa Mạch chẩn đoán

Mạch dẫn động và điều khiển kích nổ

Cảm biến túi khí trung tâm Bộ cảm biến túi khí trung tâm

Cáp xoắn Ngòi nổ

Ngòi nổ Ngòi nổ *1

Các cảm biến túi khí trước Giắc kiểm tra

TDCL L Đèn báo

SRS Công tắc máy Công tắc máy

Cảm biến túi khí trung tâm:

Có hai loại cảm biến túi khí trung tâm: loại bán dẫn dùng thước thẳng và loại cơ khí.

Loại bán dẫn:

- Trong loại bán dẫn, cảm biến này phát hiện mức độ giảm tốc. Một mạch điều khiển kích nổ và dẫn động đánh giá xem có cần kích hoạt túi khí hay không và kích hoạt túi khí dựa trên tín hiệu của cảm biến túi khí trung tâm.

Hình 6.9: Cảm biến túi khí trung tâm loại bán dẫn

Cảm biến loại bán dẫn bao gồm một thước thẳng và một mạch tích hợp. Cảm biến này đo và chuyển đổi lực giảm tốc thành tín hiệu điện. Điện áp tín hiệu phát ra thay đổi tuyến tính theo mức độ giảm tốc. Tín hiệu này sau đó được gửi đến mạch điều khiển kích nổ và được dùng để đánh giá xem có cần kích hoạt túi khí hay không.

Loại cơ khí:

Đối với loại cơ khí, cảm biến này kích hoạt túi khí bằng cách phát hiện mức độ giảm tốc.

Các tiếp điểm của cảm biến tiếp xúc và kích hoạt túi khí khi cảm biến chịu một lực giảm tốc lớn hơn mức xác định do bị đâm từ phía trước.

Cảm biến dự phòng:

Có một số loại cảm biến dự phòng, như loại cơ khí có các tiếp điểm đóng bằng vật nặng, loại công tắc thủy ngân… loại cảm biến này được chế tạo sao cho túi khí không bị kích hoạt nhầm khi không cần thiết. Cảm biến này bị kích hoạt bởi lực giảm tốc nhỏ hơn một chút so với lực kích hoạt túi khí.

Vật nặng Lực giảm tốc

Phía trước

Thước thẳng

Mạch tích hợp

Hình 6.10: Cấu tạo của cảm biến dự phòng

Mạch dẫn động và điều khiển kích nổ: (Cho cảm biến túi khí trung tâm loại bán dẫn).

Mạch dẫn động và điều khiển kích nổ tính toán tín hiệu từ cảm biến túi khí trung tâm. Nếu giá trị tính toán được lớn hơn một giá trị nhất định, nó kích hoạt ngòi nổ và làm nổ túi khí.

Nguồn dự phòng:

Nguồn dự phòng bao gồm một tụ điện dự phòng và một bộ chuyển đổi DC – DC. Trong trường hợp hệ thống nguồn bị hỏng do tai nạn, tụ dự phòng sẽ phóng điện và cấp nguồn cho hệ thống. Bộ chuyển đổi DC – DC là một bộ truyền tăng cường dòng khi điện áp ắc qui thấp hơn mức nhất định.

Mạch chẩn đoán:

Mạch này liên tục chẩn đoán hệ thống để tìm ra hư hỏng. Khi phát hiện thấy hư hỏng, nó bật sáng đèn báo túi khí để báo cho lái xe.

Mạch nhớ:

Khi mạch chẩn đoán phát hiện tháy có hư hỏng, nó đánh mã và lưu vào mạch nhớ này. Sau đó có thể đọc được các mã này để xác định vị trí của hư hỏng nhằm khắc phục sự cố nhanh hơn. Tùy theo kiểu xe, mạch nhớ này hoạt là loại bị xóa khi mất nguồn điện hoặc là loại vẫn lưu lại được thậm chí khi ngắt nguồn điện.

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống điện tử trên ô tô hiện đại hệ thống điện thân xe điều khiển tự động trên ô tô phần 2 PGS TS đỗ văn dũng (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)